Những khó khăn và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh điện biên thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 61)

Khó khăn

Mặc dù giai đoạn 2016-2020, tỉnh Điện Biên đã tự vận động được các nguồn tài trợ ODA, tuy nhiên nguồn vốn ODA mà tỉnh nhận được chủ yếu từ Trung ương đưa về do vậy số lượng vốn ODA quy mô còn thấp chưa đáp ứng được hết nhu cầu của tỉnh.

Một số dự án đầu tư tại các vùng đặc biệt khó khăn, giao thông đi lại khó khăn. Người dân vùng dự án chủ yếu là các dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức còn hạn chế nên việc tuyên truyền và triển khai các công việc liên quan đến dự án đầu tư còn mất nhiều thời gian.

Thời gian tổ chức thực hiện các bước từ lập hồ sơ đề xuất dự án đến ký kết Hiệp định kéo dài nhiều năm dẫn đến chậm tiến độ thực hiện dự án.

Các chương trình, dự án ODA do ngành Y tế tham gia quản lý đều là những dự án thành phần, cơ quan chủ quản là Bộ Y tế, các Bộ, ngành Trung ương; Các dự án được phê duyệt kế hoạch hoạt động và cấp kinh phí muộn, dẫn đến triển khai ở địa phương gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Nhiều chế độ, chính sách mới được ban hành trong giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm được ban hành; một số quy định về quản lý, thực hiện đầu tư còn chưa phù hợp với thực tiễn địa phương; việc sửa đổi, bổ sung các quy định về đầu tư còn chưa kịp thời dẫn đến việc tổ chức thực hiện của địa phương gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc thay đổi này ngoài tính chất ưu việt của nó là tiệm cận dần tới các quy trình, thủ tục của nhà tài trợ. Tuy nhiên, mặt trái của nó là Nghị định ban hành chưa có thời gian để áp dụng trong thực tiễn nhiều, chưa kịp đúc rút kinh nghiệm thì đã chỉnh sửa. Các lần chỉnh sửa này lại lồng ghép theo các luật trong nước như Luật đầu tư công, Luật quản lý nợ công,…điều này gây rắc rối và khó khăn hơn cho các đơn vị vận động dự án.

52

Tỷ lệ giải ngân vốn ODA thực tế còn nhỏ so với số vốn cam kết cho thấy tỉnh còn chưa chủ động trong việc thu hút, tạo sự hấp dẫn đối với các nhà tài trợ. Năm 2020 tỷ lệ giải ngân đạt thấp trong giai đoạn một phần do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Một số dự án bị chậm tiến độ do vướng mắc về quy trình thủ tục (Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia; Chương trình Đô thị miền núi phía Bắc giai đoạn 2). Bên cạnh đó, tỷ lệ giải ngân ODA thực tế còn thấp so với số vốn ODA được cam kết cho thấy năng lực và trình độ quản lý của các cán bộ tiếp nhận nguồn vốn này còn bị hạn chế, quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA còn bộc lộ yếu kém, quản lý chồng chéo làm cho các dự án đan xen nhau.

Nguồn nhân lực công tác trong các lĩnh vực, dự án có vốn ODA còn ít. Năng lực quản lý dự án còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ở một số vị trí của các đơn vị còn hạn chế so với nhiệm vụ được giao; ý thức, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Ở một số xã, thị trấn chậm tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, còn lúng túng, thiếu chủ động.

Nguyên nhân

Điện biên vẫn là một tỉnh nghèo so với mặt bằng chung của cả nước, khó khăn về cân đối ngân sách, đầu tư cho phát triển phần lớn phụ thuộc vào hỗ trợ của Trung ương; nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng lớn trong khi nguồn lực tự cân đối và bổ sung từ ngân sách trung ương còn hạn chế nên việc đảm bảo thực hiện mục tiêu của các chương trình gặp nhiều khó khăn.

Thiếu định hướng cụ thể về thu hút và sử dụng ODA. Tỉnh chưa có đề án thu hút, vận động nguồn vốn ODA, còn phụ thuộc vào định hướng của Trung ương và các nhà tài trợ. Công tác xúc tiến đầu tư còn yếu kém.

Công tác lựa chọn nhà thầu, khảo sát, thiết kế và nghiên cứu khả thi của đơn vị tư vấn ở một số chương trình, dự án ODA chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng thấp nên trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần dẫn đến chậm tiến độ; công tác chuẩn bị hồ sơ, thủ tục một số dự án chưa đáp ứng yêu cầu của Nhà tài trợ dẫn đến chậm trễ làm kéo dài thời gian thẩm định, phê duyệt dự án đã làm phát sinh tăng, giảm quy mô và tăng kinh phí giải phóng mặt bằng dẫn đến phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Quy trình và thủ tục quản lý chương trình và dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam còn phức tạp và không đồng bộ, có những sự khác biệt so với các nhà tài trợ, nhất là trong 3 khâu công việc quan trọng gồm đấu thầu mua sắm; đền bù, di dân và tái định cư và quản lý tài chính của các chương trình, dự án dẫn đến tình trạng trình duyệt “kép”. Ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong nước về đầu tư, các dự án sử dụng vốn ODA còn phải hoàn thiện thêm các hồ sơ thủ tục đầu tư, rút vốn, giải ngân...,tiến hành thương thảo, trao đổi, xin ý kiến không phản

53

hồi của Nhà tài trợ, do đó mất nhiều thời gian, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai và giải ngân các dự án, cụ thể quy trình rút vốn từ nhà tài trợ đối với hầu hết các dự án sử dụng vốn ODA phải trải qua nhiều bước; một số nhà tài trợ yêu cầu gửi hồ sơ thanh toán cho đối với từng tiểu dự án để kiểm tra, thẩm định và cho ý kiến trước khi chuyển nguồn thanh toán.

Năm 2020, tỷ lệ giải ngân vốn đạt thấp (đạt 58,34% kế hoạch vốn giao) do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Chính Phủ. Vì vậy các Chủ đầu tư, các nhà thầu tư vấn, xây dựng tạm dừng triển khai thực hiện cũng như hoàn thiện các hồ sơ thanh toán vốn cho các dự án. Mặt khác, một số dự án, công trình khởi công mới được bố trí vốn năm 2020 đang trong thời gian chuẩn bị hoàn tất thủ tục, hồ sơ chuẩn bị đầu tư nên chưa có khối lượng thực hiện. Ví dụ như:

- Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia giải ngân chậm là do một số gói thầu của Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tuyến đường dây trung áp có các điểm chân cột và hành lang tuyến đi qua khu vực rừng tự nhiên, phải thực hiện các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng rừng làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án cũng như giải ngân kế hoạch vốn.

- Chương trình Đô thị miền núi phía bắc giai đoạn 2 (DB02): giải ngân chậm do gặp vướng mắc trong việc đền bù GPMB và việc dự án phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công nhằm đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả dự án. Mặt khác đối với Kế hoạch vốn năm 2020, đến đầu tháng 11 Trung ương mới chuyển tiền cho địa phương để có nguồn thực hiện giải ngân, thanh toán.

Các cán bộ dự công tác dự án ODA ít được đào tạo nâng cao năng lực, chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ dự án chuyên nghiệp và chưa có cơ chế khuyến khích các cán bộ có năng lực tham gia xây dựng và thực hiện dự án.

54

Chương 3. GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI TỈNH

Một phần của tài liệu Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại tỉnh điện biên thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)