4- KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.2- CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
TRIỂN ĐIỆN NĂNG TỈNH ĐỒNG THÁP 3.2.1- Các giải pháp tài chính
Để thực hiện chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp nói chung và Quy hoạch điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016-2025 có xét đến 2035 đã phê duyệt nói riêng đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, cần phải có hệ thống các giải pháp khả
thi, hiệu quả, kịp thời để thực hiện, trong đó, các giải pháp tài chính được xem là
nồng cốt.
UBND tỉnh Đồng Tháp là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, có chức năng quản lý, thực hiện Quy hoạch điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2016-2025 có
xét đến 2035 nên cần có sự chủ động nghiên cứu tìm các giải pháp khả thi, hiệu quả, kịp thời để đảm bảo thực hiện quy hoạch, trong đó, đối với các giải pháp tài chính như sau:
3.2.1.1) Giải pháp về vốn đầu tư:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Luật Điện lực: “Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm xây dựng trạm điện, công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ để bán điện”.
Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP của Chính phủ còn quy định: “ Đơn vị truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư xây dựng trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù công suất phản kháng trong phạm vi quản
lý của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Do vốn đầu tư CT&PT các lưới điện trong thời gian tới rất lớn, nên việc thu xếp đủ vốn để thực hiện quy hoạch là một gánh nặng đối với các đơn vị điện lực
nêu trên; do đó, các cấp có thẩm quyền cần có chủ trương, chính sách, cơ chế kịp thời, hiệu quả để đảm bảo các mục tiêu chính sách phát triển điện năngđã đề ra.
Theo quy định hiện hành, các lưới điện truyền tải và lưới điện phân phốinhư
sau:
- Lưới truyền tải bao gồm: Các đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp
220kV, 110kV.
- Lưới phân phối bao gồm: Các đường dây trung áp, trạm biến áp phân phối và đường dây hạ áp.
Như vậy, theo phân cấp trách nhiệmquản lý, vận hành và khai thác sử dụng lưới điện của Ngành điện, các nguồn vốn đầu tư CT&PT lưới điện trong thời gian tới được huy độngchủ yếu từ các nguồn như sau:
- Đối với lưới điện 220kV: Huy động chủ yếu từ các nguồn vốn của EVN NPT để đầu tư.
- Đối với lưới điện 110kV : Huy động chủ yếu từ các nguồn vốn của EVN
SPC để đầu tư.
- Đối với lưới phân phối (lưới trung, hạ thế): Huy động chủ yếu từ các nguồn vốn của EVN SPC và PC Đồng Tháp để đầu tư. Một số dự án huy động từ các nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, nhân dân đóng góp do UBND các địa phương làm chủ đầu tư.
Riêng đường dây điện từ sau công tơ mua điện đến nhà của khách hàng SDĐ
do khách hàng SDĐ tự đầu tư.
Ngoài ra, đối với một số lưới điện phân phối có điều kiện thì cần huy động vốn khách hàng sử dụng điện đầu tư, thực hiện phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh
tranh theo quy định (ví dụ đường dây và trạm biến áp tại các cơ sở SXKD trong khu công nghiệp hoặc cấp điện riêng cho các phụ tải công nghiệp, thương mại..).
Đối với lưới điện phân phối phục vụ phát triển hạ tầng kỹ thuật trong các khu đô thị, để đảm bảo tính đồng bộ trong việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị thì ngành điện phải thỏa thuận để huy động vốn từ các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách phát triển điện năng, nếu các
đơn vị có gặp khó khăn về vốn đầu tư, thì có thể chủ động kiến nghị với UBND tỉnh Đồng Tháp để kịp thời xem xét, tìm các giải pháp vốn khác phù hợp để thực hiện. Đối với trường hợp phát triển lưới điện ở những khu vực còn nhiều khó khăn như:
nông thôn vùng sâu, vùng xa, những nơi đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng lưới điện lớn nhưng không mang lại hiệu quả tài chính, thì đơn vị điện lực đề nghị tỉnh Đồng
Tháp xem xét, hỗ trợ về vốn đầu tư theo quy định và điều kiện thực tế ở địa phương.
3.2.1.2) Giải pháp đầu tư:
- Sử dụng chủ yếu nguồn vốn của các đơn vị điện lực để thực hiện đầu tư,
đồng thời khai thác tối ưu mọi nguồn lực bên ngoài ngành điện (Ngoài EVN) tham gia thực hiện đầu tư, nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu cung cấp điện của nhân dân và nhu cầu điện phục vụphát triển KT- XH của địa phương.
- Từng bước tăng khả năng huy động tài chính nội bộ trong các doanh nghiệp ngành điện thông qua các giải pháp: “Nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp ngành điện, bảo đảm có tích lũy, bảo đảm tỷ lệ vốn tự có cho đầu tư phát triển theo yêu cầu của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế; tiến tới nguồn huy động vốn chính cho các công trình lưới điện là vốn tự tích lũy của ngành điện”.
- Thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh thực hiện đầu tư phát triển các dự án điện; cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành
điện không cần giữ 100% vốn theo chủ trương của Chính phủ. Thúc đẩy phát triển thị trường điện ở khâu phân phối điện cấp điện áp 110-22kV để thu hút các nhà đầu tưsản xuất và phân phối điện.
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển
các dự án lưới điện…
- Tranh thủ các nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ưu đãi, viện trợ phát triển chính thức không ưu đãi, vay thương mại với lãi suất thấp.
- Nghiên cứu triển khai có hiệu quả Luật Điện lực và các quy định của pháp luật về quản lý ĐTXD công trình lưới điện, đảm bảo tiết kiệm chi phí, thực hiện đúng tiến độ đầu tư theo kế hoạch đề ra.
- Nghiên cứu điều chỉnh phân kỳ đầu tư các hạng mục, công trình lưới điện để đảm bảo cho việc đầu tư các hạng mục, công trình lưới điện mang lại hiệu quả
cao nhất.
- Đẩy mạnh phát triển các dự án điện NLTT theo chủ trương, chính sách hiện
hành.
- Đảm bảo phát triển hiệu quả thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo lộ trình quy định.
3.2.2- Các giải phápbổ trợ
Ngoài các giải pháp tài chính, để đảm bảo thực hiệnmục tiêu chính sách phát
triển điện năng cần nghiên cứu, bổ sung các giải pháp bổ trợ. Các giải pháp bổ trợ đó là: sử dụng điện TK&HQ; tăng cường quản lý, thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh cải cách TTHC; khắc phục những khó khăn, bất cập trong thực hiện chính sách phát
triển điện năng; tham quan học tập kinh nghiệmphát triển điện năng; tuyên truyền, vận động…
3.2.2.1) Giải pháp sử dụng điện TK&HQ
Đểđảm bảo việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trở thành một hoạt động
thường xuyên, tự giác đối với từng đối tượng sử dụng điện, cần tăng cường triển khai thực hiện các quy định của Luật Sử dụng NLTK&HQ và Chỉ thị số 34 ngày 07/8/2017 của Chính phủ vềtăng cường tiết kiệm điện.
Hiện nay UBND các tỉnh đang chuẩn bị triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Chính phủ phê duyệt
gắn nội dung sử dụng điện TK&HQ vào kế hoạch này để triển khai thực hiện đồng bộ.
Các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp cần tích cực chủ động triển khai các
chương trình tiết kiệm điện nhằm giảm suất tiêu hao điện trên từng đơn vị sản phẩm, đặc biệt đối với một số lĩnh vực tiêu thụ nhiều điện như: xay xát, lau bóng gạo, thủy hải sản đông lạnh, trạm bơm tiêu ... Đối với EVN chủđộng phối hợp với các tỉnh để đảm bảo triển khai có hiệu quả các hoạt động tiết kiệm điện, như: quảng bá sử dụng bóng đèn compact, bóng đèn led, máy nước nóng mặt trời, điện mặt trời và các sản phẩm có dán nhãn tiết kiệm năng lượng.
3.2.2.2) Giải pháp tăng cường quản lý, thực hiện quy hoạch
Việc thực hiện các mục tiêu của Quy hoạch điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ:
2016- 2025 có xét đến 2035 đã phê duyệt là nhân tố quyết định kết quả thực hiện mục tiêu chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp, do đó việc tăng cường quản lý, thực hiện quy hoạchlà cần thiết.
Theo đó, ngoài việc chấp hành nghiêm các quy định về quản lý, thực hiện
quy hoạch, tỉnh Đồng Thápcần có kế hoạch chuẩn bị quỹ đất để kịp thời bố trí cho các dự án điện trong quy hoạch; chủ động phối hợp với chủ đầu tư trong thực hiện
công tác BT-GPMB cho các dự án điện;kịp thời thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch theo chu kỳ và không theo chu kỳ để đáp ứng nhu cầu phát triển điện; định kỳ hàng năm tổng kết, đánh giá nghiêm túc kết quả thực hiện quy hoạchđể xem xét,
rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng quản lý, thực hiện quy hoạch cho năm tới.
Bên cạnh đó, các chủ đầu tư dự án điện cần chủ động phối hợp với các cơ
quan chuyên môn của Tỉnh đểđảm bảo các hoạt động đầu tư CT&PT lưới điện theo
quy hoạch; thực hiện tốt công tác BT-GPMB cho dự án điện. Trong quá trình
ĐTXD công trình lưới điện, các chủ đầu tư phải tuân thủ đúng kết cấu, quy mô lưới điện, cấp điện áp nêu trong quy hoạch; tuân thủ theo Luật Điện lực, các quy định về hệ thống điện truyền tải, hệ thống điện phân phối đã ban hành.
3.2.2.3) Giải pháp đẩy mạnh cải cách TTHC và khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện chính sách phát triển điện năng
Đối với các chủ đầu tư dự án điện, khách hàng SDĐ thì quy trình thủ tục
hành chính trong lĩnh vực điện năng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Các thủ tục hành chính như: cấp các loại giấy phép có liên quan đến hoạt động đầu tư, các thủ tục như : khảo sát hiện trường và thỏa thuận đấu nối; chấp thuận xây dựng công trình và cấp phép thi công; xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; bổ sung, điều chỉnh quy hoạch không theo chu kỳ; nghiệm thu đóng điện cho dự án điện…tránh
giải quyết rườm rà, kéo dài.
Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển KT-XH, tỉnh Đồng Tháp cần phối hợp đẩy mạnh cải cách TTHC trong lĩnh vực điện năng, thực hiện giảm thời gian giải quyết thủ tục cấp điện, nâng mức xếp hạng chỉ số tiếp cận điện năng theo quy
định; đồng thời nghiên cứu cắt bỏ thêm những giấy phép con, thực hiện một cửa
liên thông trong việc giải quyết các thủ tục điệnnăng…
Bên cạnh đó Tỉnh cần xem xét, kiến nghị Chính phủ và Bộ ngành liên quan hướng dẫntháo gỡ những những bất cập, khó khăn trong thực hiện chính sách phát
triển điện năng.
3.2.2.4) Giải pháp tham quan học tập kinh nghiệm
Trong lĩnh vực phát triển điện năng, việc địa phương đi sau học tập kinh
nghiệm của địa phương đi trước thành công hơn là cần thiết. Thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp cũng đã có những thành công trong lĩnh vực phát triển điện năng thể hiện qua các kết quả nêu trong chương 2 của luận văn. Tuy nhiên, so với điều kiện thực tế của địa phương, những khó khăn thách thức từ nền kinh tế, Đồng Tháp cần học hỏi kinh nghiệm của các địa phương đã thành công trong công tác phát triển điện năng. Để tham quan họctập đạt kết quả cần:
- Lựa chọn các địa phương có điều kiện KT- XH và tự nhiên tương đồng với tỉnh để học tập, cụ thể như: học tập ở Tiền Giang, Long An, Cà Mau...về việc cho ngành điện tạm ứng ngân sách đầu tư CT&PT lưới điện nông thôn; học tập TP. Hồ
Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...về việc khuyến khích khách hàng SDĐ đầu tư lưới điệnđểmua điện…
- Những người đi học tập kinh nghiệm là người ở các cơ quan, đơn vị trực tiếpquản lý phát triển điện năng như:UBND Tỉnh, Sở Công Thương, Sở Tài chính, Công ty Điện lực...Trong quá trình học tập cần nắm, nghiên cứu kỹ cách sử dụng các công cụvà giải pháp tài chính trong thực hiện phát triển điện năng.
3.2.2.5) Giải pháp tuyên truyền, vận động
Cần tăng cường tuyên truyền, vận động để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện tốt chủ trương, chính sách phát triển điện năng, như:
- Chính sách khách hàng SDĐ đầu tư lưới điện.
- Chính sách đầu tư, quản lý vận hành đường dây điện sau công tơ mua điện. - Chính sách đầu tư điện mặt trời hòa lưới điện công cộng.
- Chính sách đầu tư nhà máy phát điện sử dụng các nguồn NLTT. - Chính sách khuyến khích sử dụng điện TK&HQ.
- Các chính sách và lộ trình phát triển thị trường bán lẻ điệnnăng...
3.2.3- Chủ thể thực hiệngiải pháp
Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp tài chính nói riêng và các giải pháp
nói chung, các chủ thể có liên quan cần nâng cao ý thức trong việc phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp thực hiện chính sách phát triển điện năng, trong đó, các giải pháp tài chính là nồng cốt; khắc phục kịp thời những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách phát triển điệnnăng. Các chủ thể sẽ gắn với các
giải pháp có liên quan, vì đối với từng chủ thể, các giải pháp sẽ có vai trò, vị trí khác nhau, tác động đến việc thực hiện chính sách phát triển điện năng ở các góc độ
khác nhau. Các chủ thể cần xây dựng và áp dụng các giải pháp bao gồm 04 chủ thể:
(1) Trung ương, (2) Tỉnh Đồng Tháp (3) Ngành điện (4) Khách hàng sử dụng điện.
3.2.3.1) Đối với Trung ương
Để hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện tốt chính sách phát triển điện năng, xin có một số kiến nghịnhư sau:
- Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cần hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Điều 61 Luật Điện lực, để các địa phương hỗ trợ thực hiện đầu tư điện theo quy định. Mục đíchtạo cơ sở pháp lý (hoàn thiện khung pháp lý) để huy động các nguồn ngân
sách hỗ trợ thực hiện đầu tư CT&PT lưới điện nông thôn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện tiêu chí điện theo Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ Công Thương.
- Bộ Công Thương cần hướng dẫn cụ thể nội dung thỏa thuận đầu tư phát triển lưới điện quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 41 Luật Điện lực; đồng thời có hướng dẫn cụ thể chi phí thuê ngành điện quản lý vận hành hàng năm theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/ 2013 của Chính phủ.
Mục đích hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm quyền lợi cơ bản giữa các bên trong
việc thỏa thuận thực hiện đầu tư lưới điện để phục vụ mua bán điện. Theo đó, trong
trường hợp đơn vị phân phối điện không đủ kinh phí thực hiện đầu tư lưới điện để
bán điện thì đơn vị mua điện có thể thực hiện đầu tư lưới điện để phục vụ mua bán
điện.
- Bộ Công Thương sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo Quyết định 63/2013/QĐ-TTg ngày
08/11/2013 của Chính phủ, đảm bảo tính pháp lý đầy đủ, thị trường bán lẻ điện năng phát triển hiệu quả ... Theo đó, lộ trình thực hiện thí điểm là từ năm 2021 đến năm 2023 và thực hiện chính thức là từ sau năm 2023. Mục đích thu hút các nhà
đầu tư kinh doanh bán lẻ điện, giảm áp lực vốn đầu tư lưới điện cho ngành điện,
giúp khách hàng SDĐ có điều kiện lựa chọn đơn vị cung cấp điện cho mình…
- Bộ Công Thương kiến nghị với Chính phủ xem xét, chỉ đạo phân bổ vốn