4- KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.2.3.2) Đối với tỉnh Đồng Tháp
Tăng cường quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện năng đã phê duyệt,
nhằm đảm bảo thực hiện quy hoạch có hiệu quả; đồng thời xem xét, kiến nghị với Chính phủ và Bộ ngành liên quan phân bổ vốn đầu lưới điện theo kế hoạch, hướng dẫn tháo gỡ những những bất cập, khó khăn trong việc thực hiện chính sách phát triển điện năng…
Về đầu tư phát triển lưới điện trong thời gian tới, cần nghiên cứu triển khai thực hiện có hiệu quả các giải phápnhư sau:
b1) Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới 220-110 kV
Căn cứ Luật Điện lực và phân cấp trách nhiệmquản lý, vận hành, khai thác
sử dụng lưới điện của EVN, tiếp tục kiến nghị EVN NPT, EVN SPC có nghĩa vụ đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV theo quy hoạch đã phê duyệt. Trong đó, EVN NPT đầu tư CT&PT các lưới 220 kV và EVN SPC đầu tư CT&PT các lưới 110 kV.
Đối với các dự án lưới điện chưa có trong quy hoạch hoặc không còn phù
hợp với quy hoạch phải kịp thời xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để các chủ đầu tư có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện.
Đối với các dự án lưới điện 110-22 kV cấp điện riêng cho Khu, cụm công
nghiệp, Khu chung cư …nếu ngành điện không đủ kinh phí để bố trí thực hiện thì
khuyến khích các thành phần kinh tế (ngoài EVN) thực hiện đầu tư kinh doanh bán
lẻ điện theo quy định (phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh) hoặc xem xét, trích ngân sách để thực hiện nhằm đảm bảo nhu cầu điện phục vụ phát triển KT-
b2) Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới trung hạ thế
- Tích cực theo dõi, kiến nghị với Trung ương và Ngành điện bố trí vốn cho
các chương trình, dự án lưới điện trên địa bàn tỉnh đã phê duyệt (do vốn Trung
ương và Ngành điện thực hiện), như: Dự án Cấp điện nông thôn tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2015-2020 (tổng mức đầu tư 741,3 tỷ đồng), Dự án CT&PT lưới trung hạ thế khu vực trung tâm thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp (tổng mức đầu tư 209 tỷ đồng)...Mục đích tác động thường xuyên với Trung ương và Ngành điện quan tâm,
bố trí vốn để thực hiện phát triển lưới điện, nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu chính sách phát triển điện năngcủa Tỉnh.
- Bên cạnh việc hỗ trợ ngành điện đầu tư CT&PT lưới hạ thế nông thôn theo
phương châm “Ngành đầu tư lưới trung thế, địa phương đầu tư lưới hạ thế” theo
Công văn số 114/UBND-KTN ngày 02/3/2016, Tỉnh cần tiếp tục xem xét cho PC
Đồng Tháp tạm ứng ngân sách tỉnh để đầu tư lưới điện theo nhu cầu thực tế, với thời hạn hoàn trả dần hàng năm, trong vòng 03 năm hoặc 05 năm tùy theo điều kiện thực tếở địa phương. Lưu ý: Việc tạm ứng vốn ngân sách cho ngành điện tỉnh Đồng
Tháp có triển khai thực hiện trong năm 2019 (CV 621/UBND-KTTH ngày
14/12/2018 của UBND tỉnh Đồng Tháp).
- Trường hợp sau năm 2020, việc thực hiện tiêu chí điện nông thôn chưa đạt kế hoạch và vốn Trung ương, ngành điện chưa bố trí cho các dự án nêu trên (hoặc bố trí chưa đủ) thì tỉnh cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ thực hiện đầu tư lưới điện theo quy địnhvà điều kiện thực tế ở địa phương; đồng thời xem xét có cơ chế, chính
sách hỗ trợ các hộ nghèo, chính sách đầu tư cải tạo nâng cấp đường dây điện từ sau công tơ mua điện về nhà, nhằm đảm bảo thực hiện tiêu chí điện nông thôn đạt mục tiêu đề ra.
- Xem xét, chủ trương cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước khi xây dựng, cải tạo trụ sở làm việc được xem xét, bổ sung hạng mục điện mặt trời vào dự toán để thẩm định, phê duyệt, làm cơ sở thực hiện đầu tư. Về lâu dài, xem xét xây dựng lộ trình thực hiện đầu tưĐMT trên mái nhà cho tất cả cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nướccủa Tỉnh.
Đối với tổ chức, cá nhân khác đầu tư lắp đặt ĐMT trên mái nhà chỉ đạo cho
cơ quan chức năng và ngành điện tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá
nhân này thực hiện. Hỗ trợ thực hiện các hồ sơ, thủ tục bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực đối với các dự án ĐMT trên mái nhà có công suất ≥01MW theo quy
định.
Mục đích khuyến khích, đẩy mạnh đầu tư phát triển ĐMT trên mái nhà, giúp
giảm áp lực vốn đầu tư nguồn và lưới điện cho ngành điện, thực hiện tốt chính sách phát triển điện năng đề ra.
- Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp cần phối hợp với ngành điện xem xét, thống nhất một số nội dung nhằm huy động thêm vốn của ngành điện để thực hiện đầu tư lưới điện theo chính sách phát triển điện năng của Tỉnh, cụ thể:
+ Trường hợp cấp điện cho khách hàng SDĐ công suất lớn (khách hàng mua
điện phục vụ cho các ngành sản xuất, cho khối hành chính sự nghiệp, cho kinh
doanh hoặc là những khách hàng mua buôn điện để bán lẻ lại) cần đầu tư lưới điện trung thế để bán điện, thì ngành điện có thể xem xét, thỏa thuận để khách hàng SDĐ thực hiện đầu tưlưới điện theo quy định.
+ Đối với các dự án lưới điện phân phối phục vụ phát triển hạ tầng kỹ thuật
trong các khu đô thị, để đảm bảo tính đồng bộ trong việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị thì ngành điện có thể thỏa thuận để huy động vốn từ các chủ đầu tư này để thực hiện đầu tư dự án lưới điện.
+ Đối với các dự án lưới điện phục vụ cấp điện riêng cho dự án khu dân cư,
chung cư...(dự án sinh lợi), ngành điện có thể thỏa thuận để chủ đầu tư này thực hiện đầu tư dự án lưới điện từ nguồn vốn sinh lợi.
+ Thúc đẩy phát triển các dự án phát điện sử dụng những nguồn NLTT hiện có ở địa phương.