nghiệp khởi nghiệp
Để trả lời cho câu hỏi lượng vốn doanh nghiệp gọi như thế nào, nhóm đã thực hiện chạy công thức OLS tố về ngành : Ngành nông nghiệp công nghệ (NNCN), Ngành giáo dục công nghệ (GDCN), Ngành tài chính công nghệ (TCCN), Ngành sinh học công nghệ (SHCN), Ngành thương mại điện tử (TMĐT), Ngành dịch vụ (DV), Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) ,các yếu tố mô hình B2B, B2C, C2C và kết hợp cùng với yếu tổ về tuối : Logarit của tuổi doanh nghiệp để xem tác động như nào lên việc lượng vốn gọi được .
Vì là biến phụ thuộc nên biến lượng vốn có dạng liên tục và lấy giá trị logarit. Các biến độc lập về Ngành và Mô hình cũng để dưới dạng biến giả để dễ dàng mã hóa và đem lại ảnh hưởng rõ ràng hơn. Còn Tuổi doanh nghiệp là một chuỗi biến liên tục nên chúng ta sử dụng giá trị Logarit Tuổi doanh nghiệp để được mã hóa và tạo ảnh hưởng rõ ràng hơn.
Trong 07 ngành mà nhóm lựa chọn, để đo lường các ngành này, nhóm sử dụng biến giả để ước lượng giá trị, do đó biến về ngành CNTT (Công nghệ thông tin) đã được ẩn đi để làm tham chiếu cho các ngành còn lại. Trong mô hình còn lại 06 biến đó là: Nông nghiệp công nghê, Giáo dục công nghệ, Tài chính công nghệ, Sinh học công nghệ, Thương mại điện tử và Dịch vụ. Tương tự với mô hình kinh doanh chỉ còn mô hình B2C do chỉ có 2 mô hình B2B và B2C là có chứa doanh nghiệp gọi được vốn nên sẽ có 2 biến B2C vs B2B và chúng sẽ sẽ so sánh lẫn nhau nên chúng ta lựa chọn một biến là B2C.
Bảng 5: Mô hình OLS về lượng vốn gọi được của doanh nghiệp khới nghiệp sáng tạo
Tên biến Số quan sát Hệ sống tương quan Độ lệch chuẩn t P >
|t| Khoảng(95%) tin cậy Nông nghiệp công nghệ 21 -.9320495 .6355594 -1.47 0.147 -2.198 .3340498 Giáo dục công nghệ 32 .495422- .4497156 -1.10 0.274 -1.391 .4004567 Tài chính công nghệ 24 1.555 .4960923 3.14 0.002 .5673826 2.543 Sinh học công nghệ 26 .5864995 .6281393- - 0.93 0.353 -1.837 .6648181 Thương mại điện tử 46 .5577616 .3916912 1.42 0.159 .2225273 1.338- Dịch vụ 132 .471587 .3495581 1.35 0.181 .2247685 1.167- Mô hình B2C 182 .1484864 .2225362 0.67 0.507 .2948284 .5918011- Logarit Tuổi doanh nghiệp 338 .8109428 .2725793 2.98 0.004 .267937 1.353 _cons 5.105 .3874892 13.18 0.000 4.333 5.877 Nguồn: Nhóm tự khảo sát
Kết quả cũng cho thấy rằng ngành Tài chính công nghệ có khả năng gọi vốn đầu tư rất cao (1.555) vì càng ngày càng có sự đổi mới và sáng tạo và họ luôn cần một lượng vốn lớn để duy trì và hoạt động. Còn Dịch vụ, Thương mại điện tử hay Giáo dục thì khá yếu vì họ ngành của họ có thể chỉ cần một lượng vốn nhỏ duy trì hoạt động, các nhà đầu tư sẽ chỉ đưa giải ngân 1 số tiền lớn nếu họ thành công trong việc đưa ra được sản phẩm mới, tạo hướng đi thị trường ngách trong tương lai.
Độ tuổi là yếu tố tác động mạnh đến việc gọi vốn lớn (0.81), vì doanh nghiệp start up càng phát triển họ càng cần nhiều sự đầu tư hơn và khi đó họ đã gây dựng được niềm tin với nhà đầu tư thì họ sẽ nhận được nhanh nhất và số tiền đúng như họ kì vọng vậy nên ở đây tuổi doanh nghiệp có sự tương quan mạnh mẽ và tác động lớn đến lượng vốn gọi được của doanh nghiệp.
Kết luận
1/ Doanh nghiệp trong ngành Tài chính công nghệ và Thương mại điện tử sẽ gọi được nhiều vốn hơn so với các đơn vị trong ngành khác
2/ Doanh nghiệp trong ngành giáo dục công nghệ kêu gọi được ít vốn
3/ Doanh nghiệp trong ngành sinh học công nghệ sẽ phải yêu cầu gọi vốn với số lượng lớn
4/ Ngành dịch vụ sẽ chỉ gọi được lượng vốn ít nhất so với các ngành còn lại. 5/ Mô hình B2C sẽ tạo ra nhiều cơ hội gọi số lượng vốn lớn cho doanh nghiệp. 6/ Doanh nghiệp càng lâu năm sẽ gọi được lượng vốn lớn.
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO 5.1.Kết luận
5.1.1 Đóng góp của nghiên cứu
Bài nghiên cứu về hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở việt nam đã cho thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng và hoạt động huy động vón của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong đó, các yếu tố quan trọng được xem xét là: Ngành kinh doanh, mô hình kinh doanh và độ tuổi của doanh nghiệp. Trong các yếu tố này, yếu tố ngành kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn và cần được chú trọng, bởi mỗi ngành kinh doanh có một đặc thù riêng và cần một lượng vốn khác nhau để duy trì hoạt động. Độ tuổi của doanh nghiệp cũng có vai trò quan trọng việc gọi vốn của tổ chức. Các kết quả cho thấy các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu hơn sẽ cần nhiều vốn hơn và cũng dễ gọi vốn hơn.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp và những người có ý định khởi nghiệp trong tương lai sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về việc gọi vốn cho doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra được một góc nhìn mới về tình hình danh nghiệp hiện tại của mình
5.1.2 Hạn chế của nghiên cứu
Bên cạnh những đóng góp, bài nghiên cứu cũng còn nhiều hạn chế.
Nghiên cứu về doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vốn là một vấn đề nghiên cứu mới mẻ, do đó nhóm tác giả khó tránh khỏi một số khó khăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Do khó khăn trong việc thu thập và sàng lọc dữ liệu nên bài viết chỉ phân tích được sự ảnh hưởng của 3 yếu tố chính đó là ngành, mô hình và tuổi của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến hoạt động huy động vốn cảu họ mà chưa nghiên cứu sâu hơn kết hợp với các yếu tố tác động khác.
Dữ liệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được công bố thực sự chính xác so với thực tế, vì nhiều thông tin còn bị khuyết thuyết hoặc không hợp lý. Bài nghiên cứu đã cố gắng sàng lọc và hạn chế nhiều nhất có thể những số liệu sai lệch nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót.
Hơn nữa mỗi vấn đề lại ảnh hưởng tới mỗi doanh nghiệp theo một cách khác nhau phụ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp đó, bài nghiên cứu đã không thể nắm bắt và đi đến chi tiết hết từng trường hợp.
5.1.3. Hạn chế trong huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam Hiện nay, mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện, các doanh nghiệp khởi
nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận và huy động nguồn vốn, bao gồm cả nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn vay.
Thứ nhất, nhiều thành viên tham gia khởi nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm. Do năng lực nội tại của các doanh nghiệp khởi nghiệp còn yếu, cùng với đó, các thành viên khởi nghiệp chưa có sự chuẩn bị kỹ càng trong việc triển khai hoạt động huy động vốn, hoặc không trình bày được những giá trị và tiềm năng của dự án kinh doanh trong tương lai, vì vậy nhiều dự án khởi nghiệp không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Thứ hai, các quỹ đầu tư chủ yếu chỉ đầu tư một cách nhỏ giọt. Mặc dù số lượng các quỹ nước ngoài, tập đoàn, nhà đầu tư, các hợp đồng đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây, nhưng do sức ép bảo toàn vốn, nhà đầu tư không dám mạo hiểm rót vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp, mà đầu tư nhỏ giọt thành nhiều lần. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư không muốn tham gia vào giai đoạn đầu vì tâm lý lo sợ rủi ro cao.
Thứ ba, các doanh nghiệp khởi nghiệp thường không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một số ít điều kiện cho vay tín dụng của Ngân hàng. Do đặc thù doanh nghiệp khởi nghiệp thường là các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có hoặc có ít tài sản đảm bảo, giá trị của doanh nghiệp chính là giá trị hình thành trong tương lai nên rất khó xác định và độ rủi ro cao nên nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ các điều kiện cho vay tín dụng không có tài sản thế chấp theo quy định về vốn và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ tư, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa đồng bộ và hoạt động chưa hiệu quả, bao gồm nhà sáng lập, mạng lưới các nhà đầu tư, các cố vấn chuyên môn, các nhà tư vấn, các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ, kênh huy động vốn... Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp chủ yếu được thực hiện qua các chương trình riêng lẻ với các mục tiêu, tiêu chí rất khác nhau, thiếu hoạt động gắn kết, chia sẻ, hỗ trợ giữa các thành
phần tham gia hệ sinh thái. Vì vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp khó khăn trong việc tiếp xúc với cơ quan
hỗ trợ và nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các bên liên quan, đặc biệt là các nhà đầu tư còn thiếu thông tin đánh giá dữ liệu để có thể ra quyết định đầu tư phù hợp.
5.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn cho cộng đồng khởi nghiệp
Ta có thể thấy vấn đề huy động vốn rất quan trọng với doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng để có thể duy trì và phát triển cho đến khi bước vào giai đoạn hoạt động ổn định. Trong khi đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp lại khó tiếp cận được đến nguồn vốn vay của các ngân hàng, bởi họ khó hoặc không thể chứng minh được thu nhập ổn định, cũng không có các tài sản thế chấp để đảm bảo về rủi ro của việc hoàn trả nợ. Vì thế, cần có những giải pháp khác để huy động vốn cho các doanh nghiệp khởi nhiệp đổi mưới sáng tạo.
5.2.1 Về phía Nhà nước
Nhà nước cần cắt bỏ những thủ tục pháp lý rườm rà, hay giảm bớt những yêu cầu của việc vay vốn xuống, tạo một hệ thống pháp lý thoáng hơn để các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể dễ tiếp cận hơn với đồng vốn. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng vớ nhau và hỗ trợ đảm bảo những rủi ro để nhà đầu tư sẵn sàng hơn rót vốn cho các doanh nghiệp mới.
Nhà nước có thể hỗ trợ gián tiếp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thông qua các hình thức như hỗ trợ mặt bằng sản xuất, thực hiện các chính sách khuyến khích như giảm lãi suất, miễn giảm thuế... Ngoài ra, Chính phủ đứng ra bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời gian khó khăn ban đầu theo các điều kiện đi kèm, đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định thì sẽ phải đáp ứng lại các yêu cầu đã được thỏa thuận trước đó; Thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chủ động tìm kiếm cơ hội tham gia vào các cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị nhằm tăng giá trị của doanh nghiệp khi huy động vốn.
Nhà nước cần hỗ trợ tạo ra một hệ sinh thái cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, để ở đó họ có thể tìm ra sự giúp đỡ, các doanh nghiệp khởi nghiệp và các doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái sẽ phụ thuộc vào nhau cùng phát triển. Như vậy nhà nước sẽ bớt gánh nặng trợ giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp, mà chỉ đứng ngoài để hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho các bên. Đồng thời cũng cần ban hành những hướng dẫn đối xử công bằng với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tránh việc
doanh nghiệp lớn áp chế doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tạo ra một hệ sinh thái không lành mạnh.
Nhà nước cũng có thể thành lập các tổ chức tài chính với số vốn ban đầu từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ đối tượng khởi nghiệp theo linh vực ưu tiên là cần thiết, qua đó sẽ tạo “vốn mồi” để thu hút và tranh thủ sự đầu tư của các Quỹ đầu tư trong và ngoài nước (Quỹ con). Có rất nhiều mô hình nước ngoài mà chúng ta có thể học tập để áp dụng. Ví dụ “khoản vay có thể chuyển thành khoản tài trợ” của Phần Lan - một cơ chế chia sẻ rủi ro. Hay như mô hình ở Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản không xem tài sản thế chấp là yêu cầu để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi của chính phủ mà song song với đó xem xét thất bại trong quá khứ là dấu hiệu tích cực, hỗ trợ khả năng vay vốn của doanh nghiệp trong tương lai.
5.2.2 Về phía nhà đầu tư
Nguồn vốn vay từ các ngân hàng luôn là nguồn được nghi đến đầu tiên của các doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lại khó có thể tiếp cận nguồn vốn này do yêu cầu đảm bảo cao, trong khi các doanh nghiệp mới này lại không có gì chứng minh thu nhập ổn định vì còn non trẻ, lại không có nhiều tài sản thế chấp để vay vốn. Vì vậy cần có biện pháp để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn này hơn, ví dụ như nới lỏng các quy định về dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại nhằm khuyến khích hoạt động cho vay cũng như giảm lãi suất liên ngân hàng với ý định giảm lãi suất tiền gửi.
Các công ty lớn là nguồn vốn đầu tư rất tốt cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhất là trong giai đoạn đầu đầy khó khăn để giúp doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có thể trụ vững và tồn tại trên thị trường. Sau khi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã thành công thì doanh nghiệp lớn có thể mua lại doanh nghiệp đổi mới đó nếu phù hợp với chiến lược của mình, hoặc thu lợi nhuận từ phần vốn đã góp, tương ứng với phần trăm sở hữu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần yêu cầu các doanh nghiệp khởi nghiệp cam kết mức lợi nhuận kỳ vọng theo từng giai đoạn cụ thể.
Tóm lại, các doanh nghiệp đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần có chiến lược đầu tư phù hợp, minh bạch phần vốn góp để phân chia hiệu quả quyền sở hữu công ty, để có lợi cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nhiệp đổi mới. Nhà nước cũng cần
có những ưu đãi thuế nhất định để khuyến khích các công ty lớn đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Các nhà đầu tư thiên thần cần được chính phủ hợp pháp hóa và có các biện pháp ưu đãi thuế phù hợp dành cho đối tượng này. Chính phủ cũng nên hỗ trợ thành lập các mạng lưới nhà đầu tư thiên thần, để các nhà đầu tư này có thể thảo luận, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và kết nối để tăng cường khả năng tiếp cận các cơ hội tiềm năng. Ngoài ra, Chính phủ cũng nên hỗ trợ hoạt động đào tạo, tập huấn và/hoặc tài trợ kinh phí duy trì hoạt động của các mạng lưới này. Hơn nữa, cần kết nối các mạng lưới nhà đầu tư thiên thần tại Việt Nam với các mạng lưới trong khu vực (như Mạng lưới nhà đầu tư thiên thần Đông Nam Á) để có thể chia sẻ chuyên môn cũng như thông tin về doanh nghiệp khởi nghiệp sao cho có thể thu hút thêm nhiều vốn đầu tư thiên thần quốc tế vào Việt Nam.
Cần đa dạng hóa các danh mục đầu tư, không nên tập trung vốn đầu tư vào một linh vực cụ thể, nhà đầu tư cần xác định rõ thời gian đầu tư cho từng danh mục. điều này sẽ giúp các nhà đầu tư có thể chủ động trước những biến động khách quan của thị trường, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư mạo hiểm.