Hiện trạng sử dụng điện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 31)

4- KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3.2- Hiện trạng sử dụng điện

Hiện nay 100% huyện, thị xã, thành phố; 100% phường, xã, thị trấn và 100%

khóm, ấp của tỉnh Đồng Tháp đã có điện lưới quốc gia. Tỷ lệ hộ dân SDĐ của Tỉnh đạt tỷ lệ 99,98% (514.933/ 515.011 hộ).

Hầu hết các hộ dân mua điện trực tiếp từ Công ty Điện lực Đồng Tháp, hiện còn khoảng 4.000 hộ mua điện từ Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành, huyện Lấp Vò. Nhìn chung các hộ dân mua điện trực tiếp từ Công ty Điện lực Đồng

Tháp và từ Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành đều đảm bảo giá mua điện theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều hộ dân sử dụng điện chia hơi (câu đuôi), sử dụng điện lưới hạ thế sau điện kế cụm- dùng chung không

đảm bảo an toànphải chịu giá mua điện cao hơn giá quy định do tổn thất điện năng cao, điện kế chạy không chính xác...

(Xem chi tiết tại Phụ lục 06 đính kèm)

- Tình hình tiêu thụ điện năng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp: Xem chi tiết tại Phụ lục 07 đính kèm

2.4- ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ

2.4.1- Ưu điểm và hạn chế của chính sách tài chính thực hiện chính sách

phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp

Là một tỉnh nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, tỉnh Đồng

Tháp đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- thương mại- dịch vụ- nông nghiệp kỹ thuật cao; bên cạnh đó, tỉnh đang tập trung các nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần của người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.

Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng trong thời gian qua tỉnh Đồng

Tháp luôn rất quan tâm đến công tác phát triển điện năng. Đến nay, lưới điện quốc gia đã về đến 100% xã, phường, thị trấn và 100 % khóm, ấp trong tỉnh. Tỷ lệ hộ có

của Tỉnhđạt 99,98%.

Đạt đượckết quả trên, không thể phủ nhậnsự đóng góp của các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng của Tỉnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, quá trình thực thi các giải pháp tài chính đã bộc lộ những ưu điểm, hạn chế như sau:

2.4.1.1) Ưu điểm:

a) Việc tỉnh Đồng Tháp tổ chức lập quy hoạch phát triển điện năng theo quy

định trong thời gian qua đã tạo cơ sở pháp ý để cho các đơn vị ngành điện thực hiện đầu tư CT&PT các lưới điện theo quy định, nhờ đó đến nay hệ thống các lưới 220- 110 kV và kể cả lưới 22 kV trên địa bàn tỉnh đã cơ bản phát triển đồng bộ, có dự

chính quyền địa phươngthuận lợi trong công tác quản lý, thực hiện đầu tưphát triển lưới điện.

b) Việc Tỉnh kiến nghị EVN NPT, EVN SPC thực hiện đầu tư CT&PT các

lưới truyền tải 220 kV, 110 kV theo quy hoạch cho thấy phù hợp với quy định hiện

hành; thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm của Tỉnh trong công tác quản lý, thực hiện quy hoạch. Đến nay độ tin cậy cung cấp điện của các lưới 220 kV, 110 kV đã cơ bản đạt tiêu chí N-1, đáp ứng tốt nhu cầu điện phục vụ phát triển KT- XH của địa phương.

c) Việc tỉnh Đồng Tháp thống nhất ban hành các công văn chủ trương,

hướng dẫn huy động vốn ở địa phương để cùng ngành điện thực hiện đầu tư

CT&PT các lưới điện nông thôn, trong đó, nguồn NSĐP và nhân dân đóng góp thực hiện đầu tư CT&PT lưới điện hạ thế theo phương châm “Ngành đầu tư lưới trung thế và địa phương đầu tư lưới hạ thế” đã đáp ứng kịp thời một phần nhu cầu vốn để đầu tư CT&PT các công trình lưới điện bức xúc ở nông thôn, đặc biệt là nhu

cầu vốn để thực hiện tiêu chí điện, nhằm giúp các xã, huyện được công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới; thực hiện đúng quy định tại Điều 4 Luật Điện lực

là “ Ưu tiên phát triển điện phục vụ nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.

d) Việc tỉnh Đồng Tháp ban hành Công văn số 621/UBND-KTTH ngày 14/12/2018 chấp thuận cho PC Đồng Tháp tạm ứng ngân sách tỉnh, số tiền: 33 tỷ đồng để thực hiện đầu tư CT&PT hệ thống lưới điện nông thôn trong năm 2019 đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn để thực hiện mục tiêu chính sách phát triển điện năng của Tỉnh, cụ thể trong trường hợp này là thực hiện đầu tư CT&PT các lưới điện trên địa bàn huyện Tháp Mười đạt theo tiêu chí điện, để đến năm 2020 huyện Tháp Mườiđược công nhận là huyện đạt chuẩn xây dựng NTM theo kế hoạchđề ra.

e) Việc ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư CT&PT các lưới hạ thế để đạt

tiêu chí điện nông thôn theo Đề án an toàn điện và xem xét, giải quyết vốn đầu tư đối với các công trình lưới điện có nhu cầu đầu tư đột xuất (không có trong kế hoạch đầu tư CT&PT lưới điện hàng năm của Tỉnh) thể hiện sự quan tâm tích cực

của Tỉnh trong công tác đầu tư phát triển điện năng để phục vụphát triển kinh tế- xã

hội.

f) Việc tỉnh Đồng Tháp tuyên truyền, đẩy mạnh thực hiện phát triển các dự

án điện năng lượng mặt trời trên mái nhà hòa lưới điện công cộng trong thời gian

qua cho thấy kết quả đạt khá tốt, với tổng công suất lắp đặt 2.108 kWp cho thấy Tỉnh đã thực hiện tốt mục tiêu chính sách phát triển điện năng theo quy định của Luật Điện lực và Luật Sử dụng NLTK&HQ, đã góp phần giúp ngành điện giảm đáng kể áp lực vốn để thực hiện CT&PT nguồn và lưới điện, giúp khách hàng SDĐ tiết kiệm chi phí tiềnđiện…

2.4.1.2) Hạn chế:

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, chính sách tài chính thực hiện chính sách

phát triển điện năng của Tỉnh cũng có những hạn chế. Việc chỉ rõ những tồn tại, hạn chế đó là cơ sở để xác định nguyên nhân chủ quan và khách quan, giúp đảm bảo việc nghiên cứu lựa chọn các giải pháp nói chung và giải pháp tài chính nói riêng

đạt hiệu quả cao nhất. Những hạn chế như sau:

a) Việc triển khai đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV tuy đã có nhiều cố gắng từ phía tỉnh Đồng Tháp và ngành điện, nhưng mức độ hoàn thành

đạt khá thấp so với quy hoạch được phê duyệt, điển hình là kết quả thực hiện quy

hoạch cho thấy trong giai đoạn 2011-2015 vốn đầu tư CT&PT lưới điện 220 kV là

45 tỷ đồng, đạt mức độ hoàn thành quy hoạch chỉ 12,88 % và vốn đầu tư CT&PT

lưới điện 110 kV là 461,5 tỷđồng,đạt mức độ hoàn thành chỉ 55,14%.

Nguyên nhân chủ yếu chưa đạt so với quy hoạch là do ngành điện gặp khó khăn về vốn đầu tư nên chỉ tập trung đầu tư các công trình bức xúc nhất, do tốc độ phát triển kinh tế của Tỉnh đạt quá thấp so với kế hoạch đề ra (Do quy hoạch điện lập trên cơ sở nhu cầu điện phục vụ phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng GRDP

trong GĐ: 2011-2015 là 13%/năm, nhưng thực tế GRDP chỉ đạt 6,7%/năm nên dẫn đến nhu cầu phát triển lưới điện 220- 110kV không đạtkế hoạch). Do đó, việc lập quy hoạch trong thời gian tới cần lưu ý trong công tác dự báo phụ tải sao cho sát thực với nhu cầu của địa phương, tính toán hợp lý khối lượng quy hoạch lưới điện

cho phù hợp với thực tế, cũng như khả năng thu xếp nguồn vốn đầu tư của ngành điện, địa phương và các nguồn vốn khác.

b) Việc huy động vốn ở địa phương để thực hiện CT&PT các lưới điện nông thôn trong thời gian gần đây gặp khó khăn do nguồn ngân sách của các địa phương

và nhân dân đóng góp giảm đáng kể, cụ thể trong năm 2018 chỉ đạt 06/106 tỷ (chiếm 5,66%), thấp hơnnhiều so với mức trung bình từ năm 2012 đến 2018 (chiếm

17,7%).

Nguyên nhân chủ yếu do ngân sách của các huyện, thị xã, thành phố còn

khó khăn và người dân nông thôn còn nghèo nên khả năng đóng góp rất hạn chế.

Mặt khác, do các địa phương còn trông chờ Trung ương có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Điều 61 Luật Điện lực, ngoài ra còn trông chờviệc Trung ương và Ngành điện bố trí vốn để thực hiện dự án “Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia, tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015-2020” đã phê duyệt với tổng mức đầu tư 741,3 tỷ đồng, trong đó, vốnTrung ương cấp 85% tổng mức đầu tư, tương ứng 630,1 tỷ đồng; phần còn lại 15% tổng mức đầu tư tương ứng 111,2 tỷ đồng do ngành điện thu xếp vốn đối ứng để thực hiện dự án.

c) Nguồn vốn ngân sách địa phương hỗ trợ thực hiện đầu tư CT&PT lưới hạ thế đạt tiêu chí điện theo Đề án an toàn điện quá ít, chưa tác động mạnh đến kết quả thực hiện. Các chủ thể có liên quan chưa tích cực triển khai thực hiện nội dung đề

án; chính quyền địa phương chưa có các biện pháp chế tài hữu hiệu đối với các chủ thể thực hiện đề án...nên dẫn đến kết quả thực hiện đề án chưa đạt yêu cầu, điển hình là số người chết do tai nạn điện chưa có chiều hướng giảm.

d) Công tác tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch có một số hạn chế, như: chưa tổng kết, đánh giá nghiêm túc kết quả thực hiện quy hoạch hàng năm, dẫn đến kết quả thực hiện một số chỉ tiêu quan trọng đạt thấp, lưới điện phát triển chưa đồng bộ (chưa tập trung cho việc phát triển lưới hạ thế), chưa có các giải pháp tài chính

khả thi, kịp thời, hiệu quả để thực hiện quy hoạch.

e) Việc thỏa thuận giữa các đơn vị mua bán điện trong việc đầu tư phát triển

công khai, minh bạch. Việc chậm triển khai phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hiệu quả đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát

triển điện năng của Tỉnh, trước mắt là ảnh hưởng đến các khách hàng sử dụng điện công suất lớn (phục vụ cho các ngành sản xuất, cho khối hành chính sự nghiệp, cho

kinh doanh hoặc là những khách hàng mua buôn điện để bán lẻ lại điện) cần đầu tư lưới trung thếđể phục vụ cấp điện (bán điện).

2.4.2- Ưu điểm và hạn chế của hiện trạng lưới điện

a) Đối với lưới điện 220 kV, 110 kV:

- Ưu điểm:

Trong giai đoạn 2011 đến 2016, ngành điện đã đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện với khối lượng lớn, đặc biệt là các công trình 110kV, đã góp phần đẩy mạnh phát triển KT- XH của địa phương, cải thiện đáng kể chất lượng cấp điện; Nhu cầu chuyển tải cấp điện ổn định giữa khu vực phía Bắc và phía Nam Sông Tiền đã được thực hiện. Toàn bộ các lưới điện 220 kV trên địa bàn tỉnh do Công ty Truyền tải Điện 4 thuộc EVN NPT quản lývận hành, nên đảm bảo an toànđiện theo quy định.

- Hạn chế:

Tuy nhiên, bên cạnh mặt đạt được vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, đó là: lưới điện 110kV vẫn còn 1 đường dây hình tia (ĐD Cao Lãnh 2 – Tháp Mười- Tam Nông). Theo kế hoạch giai đoạn tớisẽ khắc phục hạn chế này.

b) Đối với lưới điện phân phối(lưới điện trung, hạ thế):

- Ưu điểm:

Trong giai đoạn 2011 – 2015, ngành điện đã chú trọng đến công tác đầu tư nâng cấp, sửa chữa lưới điện, như: thay dây dẫn các tuyến đường trục trung thế có tiết diện lớn hơn, hoàn thành việc nâng cấp điện áp từ 15kV lên 22kV, xây dựng các đường trục nối tuyến giữa các trạm 110kV, cải tạo, sửa chữa một phần khối lượng lưới hạ thế nông thôn tiếp nhận từ địa phương, nâng cao chất lượng điện cung cấp cho khu vực.

Toàn bộ các lưới 110 kV và hầu hết các lưới điện trung thế đều do PC Đồng

dụng hoặc của các cơ quan, đơn vị…đầu tư xây dựng nhưng đã bàn giao cho PC

Đồng Tháp quản lý vận hành, nên hầu hết các lưới điện này đều đảm bảo an toàn

cấp điện.

Riêng đối với lưới hạ thế, hầu hết đã được bàn giao cho PC Đồng Tháp vận

hành, bán điện trực tiếp đến người dân. Việc bàn giao lưới hạ thế cho PC Đồng Tháp có ưu điểm là đảm bảo các hộ dân mua điện trực tiếp ngành điện với giá điện do nhà nước quy định và Công ty có trách nhiệm cải tạo, sửa chữa lại lưới điện khi bị xuống cấp.

Tất cả các lưới hạ thế hiện nay đã được bọc hóa, điệp áp cuối nguồn được đảm bảo, nên góp phần đáng kể trong việc giảm tổn thất điện năng, giảm các nguy cơ gây mất an toàn.

Tóm lại, hầu hết các lưới điện do Công ty Điện lực Đồng Tháp quản lý, kể cả lưới hạ thế do Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bình Thànhquản lý đều đảm bảo

an toàn theo tiêu chí điện đã quy định.

- Hạn chế:

+ Còn một số khu vực chưa có trạm biến áp 110kV (Cụm công nghiệp Mỹ Hiệp, Dinh Bà…) dẫn đến lưới điện trung thế phải vươn xa, làm cho tổn thất điện, chất lượng điện áp của những khu vực này còn cao.

+ Kết cấu lưới 1 pha vẫn còn có tỷ trọng lớn, gây mất cân bằng phụ tải giữa các pha, làm tăng tổn thất điện, không đáp ứng nhu cầu cấp điện 3 pha cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

+ Lưới hạ thế: Lưới hạ thế nông thôn chủ yếu là lưới 1 pha (kể cả ở nơi đã có lưới trung thế 3 pha) nên vẫn còn hạn chế trong việc phục vụ nhu cầu điện cho sản xuất ngoài ánh sáng sinh hoạt.

+ Khối lượng lưới trung hạ thế xây dựng mới đạt thấp so với quy hoạch và nhu cầu thực tế, ảnh hưởng phần nào đến nhiệm vụ cấp điện phục vụ phát triển KT- XH của Tỉnh.

+ Ở nông thôn còn các lưới hạ thế độc lập bán kính cấp điện xa (1km) nên gây sụt áp cuối nguồn. Ngoài ra, tại các vị trí có điện kế cụm, lưới điện sau điện kế

này do dân tự kéo có bán kính xa, sử dụng dây dẫn nhỏ, chất lượng kém nên không đảm bảo an toàn …

+ Đối với các trạm biến áp phân phối, trong điều kiện vận hành bình thường

mang tải ở mức từ 50%-70%. Tuy nhiên hiện có một số khu vực tốc độ tăng trưởng phụ tải nhanh, đột biến do người dân tự phát thực hiện không có trong quy hoạch như: Trồng cây thanh long tại huyện Lai Vung, Nuôi cá lóc tại huyện Hồng Ngự, ... nên các đường dây hạ thế nhanh chóng đầy tải, quá tải làm khó khăn cho công tác cấp điện.

c) Về khả năng kết nối lưới điện

Liên kết của lưới điện tỉnh Đồng Tháp với hệ thống lưới điện khu vực như

sau:

- Đường dây 220kV Cao Lãnh 2 – Thốt Nốt liên kết lưới 220kV tỉnh Đồng Tháp với trạm 500/220kV Ô Môn thành phố Cần Thơ.

- Đường dây 220kV Cao Lãnh 2 – Mỹ Tho liên kết lưới 220kV tỉnh Đồng Tháp với trạm 500/220kV Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang.

- Lưới điện 110kV liên kết tỉnh Đồng Tháp với tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, thành phố Cần Thơ qua các tuyến ĐD 110 kV liên kết giữa các trạm

220kV.

- Liên kết lưới phân phối: các tuyến trục trung thế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hầu hết đã được liên kết với nhau, vận hành linh động và hỗ trợ qua lại lẫn nhau trong trường hợp sự cố, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho tỉnh.

- Ngoài ra, lưới điện Đồng Tháp có khả năng liên kết để cấp điện với các tỉnh An Giang, Vĩnh Long và Tiền Giang qua các khu vực sau:

+ Nhận điện từ tỉnh Tiền Giang cấp điện cho CCN Mỹ Hiệp, huyện Cao

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)