Marketing gắn liền một các chặt chẽ với hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Ngày nay, dưới áp lược ngày càng tăng lên một cách mạnh mẽ của cạnh tranh, trong điều kiện của một nền kinh tế dư thừa hàng hóa, khả năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn, phức tạp hơn, độ rủi ro trong sản xuất, kinh doanh ngày càng lớn hơn. Để tìm kiếm khả năng tốt hơn, chắc chắn hơn và hạn chế rủi ro đến mức cao nhất, các doanh ngiệp cần phải nhận thức được điểm mạnh và
điểm yếu của Marketing khi ứng dụng nó trong kinh doanh, nhằm tìm ra những khả năng tiêu thụ sản phẩm hội tụ đủ những yếu tố mạnh nhất về tiềm năng của doanh nghiệp và những yếu tố hỗ trợ mạnh nhất của thị trường để doanh nghiệp tập trung khai thác, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu lợi nhuận và mục tiêu phát triển doanh nghiệp. Dựa vào tiềm năng của mình, những mặt mạnh và mặt yếu công ty cần xây dựng chiến lược nhằm phù hợp với khả năng của mình với một số biện pháp Marketing được ứng dụng.
Qua phân tích thấy một số điểm yếu nhất của công ty, ảnh hưởng không nhỏ đến sức tiêu thụ sản phẩm là: Công ty chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác này trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Chính vì vậy trong thời gian tới công ty cần sớm thành lập phòng Marketing, nghiên cứu và sử dụng tốt các công cụ của chính sách của Marketing vào công tác tiêu thụ để kích thích với những khắt khe của thị trường nhằm nâng cao hơn nữa sản lượng tiêu thụ của công ty. Muốn vậy công ty phải xác định rõ nội dung của từng chính sách và công cụ, mục đích của việc áp dụng chính sách đó rồi lựa chọn công cụ Marketting cho phù hợp, sau đó sắp xếp thành hệ thống trình tự áp dụng có tính Logic mang lại hiệu quả cao.
Công tác nghiên cứu thị trường chưa được tiến hành do tính chất gia công cho nước ngoài của công ty. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị trường để có những chính sách thích hợp, xác lập chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Công ty phải luôn dự báo, dự đoán thị trường cùng với việc tiếp cận trực tiếp với khách hàng để khảo sát phân tích, đánh giá thị trường đúng đắn nhằm giữ được ổn định, không ngừng tạo khả năng phát triển thị trường, nhất là khi doanh nghiệp tiến tới thị trường trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó thì công ty cũng cần phải tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm.