giai đoạn 2016-2020
Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng, nguồn vốn ODA mà Điện Biên thu hút về tỉnh từ Trung ương xuống cũng như phía các nhà tài trợ ngày càng gia tăng. Nguồn vốn ODA mà tỉnh nhận được đều tăng dần qua các năm từ 2016-2020. Qua đó cho thấy, tỉnh được các cấp chính quyền Trung ương, quan tâm, ưu tiên phân bổ vốn ODA để giúp các địa phương phát triển kinh tế - xã hội.
50
Trung bình hàng năm ODA đóng góp trong tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh là 2,9%, với con số như vậy có thể được coi là nhỏ nhưng thực sự góp phần rất lớn vào sự nghiệp nâng cao đời sống, sức khỏe của người dân và trình độ dân trí để đáp ứng tốt nhất cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh trong giai đoạn tới.
Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Điện Biên đã thu hút được 23 Chương trình, dự án với tổng mức đầu tư 2.315.863 triệu đồng đến từ 8 nhà tài trợ song phương và đa phương. Hầu hết tất cả các lĩnh vực đều được cam kết hỗ trợ vốn ODA, trong đó các lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn vốn ODA nhất đó là Nông nghiệp và PTNN, xóa đói giảm nghèo, phát triển đô thị, y tế và môi trường.
Nguồn vốn ODA đã giúp tỉnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ đó góp phần quan trọng trong việc nâng cấp, cải thiện và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên. ODA được tập trung rất cao để nâng cấp, xây dựng mới hàng loạt các dự án quy mô lớn trong các lĩnh vực giao thông, điện, thủy lợi, cấp thoát nước. Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng nâng cấp theo hướng đa mục tiêu góp phần tưới tiêu cho 29.190ha đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, rau màu. 100% xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia đến trung tâm, tỷ lệ hộ được sử dụng lưới điện quốc gia tăng từ 83,4% năm 2015 lên 92% năm 2020. Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch ở cả thành thị và nông thôn đều tăng qua từng năm.
Thu hút ODA chiếm tỷ trọng lớn trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT, xóa đói giảm nghèo, phát triển đô thị, giao thông vận tải. Đây là những ngành giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế của tỉnh Điện Biên bởi cơ cấu nền kinh tế Điện Biên mặc dù đang chuyển đổi tích cực nhưng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Với sự đầu tư vào nông nghiệp đã giúp tỉnh cơ cấu lại sản xuất nông, lâm nghệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, trọng tâm là tổ chức lại sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ từ đó hỗ trợ thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Phát triển đô thị và giao thông vận tải giúp khắc phục các khó khăn về địa hình, thu hẹp khoảng cách giữa Điện Biên và các địa phương khác trên cả nước.
Khi thực hiện các dự án về phát triển đô thị giao thông vận tải đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và y tế cũng góp phần phát triển nguồn nhân lực. Bằng chứng là tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 tăng 13,23% so với năm 2015. Các chương trình, dự án này cũng đã thu hút một số lượng lớn lao động trực tiếp tham gia quản lý và thực hiện. Trong quá trình thực hiện người lao động được nâng cao trình độ tay nghề, tiếp thu kĩ năng, công nghệ, kinh nghiệm quản lý nguồn vốn ODA.
51
Thông qua các dự án ODA dành cho y tế mà sức khỏe cộng đồng người dân của tỉnh được chú trọng hơn, tỷ lệ người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế được nâng cao. Trong giai đoạn 20016-2020, trên địa bàn Điện Biên có một số dự án lớn thuộc ngành y tế như: Chương trình hỗ trợ chính sách ngành y tế do EU tài trợ, Dự án Hỗ trợ hệ thống y tế do Quỹ toàn cầu phòng chống Lao, HIV, Sốt rét tài trợ, Dự án phát triển trẻ thơ toàn diện tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2017 - 2021 do UNICEF tài trợ. Tính đến hết năm 2020, phần lớn các chương trình, dự án thuộc ngành y tế đều đã hoàn thành, còn một số dự án/chương trình vẫn đang trong giai đoạn thực hiện, khi hoàn sẽ đóng góp rất nhiều vào sự phát triển cơ sở hạ tầng y tế, sức khỏe người dân được chăm sóc nhiều hơn đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ y tế của tỉnh Điện Biên.