Tăng cường công tác giám sát và đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh điện biên thực trạng và giải pháp (Trang 67)

lý và sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn vay ưu đãi của các nhà tài trợ

Xây dựng hệ thống quản lý thông tin và dữ liệu về vốn ODA và vốn vay ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho việc nắm bắt thông tin và lồng ghép nguồn vốn của cơ quan quản lý, tránh sự tài trợ chồng chéo về lĩnh vực hay địa bàn.

Tăng cường công tác theo dõi và giám sát cộng đồng thông qua việc tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư trong các dự án ODA và vay ưu đãi nhằm sử dụng có hiệu quả, phòng chống thất thoát và lãng phí nguồn vốn này.

3.3.2. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA

Một trong các dấu hiệu nhận biết quan trọng nhất trong việc sử dụng vốn ODA hiệu quả của một quốc gia, một địa phương là tiến độ thực hiện các chương trình, dự án. Trong thời gian qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Điện Biên đã rất cố gắng để thực hiện được các dự án đúng tiến độ. Tuy nhiên, các dự án hiện còn chậm trễ so với tiến độ vẫn tồn tại không ít, do vậy tỉnh cần có các giải pháp sau:

- Đẩy mạnh khâu chuẩn bị, thẩm định phê duyệt các dự án.

- Đẩy mạnh quá trình khởi động dự án. Cần tạo sự liên tục nhất quán giữa nhóm tham gia chẩn bị dự án và thực hiện dự án.

- Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, tính trước sự thay đổi giá cả của nguyên vật liệu.

- Đẩy mạnh quá trình triển khai dự án. Cần thành lập ban theo dõi tiến độ triển khai dự án, phân định các giai đoạn triển khai và thời gian thực hiện cho mỗi giai đoạn. Ngoài ra, vốn đối ứng cũng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các dự án đúng tiến độ. Do đó, chúng ta cần phải có các giải pháp nhằm phân bổ vốn đối ứng kịp thời, hợp lý.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh điện biên thực trạng và giải pháp (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)