Tình hình thu hút vốn theo cơ cấu ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh điện biên thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA tập trung chủ yếu vào một số ngành lĩnh vực mà tỉnh Điện Biên có nhu cầu cấp thiết như Nông nghiệp và PTNN, xóa đói giảm nghèo, Phát triển đô thị, Y tế, Môi trường,…Đây đều là những lĩnh vực này rất cần thiết để tỉnh Điện Biên xây dựng được cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản, phục vụ cho phát triển kinh tế và đời sống của người dân trong tỉnh.

Bảng 2.3. Tình hình thu hút vốn ODA theo cơ cấu ngành, lĩnh vực giai đoạn 2016-2020

Ngành/Lĩnh vực

Giá trị vốn đã ký kết/được cam kết tài trợ giai đoạn 2016-2020

(triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp và PTNT, xóa

đói giảm nghèo 681.400 29,4

Phát triển đô thị 536.805 23,17

Y tế 298.180 12,87

Môi trường 286.062 12,35

Giao thông vận tải 285.242 12,31

29

Giáo dục và Đào tạo 108.175 4,8

Tổng số 2.315.863 100,00

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên) Nông nghiệp và PTNT, xóa đói giảm nghèo: Đối với một tỉnh biên giới còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo vẫn ở mức cao thì nông nghiệp và PTNT, xóa đói giảm nghèo là lĩnh vực được ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA. Trong đó, số vốn đã ký kết dành cho lĩnh vực này là 681.400 triệu đồng chiếm 29,4% tổng vốn ODA tỉnh Điện Biên đã ký kết. Quy mô của các chương trình và dự án thuộc lĩnh vực này rất đa dạng với những dự án có thời gian hoạt động dài và quy mô lớn như: Dự án hạ tầng nông thôn vùng rừng đầu nguồn Tây Bắc sử dụng quỹ của Chính phủ Nhật Bản (Quỹ đối tác 2KR); Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc giai đoạn 2 tỉnh Điện Biên;…

Phát triển đô thị: Đây là lĩnh vực thu hút được ODA đứng thứ 2 với 536.805 triệu đồng chiếm 23,17%. Với những chương trình, dự án thuộc lĩnh vực này đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra trên địa bàn tỉnh. Nổi bật trong đó là: Chương trình Đô thị miền núi phía Bắc; Dự án Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ; Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Điện Biên giai đoạn 2014-2020; Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn vay vốn ngân hàng Thế giới giai đoạn 2016-2020;...

Y tế: Đây cũng là một lĩnh vực được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm phát triển. Số vốn ODA đã thu hút được vào y tế là 298.180 triệu đồng chiếm 12,87%. Phần lớn các dự án trong lĩnh vực y tế đều do Quỹ toàn cầu phòng chống Lao, HIV, Sốt rét tài trợ với 4 dự án: Dự án phòng chống HIV/AIDS; Dự án “Tăng cường phòng chống sốt rét (PCSR) dựa vào cộng đồng tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao, nâng cao năng lực và tính bền vững của chương trình PCSR Quốc gia giai đoạn 2016-2017”; Dự án "Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin giai đoạn 2018-2020"; Dự án Hỗ trợ hệ thống y tế. Bên cạnh đó còn có 2 dự án do các nhà tài trợ khác tài trợ là: Dự án An ninh y tế khu vực Mê Công mở rộng; Dự án "Nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê công mở rộng" tỉnh Điện Biên.

Môi trường: Lĩnh vực này thu hút được 286.062 triệu đồng chiếm 12,35% tổng vốn ODA toàn tỉnh thu hút được. Các chương trình, dự án đã góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, xử lý nguồn nước, rác thải của tỉnh và xử lý

30

chất thải của bệnh viện tỉnh. Tiêu biểu có các dự án: Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện tỉnh Điện Biên; Dự án Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nươc thải thành phố Điện Biên Phủ.

Giao thông vận tải: Đây cũng là một lĩnh vực thu hút được nhiều ODA với 285.242 triệu đồng chiếm 12,31% tổng vốn ODA toàn tỉnh. Sở dĩ lĩnh vực này thu hút được nhiều ODA là do Điện Biên là tỉnh biên giới địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng giao thông còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy cần thu hút nhiều ODA để phát triển hệ thống giao thông, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển đồng thời đảm bảo an ninh trật tự.

Năng lượng: Lĩnh vực này chiếm 5,1% tổng vốn ODA của tỉnh và quy mô đầu tư còn nhỏ, chủ yếu là các dự án cung cấp điện cho vùng nông thôn. Tiêu biểu trong lĩnh vực này là: Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Điện Biên giai đoạn 2014-2020.

Giáo dục và Đào tạo: Chiếm 4,8% tổng vốn ODA với 108.175 triệu đồng. Các dự án thuộc lĩnh vực này đã góp phần cải thiện cơ sở vật chất giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục từ đó góp phần nâng cao dân trí và nguồn nhân lực của tỉnh. Bên cạnh đó còn giúp đỡ đào tạo nguồn lực chất lượng cao. Tiêu biểu có: Dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPEP); Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2;…

Như vậy, nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên, nhất là nông nghiệp và PTNN, xóa đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường, y tế, giáo dục. Tuy nhiên ODA không chỉ là khoản cho vay, đi kèm với nó là các điều kiện ràng buộc về chính trị, kinh tế. Sẽ để lại gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau hoặc phải chịu sự chi phối của các nước ngoài nếu không biết cách quản lý và sử dụng ODA. Trong bối cảnh mới hiện nay, nguồn và phương thức viện trợ ODA có nhiều thay đổi, đòi hỏi tỉnh cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh điện biên thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)