Quy trình quản lý và sử dụng vốn ODA

Một phần của tài liệu Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh điện biên thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 43)

Đối với việc quản lý sử dụng vốn ODA tại tỉnh Điện Biên sẽ được thực hiện trình tự, thủ tục dựa trên Nghị định số 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài bao gồm các bước:

33

a) Lập, lựa chọn, phê duyệt Đề xuất chương trình, dự án;

b) Thông báo chính thức cho nhà tài trợ nước ngoài về Đề xuất chương trình, dự án được phê duyệt;

c) Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án;

d) Thông báo chính thức cho nhà tài trợ nước ngoài về quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án và đề nghị xem xét tài trợ;

đ) Lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án;

e) Tùy thuộc quy định của nhà tài trợ, thực hiện một trong các thủ tục sau: Ký kết điều ước quốc tế; ký thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi; ký văn bản trao đổi về dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại;

g) Quản lý thực hiện và quản lý tài chính; h) Hoàn thành, chuyển giao kết quả.

Để tóm tắt quy trình trên có sơ đồ như sau:

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình quản lý và sử dụng vốn vay ODA

(Nguồn: Nghị định 56/2020/NĐ-CP)

Bước 1: Lập, lựa chọn, thẩm định, quyết định đầu tư dự án

Việc lập kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025 được thực hiện theo các quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Ngân sách nhà nước, bám sát dự kiến trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV về các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

34

2021-2025 (trong đó có các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ chủ yếu về tài chính, ngân sách, đầu tư); tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn nước ngoài nguồn NSTW giai đoạn 2016-2020.

Đối với việc lựa chọn, phê duyệt các đề xuất dự án cần đảm bảo dự án phải phục vụ, nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030, bám sát hướng dẫn tại Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng phù hợp với lĩnh vực ưu tiên quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý, sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, đảm bảo các nguyên tắc như sau: Chính phủ và Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 25/5/2020 của UBND tỉnh Điện Biên về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

- Vốn ODA được ưu tiên sử dụng để thực hiện chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường năng lực; hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế; phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; an sinh xã hội;

- Phù hợp với khung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của địa phương, đảm bảo an toàn nợ công và nợ chính quyền địa phương.

Sau khi dự án được phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành thẩm định nhà tài trợ cũng như địa phương tiếp nhận dự án đầu tư. Thời gian thẩm định văn kiện chương trình, dự án tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:

- Đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu: không quá 90 ngày.

- Đối với dự án đầu tư nhóm A: không quá 40 ngày. Đối với dự án đầu tư nhóm B: không quá 30 ngày. Đối với dự án đầu tư nhóm C, dự án hỗ trợ kỹ thuật và chương trình, dự án khác: không quá 20 ngày.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của cơ quan, đơn vị được giao thẩm định, cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt văn kiện chương trình, dự án và quyết định đầu tư chương trình, dự án.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành quyết định đầu tư chương trình, dự án, cơ quan chủ quản thông báo cho nhà tài trợ nước ngoài và chủ dự án về quyết định đầu tư chương trình, dự án, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan Quyết định đầu tư chương trình, dự án (bản gốc hoặc bản sao có công chứng) kèm theo văn kiện

35

chương trình, dự án đã được phê duyệt có đóng dấu giáp lai của cơ quan chủ quản để giám sát và phối hợp thực hiện.

Quyết định đầu tư do cấp có thẩm quyền ban hành để phê duyệt văn kiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi bao gồm các nội dung:

- Tên chương trình, dự án;

- Tên nhà tài trợ và đồng tài trợ nước ngoài (nếu có);

- Cơ quan chủ quản và chủ dự án, Tổ chức tư vấn lập chương trình, dự án (nếu có);

- Mục tiêu và kết quả chính; - Quy mô đầu tư;

- Thời gian thực hiện chương trình, dự án; - Địa điểm thực hiện chương trình, dự án;

- Thiết kế công nghệ (nếu có) và quy chuẩn kỹ thuật;

- Tổng mức đầu tư và phân bổ mức đầu tư (bao gồm vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn đối ứng) theo từng nguồn vốn, hạng mục chủ yếu và theo tiến độ thực hiện (theo năm);

- Cơ chế tài chính trong nước, phương thức tài trợ và phương thức cho vay lại; - Hình thức tổ chức quản lý chương trình, dự án;

- Các hoạt động thực hiện trước (nếu có).

Bước 2: Thông báo chính thức cho nhà tài trợ

Sau khi đề xuất dự án được lựa chọn và phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ có thông báo chính thức gửi cho nhà tài trợ.

Bước 3: Tùy thuộc quy định của nhà tài trợ, ký kết và thực hiện một số thủ tục

Tùy thuộc vào từng quy định của nhà tài trợ sẽ tiến hành ký kết và thực hiện một số thủ tục như: Ký kết điều ước quốc tế; ký thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi; ký văn bản trao đổi về dự án đầu tư sử dụng vốn ODA không hoàn lại.

Bước 4: Quản lý thực hiện và quản lý tài chính

Các dự án sau khi được ký kết và đưa vào triển khai thực hiện sẽ được kiểm tra, giám sát tình hình thường xuyên theo kế hoạch, đồng thời lồng ghép với các

36

đợt kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án khác trên địa bàn để kịp thời đôn đốc, xử lý các khó khăn, vướng mắc. Các báo cáo về tiến độ thực hiện dự án thực hiện đầy đủ các báo cáo định kỳ theo quy định và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của các Bộ, ngành trung ương đảm báo chất lượng và thời gian theo quy định.

Việc quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc Chương trình do địa phương quản lý: Các dự án được triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy trình đầu tư hiện hành, công tác nghiệm thu đảm bảo chất lượng, tiến độ kịp thời thanh toán vốn cho nhà thầu. Các dự án hoàn thành được bàn giao cho các đơn vị quản lý, sử dụng.

Bước 5: Hoàn thành và chuyển giao kết quả

Sau khi thi công hoàn thành, công trình được bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành khai thác, sử dụng. Hàng năm đơn vị quản lý sẽ rà soát, đánh giá hiện trạng công trình, trường hợp bị hư hỏng sẽ đề xuất bố trí các nguồn vốn để duy tu, bảo dưỡng đảm bảo công trình phát huy hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh điện biên thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)