2.4.1. Kết quả thu hút và sử dụng vốn ODA tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020 2020
Trong những năm qua việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Điện Biên chủ yếu vào các lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp nông thông, Giảm nghèo, An sinh xã hội và Hạ
41
tầng đô thị. Các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho địa phương. Cụ thể:
- Dự án "Nâng cao năng lực phòng chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê công mở rộng" tỉnh Điện Biên:
+ Dự án đã giúp tổ chức hội thảo triển khai kế hoạch và quản lý dự án năm 2016; Tổ chức các lớp tập huấn cho các huyện, thị triển khai DA, gồm: tập huấn cho cán bộ giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ quốc gia; tập huấn cho người hành nghề y tế tư nhân về dự phòng, chăm sóc HIV/STI cho bao gồm về Chương trình điều trị ARV, xét nghiệm tự nguyện, Methadone và can thiệp giảm tác hại, chức năng nhiệm vụ của y tế tư nhân; tập huấn cho y tế thôn bản về: Kỹ năng truyền thông, kỹ năng thảo luận nhóm; quy trình quản lý người nhiễm HIV tại cộng đồng, vai trò của y tế thôn bản trong phòng chống HIV/AIDS; Xử trí một số bệnh lý và triệu chứng thông thường tại nhà; Phác đồ điều trị HIV từ mẹ sang con; tập huấn cho cán bộ y tế tại các xã triển khai mô hình phòng chống HIV/AIDS khu vực biên giới và qua biên giới; tập huấn về truyền thông thay đổi hành vi cho y tế thôn bản tại huyện Điện Biên và Mường Chà; tập huấn về chương trình phòng chống HIV/AIDS cho lãnh đạo và chiến sỹ đồn biên phòng xã triển khai mô hình phòng chống HIV/AIDS khu vực biên giới và qua biên giới Việt Nam - Lào.
+ Tổ chức xét nghiệm lưu động tại xã Mường Mươn và Na Sang huyện Mường Chà cho các đối tượng nguy cơ cao.
+ Về hoạt động truyền thông: đã cấp phát 10.000 tờ rơi và 900 áp phích cho các xã biên giới và các xã triển khai mô hình phòng chống HIV/AIDS khu vực biên giới và qua biên giới Việt Nam - Lào năm 2016; Cấp 100.000 bao cao su phục vụ công tác can thiệp giảm tác hại tại các xã triển khai mô hình.
- Dự án phòng chống HIV/AIDS do Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Lao và sốt rét tài trợ:
+ Hoạt động can thiệp giảm tác hại. Triển khai tại 10/10 huyện thị, thành phố hỗ trợ 32 đồng đẳng viên và 30 nhân viên y tế thôn bản.
+ Hoạt động chăm sóc và điều trị. Triển khai tại 4 huyện, thị xã (Mường Lay, Mường Ảng, Điện Biên Đông và Tủa Chùa) với các nội dung: Điều trị ARV, Điều trị dự phòng bằng INH cho người nhiễm HIV mới mắc Lao, xét nghiệm tế bào CD4, Hỗ trợ xét nghiệm cơ bản cho nhân điều trị ARV (cũ và mới);
+ Hoạt động dự phòng lây truyền mẹ con (LTMC); Triển khai tại: 8/10 huyện gồm các nội dung: Lấy mẫu và xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, Điều trị dự phòng LTMC cho bệnh nhân (bệnh nhân nhiễm HIV cũ và mới), Quản lý, theo dõi phụ nữ mang thai nhiễm HIV và trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.
42
+ Hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện; Triển khai tại 102 xã, phường thuộc 10 huyện, thị, thành phố và 01 trại giam Nà Tấu thuộc Bộ công an, gồm: Người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam có quan hệ tình dục đồng giới, vợ/chồng/bạn tình của người nhiễm HIV, bệnh nhân Lao, tù nhân trong trại giam và các đối tượng khác.
+ Hoạt động điều trị Methadone; Được triển khai tại 03 cơ sở điều trị Methadone thuộc 3 huyện, thành phố: Cơ sở điều trị Noong Bua - TP Điện Biên Phủ; Cơ sở điều trị huyện Mường Ảng; Cơ sở điều trị huyện Mường Chà. Ngoài ra, Dự án hỗ trợ thuốc cho 03 cơ sở điều trị Methadone tại huyện Tủa Chùa; Trung tâm chữa bệnh lao động xã hội tỉnh và Trung tâm chữa bệnh lao động xã hội huyện Điện Biên Đông.
+ Hoạt động điều trị Buprenorphine; Triển khai tại 05 cơ sở điều trị và cấp phát Methadone: Cơ sở điều trị Noong Bua, Mường Ảng, Thanh Xương; Cơ sở cấp phát Mường Nhà và Núa Ngam huyện Điện Biên.
+ Quản lý Thuốc, sinh phẩm và vật tư tiêu hao. Công tác quản lý trang thiết bị, thuốc, sinh phẩm, vật tư tiêu hao được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế và của Dự án.
- Dự án “Tăng cường phòng chống sốt rét (PCSR) dựa vào cộng đồng tập
trung vào các nhóm có nguy cơ cao, nâng cao năng lực và tính bền vững của chương trình PCSR Quốc gia giai đoạn 2016 - 2017 do Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Lao và sốt rét tài trợ:
+ Tổ chức 01 Hội nghị đánh giá hoạt động dự án năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017; Tổ chức 02 lớp tập huấn cho các xét nghiệm viên điểm kính hiển vi xã, phòng khám khu vực và tuyến huyện; tổ chức 07 tập huấn về quản lý ca bệnh và truyền thông phòng chống sốt rét cho cán bộ y tế xã tại các xã dự án thuộc 8 huyện triển khai dự án.
+ Hỗ trợ đi lại cho y tế thôn bản tại các xã vùng sốt rét lưu hành (vùng 3 - vùng 5) để thực hiện phát hiện ca bệnh chủ động.
+ Tổ chức 07 cuộc điều tra, phát hiện chủ động và điều trị có trọng tâm cho các nhóm nguy cơ mắc sốt rét cao tại huyện Mường Nhé, Nậm Pồ và huyện Điện Biên.
+ Tổ chức truyền thông về loại trừ sốt rét qua phương tiện thông tin đại chúng. Cấp 67.099 màn đôi tẩm hóa chất tồn lưu dài, 1.500 võng màn cho người dân ở vùng sốt rét lưu hành vừa, nặng và dân di biến động; cấp 08 chiếc xe máy cho 08 huyện và 05 bộ máy vi tính trong đó, 01 bộ cho tuyến tỉnh và 04 bộ cho tuyến huyện (màn, xe máy và máy vi tính thuộc kế hoạch năm 2016, do Quỹ Toàn cầu cấp
43 muộn nên chuyển sang thực hiện vào năm 2017).
- Dự án "Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc
Artemisinin giai đoạn 2018 - 2020" do Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Lao và sốt rét tài trợ:
Kết quả thực hiện giai đoạn 2018 đến hết tháng 3/2020, Dự án đã tổ chức triển khai các hoạt động, gồm:
+ Đảm bảo diện bao phủ các biện pháp phòng chống sốt rét thích hợp và hiệu quả cho dân có nguy cơ mắc sốt rét: Tổ chức 06 lớp tập huấn cho cán bộ y tế tuyến huyện và xã về quản lý ca bệnh sốt rét. Tổ chức 02 lớp tập huấn chẩn đoán sốt rét bằng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh cho các cán bộ làm công tác xét nghiệm chẩn đoán sốt rét của tuyến huyện và tuyến xã. Tổ chức 07 lớp tập cho nhân viên y tế thôn bản các xã dự án về hướng dẫn sổ tay y tế thôn bản.
+ Đảm bảo diện bao phủ các biện pháp phòng chống sốt rét thích hợp và hiệu quả cho dân có nguy cơ mắc sốt rét: Tiếp nhận và đã cấp 2.110 võng màn tẩm hóa chất tồn lưu dài cho dân ngủ rừng, ngủ rẫy, dân di biến động. Cấp 29.100 test chẩn đoán nhanh sốt rét được sử dụng khi không có xét nghiệm kính hiển vi trong quá trình điều tra ổ bệnh và trong các trường hợp cần kết quả nhanh và một số trường hợp cần đối chiếu với kết quả xét nghiệm bằng lam kính.
+ Tăng cường hệ thống giám sát dịch tễ và đảm bảo đủ khả năng phòng chống dịch sốt rét: Các hoạt động giám sát được thực hiện theo đúng quy định: xã giám sát bản 1 tháng/lần, tuyến tỉnh và huyện thực hiện giám sát tuyến dưới theo quý.
+ Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi phòng chống sốt rét của cộng đồng: Dự án đã sản xuất và lắp đặt 07 pa nô truyền thông phòng chống và loại trừ sốt rét cấp cho 07 huyện dự án. Nội dung và hình thức pa nô thực hiện theo hướng dẫn của Ban QLDA Trung ương. Tổ chức 02 lớp tập huấn cho các cán bộ làm công tác truyền thông phòng chống và loại trừ sốt rét các tuyến. Cấp 1.055 sổ tay y tế thôn bản 875 tranh lật, 1.419 tranh treo tường cho các cơ sở y tế và y tế thôn bản các xã dự án.
- Dự án phát triển trẻ thơ toàn diện tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2017 - 2021 do
UNICEF tài trợ:
Trong năm 2018 và 2019 các hợp phần đã được phê duyệt 160 hoạt động. Đến 31/3/2020, đã thực hiện xong 157 hoạt động (đạt 98%), đang thực hiện 03 hoạt động. Hiện tại, các hợp phần đã xây dựng kế hoạch và chuyển UNICEF phê duyệt.
- Dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPEP)
44
Dự án đã tổ chức 06 lớp đào tạo về các lĩnh vực, như: Đào tạo bác sĩ định hướng Y học gia đình 03 tháng tại Đại học Y Hà Nội cho 28 học viên; Hỗ trợ đào tạo 04 bác sĩ chuyên khoa I về YHGĐ tại Trường ĐHY Hà Nội; Đào tạo bác sĩ định hướng Y học gia đình 03 tháng cho 55 học viên tại Trường ĐHY Hà Nội; Đào tạo Y sĩ định hướng Y học gia đình 1,5 tháng cho 120 học viên, 02 lớp điều dưỡng định hướng Y học gia đình 01 tháng cho 69 học viên và 04 lớp về quản lý trưởng trạm y tế xã 02 tuần cho 130 học viên tại Trường CĐYT tỉnh Điện Biên. Đào tạo 02 lớp siêu âm 03 tháng cho 45 học viên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên; đào tạo 07 lớp về nâng cao kiến thức chuyên môn cho 207 cán bộ y tế làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến cơ sở.
Tham quan Học tập kinh nghiệm mô hình Bác sĩ gia đình tại tỉnh Khánh Hòa với 10 cán bộ Ban QLDA tỉnh và Trung tâm y tế huyện. Khảo sát nhu cầu đầu tư trang thiết bị y tế cho trạm y tế xã.
- Dự án An ninh y tế khu vực Mê Công mở rộng:
Dự án đã tổ chức 01 cuộc họp chia sẻ thông tin phòng chống bệnh truyền nhiễm với tỉnh Phong Sa ly (Lào) với 31 đại biểu tham gia (trong đó có 8 đại biểu Lào). Cử đoàn cán bộ tham gia cuộc họp chia sẻ thông tin phòng chống bệnh truyền nhiễm tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung quốc.
Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp thay đổi hành vi, hiểu biết của người dân và cộng đồng về các bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng vắc xin phòng bệnh tại 64 xã thuộc 8 huyện.
Tổ chức họp liên ngành phòng chống dịch cho các ban, ngành về chống dịch Sởi; Tổ chức giám sát hỗ trợ huyện Mường Nhé, Mường Chà, Nậm Pồ, Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Ảng và huyện Điện Biên về công tác TCMR, phòng chống dịch bệnh.
Tổ chức 01 lớp tập huấn về bệnh Dại và bệnh Than cho 48 đại biểu y tế, thú y về kiểm soát bệnh trên động vật; 02 lớp tập huấn cho 70 cán bộ y tế tuyến xã của 5 huyện (Mường Ảng, Điện Biên Đông, Nậm Pồ, Tuần Giáo, Tủa Chùa) về tiếp cận các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người già, người dân tộc tại khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới nhằm tuyên truyền, giám sát, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Đào tạo 2 lớp về công tác giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm cho 74 cán bộ xã của 6 huyện Mường Nhé, Tủa Chùa, Mường Chà, Điện Biên Đông, Nậm Pồ, Mường Ảng.
In ấn 11.800 tờ rơi về phòng chống bệnh sởi; 1.050 áp phích về phòng, chống bệnh dại; 1.050 áp phích hướng dẫn chỉ định điều trị dự phòng bệnh dại; 1.250 cốc sứ in thông điệp truyền thông về bệnh dại và HIV/AIDS cấp cho 8 huyện
45 dự án.
- Dự án Hỗ trợ hệ thống y tế do Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Lao và sốt rét tài trợ:
Tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016 và sơ kết 6 tháng đầu năm 2016; Hỗ trợ kinh phí đào tạo cho 30 học viên hiện đang theo học tại Trường đại học Y Thái Nguyên, Thái Bình; Đào tạo xong 04 lớp nhân viên y tế thôn bản cho 168 học viên tại Trường Cao đẳng Y tế tỉnh (6 tháng 02 lớp 84 học viên, 9 tháng 02 lớp 84 học viên); Tổ chức 02 lớp tập huấn về chuyên môn Lao, HIV, Sốt rét và Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cán bộ y tế tư nhân.
Tổ chức 01 lớp tập huấn về QLYT cho cán bộ tuyến huyện và 03 lớp tập huấn về QLYT cho cán bộ tuyến xã. Tiếp nhận và lắp đặt các thiết bị cho 25 trạm y tế xã và 04 Trung tâm y tế huyện (giai đoạn 2) và gói trang thiết bị xét nghiệm (giai đoạn 1) theo kế hoạch của Ban QLDA Trung ương. Đã đưa vào sử dụng có hiệu quả phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Cấp hóa chất xét nghiệm Sinh hóa cho 20 trạm y tế xã được dự án hỗ trợ (giai đoạn 1). Triển khai hoạt động giám sát tuyến tỉnh, huyện đảm bảo đúng quy định của dự án.
- Dự án hạ tầng nông thôn vùng rừng đầu nguồn Tây Bắc sử dụng quỹ của
Chính phủ Nhật Bản (Quỹ đối tác 2KR):
Dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng 01 đường giao thông và 03 dự án Thủy lợi, gồm: (1) Đường giao thông Trung Sua - Háng Lìa - Phìn Sua, xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông; (2) Thủy lợi Phiêng bản Ban xã Thanh An huyện Điện Biên; (3) Thủy lợi Háng Trợ xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông; (4) Thủy lợi Lếch Nưa xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên. Các công trình hoàn thành đi vào hoạt động đã đáp ứng nhu cầu đi lại của bà còn vùng dự án, thúc đầy phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Đặc biệt, đã đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho hơn 110ha lúa khu vực Dự án.
- Chương trình Đô thị miền núi phía Bắc:
Chương trình đô thị miền núi phía Bắc - thành phố Điện Biên Phủ đầu tư xây dựng 09 hạng mục đầu tư, đến nay đã hoàn thành đưa vào bàn giao khai thác sử dụng 05 hạng mục gồm: (1) Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật khu LIA 1, xã Thanh Minh; (2) Xây dựng cầu vào xã Thanh Minh; (3) Cải tạo suối C13; (4) Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các khu LIA2, LIA 4, LIA 5; (5) Cải tạo suối Hồng Lứu. Sau khi đưa vào khai thác sử dụng đã cải thiện đáng kể những hạn chế về cơ sở hạ tầng của thành phố Điện Biên Phủ, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
46
Dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng năm 2016. Đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân các xã Chà Cang, Chà Tở và Mường Tùng, từng bước hình thành và phát triển hệ thống giao thông tỉnh lộ, liên huyện tạo điều kiện cho nhân dân phát triển sản xuất, giao lưu trao đổi hàng hóa tiếp cận với các dịch vụ công cộng, góp phần xóa đói giảm nghèo thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Dự án Hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nươc thải thành phố Điện Biên Phủ:
Dự án hoàn thành đi vào sử dụng năm 2019, đã đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống đường ống thoát nước thải, thoát nước mưa và trạm xử lý nước thải trên phạm vi toàn bộ thành phố với công suất 10.000 m³/ngày đêm. Đã hạn chế tình trạng ngập úng tại khu vực nội thành của thành phố Điện Biên Phủ, từng bước giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt gây ra.
- Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc giai đoạn 2, tỉnh Điện