Thực trạng sử dụng vốn ODA tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh điện biên thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 47)

Trong thời gian từ năm 2016 – 2020, cùng với sự gia tăng của mức ODA cam kết và mức giải ngân cũng tăng dần qua các năm, tỷ lệ giải ngân vốn so với số vốn cam kết đạt mức khá. Để biết rõ hơn mức giải ngân tại Điện Biên trong giai đoạn này, chúng ta cùng xem bảng dưới đây.

Bảng 2.5. Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn ODA tại Điện Biên giai đoạn 2016-2020

Năm

Kế hoạch vốn Vốn giải ngân

Tỷ lệ (%) Tổng (Triệu đồng) ODA (Triệu đồng) Vốn đối ứng (Triệu đồng) Tổng (Triệu đồng) ODA (Triệu đồng) Vốn đối ứng (Triệu đồng) NSTW NSĐP NSTW NSĐP 2016 323.392 238.248 36.260 48.884 306.717 223.705 36.140 46.872 94,84 2017 460.239 332.290 63.939 64.010 321.908 229.118 33.144 59.646 69,94 2018 473.905 383.731 56.539 33.635 384.060 292.776 72.028 19.256 81,04 2019 446.565 329.381 65.457 51.727 408.989 295.366 57.487 56.136 91,58 2020 538.364 445.514 64.244 28.606 314.100 223.000 31.002 60.098 58,34 Tổng 2.242.465 1.729.164 286.439 226.862 1.735.774 1.263.965 229.801 242.008 77,4

37

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên)

Tổng vốn giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA từ 2016 – 2020 đạt 1.735.774 triệu đồng, trong đó giải ngân vốn đối ứng đạt 471.809 triệu đồng, chiếm 27,18% tổng vốn giải ngân và giải ngân vốn ODA đạt 1.263.965 triệu đồng, chiếm 72,82% tổng vốn giải ngân. Lượng vốn ODA giải ngân đó cũng chiếm 54,58% trong tổng vốn ODA ký kết. Mức giải ngân giai đoạn từ 2016-2020 đều ở mức khá đến cao (từ 69,94% - 94,84%). Cả giai đoạn tỷ lệ giải ngân đạt mức khá cao 77,4%. Duy chỉ có năm 2020 mức giải ngân thấp (58,34%) do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Để đảm bảo tiến độ thực hiện và giải ngân của các chương trình, dự án thì lượng vốn đối ứng được giải ngân cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong giai đoạn 2016-2020, tổng vốn đối ứng trong nước được giải ngân tại tỉnh Điện Biên đạt 471.809 triệu đồng, chiếm 27,18% tổng vốn giải ngân và chiếm 91,91% tổng vốn đối ứng cam kết. Với tỷ lệ giải ngân vốn đối ứng cao như vậy đã góp phần không nhỏ vào sự thành công chung của các dự án có vốn đầu tư ODA tại tỉnh Điện Biên.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức ODA giải ngân tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp so với mức cam kết, khoảng cách giữa hai mức này cho thấy năng lực xây dựng và quản lý chương trình dự án còn nhiều bất cập. Tuy nhiên ODA là nguồn vốn đầu tư phát triển, tức là cần có thời gian cần thiết từ khâu cam kết cho đến khi xây dựng, phê duyệt thực hiện dự án. Khi dự án được thực hiện mới có thể xem xét việc chi tiêu trên thực tế và tiến hành giải ngân. Cũng như các mô hình cung cấp ODA, các quy trình thủ tục ODA của các nhà tài trợ không giống nhau.

Để các khoản đầu tư có giá trị, được sử dụng hợp lý vào các chương trình, dự án thì việc giải ngân đóng vai trò quan trọng. Tỉnh Điện Biên đã tập trung sử dụng vốn ODA cho những chương trình, dự án quan trọng, có hiệu quả ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để thấy rõ hơn về điều này, ta hãy xem xét tình hình giải ngân của các dự án sử dụng vốn ODA của tỉnh Điện Biên theo nhà tài trợ và theo ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 2016-2020.

Bảng 2.6. Tình hình giải ngân vốn ODA theo nhà tài trợ giai đoạn 2016-2020 STT Nhà tài trợ Vốn ODA ký kết (Triệu đồng) Vốn ODA giải ngân (Triệu đồng) Tỷ lệ giải ngân (%) I Song phương 518.896 257.577 49,64 1 Phần Lan 264.708 115.687 43,7

38 2 EU 222.138 124.158 55,89 3 Nhật Bản 32.050 17.732 55,33 II Đa phương 1.796.967 906.388 50,44 1 Ngân hàng thế giới (WB) 1.221.438 682.132 55,84 2 Quỹ Kuwait 285.242 51.096 17,91 3 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) 115.208 104.214 90,46 4

Quỹ toàn cầu phòng chống Lao, HIV, Sốt

rét

92.887 40.090 43,16

5

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF)

82.192 28.856 35,11

Tổng 2.315.863 1.263.965 54,58

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên)

Nhìn chung, tình hình giải ngân ODA của các nhà tài trợ đều ở mức khá (từ khoảng 43% - 56%). Ngân hàng phát triển Châu Á là nhà tài trợ có tỷ lệ giải ngân cao nhất (90,46%) do số vốn ODA ký kết thấp nên việc giải ngân dễ dàng hơn. Bên cạnh đó ADB tài trợ 5 dự án thì 4 trong số đó đã hoàn thiện đi vào sử dụng trong giai đoạn này. Tỷ lệ giải ngân của WB, EU và Nhật Bản cũng khá cao (55,84%). Quỹ Kuwait có tỷ lệ giải ngân thấp nhất (17,91%) do tại thời điểm đó dự án đang điều chỉnh Tổng mức đầu tư và cơ cấu hiệp định.

Quá trình giải ngân vốn ODA nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khác biệt về quy trình, thủ tục giữa nước tiếp nhận vốn ODA và các nhà tài trợ. Do vốn đối ứng không được bố trí đầy đủ, kịp thời, công tác giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn. Bên cạnh đó vì Điện Biên là một tỉnh miền núi nghèo do vậy nguồn vốn ODA của tỉnh còn phụ thuộc nhiều vào việc quản lý của Trung ương, do đó việc giải ngân vốn ODA cho các dự án cũng sẽ bị ảnh hưởng ở phía Nhà nước và các nhà tài trợ.

39

Bảng 2.7. Tình hình giải ngân vốn ODA theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2016-2002

Ngành, lĩnh vực Vốn ODA ký kết (Triệu đồng)

Vốn ODA giải ngân (Triệu đồng) Tỷ lệ giải ngân (%) Nông nghiệp và PTNT, xóa đói giảm nghèo 681.400 356.353 52,29 Phát triển đô thị 536.805 350.896 65,36 Y tế 298.180 190.661 63,94 Môi trường 286.062 136.386 47,67 Giao thông vận tải 285.242 51.096 17,91 Năng lượng 120.000 80.041 66,7 Giáo dục và Đào tạo 108.175 98.532 91,1 Tổng số 2.315.863 1.263.965 54,58

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên)

Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có mức giải ngân cao nhất (91,1%) do trong lĩnh vực này 100% là vốn viện trợ không hoàn lại, các chương trình, dự án có mức đầu tư thấp nên tỷ lệ giải ngân cao. Nguồn vốn ODA trong lĩnh vực này chủ yếu dùng để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trường học.

Lĩnh vực Năng lượng có tỷ lệ giải ngân khá cao (66,7%) do có giá trị vốn ODA ký kết thấp nên khả năng giải ngân dễ dàng hơn tuy nhiên chưa đạt mức cao như kỳ vọng bởi “Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Điện Biên giai đoạn 2014-2020 (Tiểu dự án cấp điện nông thông từ lưới điện quốc gia tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2018-2020 - EU tài trợ)” gặp khó khăn trong việc thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Lĩnh vực Y tế có lượng vốn ODA giải ngân là 190.661 triệu đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 63,94%. Với thực trạng y tế của tỉnh hiện nay, vấn đề vệ sinh và sức khỏe ở các vùng sâu vùng xa còn ít được chú trọng, phương tiện y tế còn thiếu, trình độ y tế còn yếu và ít có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó Điện Biên là

40

tỉnh trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS tình hình lây nhiễm HIV trên địa bàn vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, số người nhiễm mới được phát hiện hàng năm vẫn còn. Bên cạnh đó do khó khăn đặc thù: địa hình, điều kiện sống, nhận thức hạn chế và đặc biệt là tệ nạn nghiện các chất ma túy diễn biến phức tạp, khiến công tác phòng chống HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn. Tình trạng lây nhiễm HIV diễn biến phức tạp, có xu hướng lan rộng trên các huyện vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy các dự án như Dự án “Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê công mở rộng” tỉnh Điện Biên, dự án “Giáo dục và Đào tạo nhân lực Y tế phục vụ cải cách hệ thống Y tế "HPET"” được giải ngân từ các nhà tài trợ không chỉ góp phần nâng cao nhận thức về sức khỏe cho người dân, mang lại cơ hội cho người dân được khám chữa bệnh mà còn cải thiện phần nào cơ sở hạ tầng y tế cũng như trình độ y, bác sĩ ở tỉnh.

Lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT, xóa đói giảm nghèo mặc dù có số lượng dự án và mức đầu tư khá lớn, bên cạnh đó có nhiều dự án do vướng mắc về quy trình thủ tục giải phóng mặt bằng xong tỷ lệ giải ngân vẫn đạt mức khá 52,29%. Tương tự là lĩnh vực Phát triển đô thị với tỷ lệ giải ngân là 66,7%. Ngoài ra, nguyên nhân tỷ lệ giải ngân ở hai lĩnh vực này chỉ đạt mức khá là do thời gian thực hiện các chương trình, dự án kéo dài và phải chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025. Các chương trình, dự án thuộc hai lĩnh vực Nông nghiệp và PTNN, xóa đói giảm nghèo và Phát triển đô thị đóng một vai trò rất quan trọng trong công cuộc giúp xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Điện Biên. (Ví dụ như “Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc giai đoạn 2, tỉnh Điện Biên”). Bên cạnh đó, cùng với việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nhiều chương trình, dự án như “Chương trình 135”, “Chương trình đô thị miền núi phía Bắc – thành phố Điện Biên Phủ”, đã tạo điều kiện cho tỉnh Điện Biên xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, người dân trong tỉnh có vốn kiến thức để phát triển sản xuất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân trong tỉnh.

Lĩnh vực Giao thông vận tải tỷ lệ giải ngân thấp nhất (chỉ 17,91%) là do dự án được tài trợ bởi Quỹ Kuwait tại thời điểm đó đang điều chỉnh Tổng mức đầu tư và cơ cấu hiệp định.

2.4. Đánh giá kết quả thu hút và sử dụng vốn ODA tại tỉnh Điện Biên giai đoạn

Một phần của tài liệu Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh điện biên thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)