Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở việt nam (Trang 73 - 76)

Bên cạnh những đóng góp, bài nghiên cứu cũng còn nhiều hạn chế.

Nghiên cứu về doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vốn là một vấn đề nghiên cứu mới mẻ, do đó nhóm tác giả khó tránh khỏi một số khó khăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

Do khó khăn trong việc thu thập và sàng lọc dữ liệu nên bài viết chỉ phân tích được sự ảnh hưởng của 3 yếu tố chính đó là ngành, mô hình và tuổi của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến hoạt động huy động vốn cảu họ mà chưa nghiên cứu sâu hơn kết hợp với các yếu tố tác động khác.

Dữ liệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được công bố thực sự chính xác so với thực tế, vì nhiều thông tin còn bị khuyết thuyết hoặc không hợp lý. Bài nghiên cứu đã cố gắng sàng lọc và hạn chế nhiều nhất có thể những số liệu sai lệch nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót.

Hơn nữa mỗi vấn đề lại ảnh hưởng tới mỗi doanh nghiệp theo một cách khác nhau phụ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp đó, bài nghiên cứu đã không thể nắm bắt và đi đến chi tiết hết từng trường hợp.

5.1.3. Hạn chế trong huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam Hiện nay, mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện, các doanh nghiệp khởi

nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận và huy động nguồn vốn, bao gồm cả nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn vay.

Thứ nhất, nhiều thành viên tham gia khởi nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm. Do năng lực nội tại của các doanh nghiệp khởi nghiệp còn yếu, cùng với đó, các thành viên khởi nghiệp chưa có sự chuẩn bị kỹ càng trong việc triển khai hoạt động huy động vốn, hoặc không trình bày được những giá trị và tiềm năng của dự án kinh doanh trong tương lai, vì vậy nhiều dự án khởi nghiệp không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Thứ hai, các quỹ đầu tư chủ yếu chỉ đầu tư một cách nhỏ giọt. Mặc dù số lượng các quỹ nước ngoài, tập đoàn, nhà đầu tư, các hợp đồng đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây, nhưng do sức ép bảo toàn vốn, nhà đầu tư không dám mạo hiểm rót vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp, mà đầu tư nhỏ giọt thành nhiều lần. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư không muốn tham gia vào giai đoạn đầu vì tâm lý lo sợ rủi ro cao.

Thứ ba, các doanh nghiệp khởi nghiệp thường không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một số ít điều kiện cho vay tín dụng của Ngân hàng. Do đặc thù doanh nghiệp khởi nghiệp thường là các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có hoặc có ít tài sản đảm bảo, giá trị của doanh nghiệp chính là giá trị hình thành trong tương lai nên rất khó xác định và độ rủi ro cao nên nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ các điều kiện cho vay tín dụng không có tài sản thế chấp theo quy định về vốn và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ tư, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa đồng bộ và hoạt động chưa hiệu quả, bao gồm nhà sáng lập, mạng lưới các nhà đầu tư, các cố vấn chuyên môn, các nhà tư vấn, các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ, kênh huy động vốn... Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp chủ yếu được thực hiện qua các chương trình riêng lẻ với các mục tiêu, tiêu chí rất khác nhau, thiếu hoạt động gắn kết, chia sẻ, hỗ trợ giữa các thành

phần tham gia hệ sinh thái. Vì vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp khó khăn trong việc tiếp xúc với cơ quan

hỗ trợ và nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các bên liên quan, đặc biệt là các nhà đầu tư còn thiếu thông tin đánh giá dữ liệu để có thể ra quyết định đầu tư phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w