Hình 5: Biểu đồ tỉ lệ thống kê tỉ lệ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
B2CB2BC2CB2C and B2B
8% 2%
36% 54%
Nguồn : Điều tra của nhóm nghiên cứu
Mô hình kinh doanh của 338 doanh nghiệp được chia thành 3 dạng là B2B, B2C và C2C trong đó B2C chiếm phần lớn với 59% - 182 biến , mô hình B2B 39% - 120 biến, mô hình C2C 2% - 8 biến và mô hình kết hợp B2B vs B2C là 8% - 28 biến
Mô hình B2C
Mô hình kinh doanh B2C (Business to customer) là hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp, công ty tới khách hàng. Các giao dịch mua bán diễn ra mạng internet, tất nhiên khách hàng ở đây là những cá nhân mua hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng bình thường, không phát sinh thêm giao dịch tiếp theo. Đây là mô hình kinh doanh khá phổ biến ở nước ta, ví dụ bạn lên mạng mua một bộ quần áo từ một shop thời trang online, đấy chính là mô hình kinh doanh B2C. Hoặc bạn mua điện thoại từ một cửa hàng online về sử dụng, đó cũng là mô hình B2C.
Mô hình B2B
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B (Business to Business) có nghia là mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các hoạt động giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp diễn ra trên các sàn thương mại điện tử, hoặc các kênh thương mại điện tử của từng doanh nghiệp. Khi nào gọi là mô hình kinh doanh
B2B, đó là khi một khách hàng mua hàng từ một doanh nghiệp, công ty sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm đó để kinh doanh bán lại cho khách hàng là người dùng cuối.
Công nghệ thông tin ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh. Mức độ ảnh hưởng cũng như sử dụng công nghệ đối với người dân cũng rất cao. Từ việc tiếp xúc với chúng hằng ngày đã làm cho mọi người dần có ý thức hơn về thương mại điện tử. Cho nên con số công ty và cá nhân tham gia thị trường tăng từng giờ.
Mô hình C2C
Mô hình C2C ở đây được dịch ra là Consumer to Consumer. Đây là hình thức kinh doanh giữa cá thể với cá thể. Trong đó cả người mua và người bán sản phẩm hay dịch vụ đều là cá nhân không phải doanh nghiệp. Mô hình C2C được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trên Internet.