Đánh giá hiệu quả KT-XH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 43 - 46)

4- KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1.5- Đánh giá hiệu quả KT-XH

3.1.5.1) Điều kiện phân tích:

a) Các quan điểm và phương pháp luận tính toán

Mục đích của việc phân tích kinh tế nhằm đánh giá tính hiệu quả của quy

hoạch trên góc độ lợi ích cho kinh tế quốc dân. Hiệu quả quy hoạch được đánh giá thông qua:

- Giá trị hiện tại ròng (NPV);

- Suất hoàn vốn nội tại về kinh tế (EIRR);

- Tỉ số hiệu ích so với chi phí (B/C).

Các chỉ tiêu trên được tính toán dựa trên cơ sở so sánh 2 dòng chi phí và lợi nhuận đã được chiết khấu trong suốt đời sống kinh tế củaquy hoạch.

Dòng chi phí trong quy hoạch này bao gồm vốn đầu tư, chi phí vận hành, bảo dưỡng, chi phí mua điện, không tính trả lãi vốn vay và đóng thuế các loại.

Dòng lợi nhuận trong quy hoạch này chính là doanh thu bán điện tăng thêm.

b) Các điều kiện, giả thiết về số liệu đầu vào:

- Năm bắt đầu xây dựng : 2016

- Thời gian xây dựng : 10 năm

- Năm bắt đầu vận hành : 2017

- Tuổi thọ kinh tế của quy hoạch : 25 năm

- Tổng vốn đầu tư: Vốn đầu tư được tính từ lưới truyền tải cho đến lưới phân phối.

- Bảng 3.1: Tổng hợp vốn đầu tư lưới điện (tỷđồng):

Vốn đầu tư 2016-2020 2021-2025 2026-2030 2031-2035

Lưới 220, 110kV 2.785,6 1.640,0 3.623,4 1.269,7

Lưới 22kV, 0,4kV 2.196,4 1.732,4 1.085,0 874,1

- Bảng 3.2: Tổng hợp điều kiện vay vốn

Hạng mục Vốn vay

- Lãi suất vay(%) 10

- Thời gian trả vốn(năm) 10

- Khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Hệ số khấu hao 10%.

- Giá mua điện tại thanh cái 110kV: bằng 70% giá bán điện.

- Giá bán điện hạ thế bình quân năm 2016 của tỉnh Đồng Tháp là: 1.515

đ/kWh (chưa tính thuế VAT). Giá bán điện hạ thế dự kiến cho các năm sau dựa trên tiến trình tăng điện chung của EVN được tính bằng bình quân gia quyền giá điện 5 thành phần phụ tải. Giá bán điện cho tiêu dùng dân cư được tính theo giá bán điện sinh hoạt bậc thang và định mức tiêu thụ điện sinh hoạt. Giá bán điện bình quân vào năm 2020 dự kiến đạt 2.205 đồng/kWh.

- Chi phí quản lý, vận hành và bảo dưỡng hàng năm: 1,5% tổng chi phí xây dựng ban đầu.

- Thuế GTGT: 10%.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: 20% tổng thu nhập gộp.

- Hệ số chiết khấu chuẩn: 10%/ năm.

- Kế hoạch sản xuất : Bảng 3.3: Tổng hợp kế hoạch sản xuất: Năm 2017 2020 2025 2030 2035 Điện thương phẩm (GWh) 2.027, 6 2.761,0 3.998,0 5.507,7 7.413,2

3.1.5.2) Phân tích kinh tế

a) Phân tích hiệu quả kinh tế:

Phân tích kinh tế cho quy hoạch được tiến hành cho phương án chọn cho trường hợp cơ sở.

- Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả phân tíchkinh tế- tài chính

Chỉ tiêu Đơn vị Kinh tế

NPV Triệu đồng 6.499.091

IRR % 15,59

Thời gian hoàn vốn năm 17

(Xem chi tiết tại Phụ lục 10 đính kèm)

b) Phân tích độ nhạy:

Phân tích độ nhạy được tiến hành cho các trường hợp có biến động đối với các dữ liệu đầu vào ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quy hoạch, như:

- Vốn đầu tư tăng thêm 10%

- Điện năng bán ra giảm 10%

- Vốn đầu tư tăng 10% và điện năng giảm 10%

Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả tính toán phân tích độ nhạy kinh tế

Chỉ tiêu Đơn vị Vốn ĐT tăng 10% Điện năng giảm 10% Vốn tăng 10% và điện năng giảm 10% NPV 106 đ 6.465.298 4.928.000 4.876.851 EIRR % 15,53% 14,39% 14,32%

Thời gian hoàn vốn Năm 17 18 19

Đánh giá kết quả phân tích kinh tế: dự ánđạt hiệu quả về mặt kinh tế trong các trường hợp cơ sở và trong cả các trường hợp tăng vốn đầu tư và phụ tải giảm 10%.

3.1.5.3) Đánh giá hiệu quả kinh tế chính sách phát triển điện năng

Chính sách phát triển điện năng tỉnh Đồng Tháp đã chứng tỏ được tính hiệu quả cao về kinh tế qua kết quả phân tích kinh tế. Đồng Tháp là tỉnh có nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng tăng nên có nhu cầu sử dụng điện khá cao, nên mức đầu tư cho phát triển lưới điện tương xứng với nhu cầu sử dụng điện. Mặt khác, việc đầu tư phát triển lưới điện các cấp điện áp cũng là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, một trong các điều kiện tiên quyết cho việc phát triển KT- XH và nâng cao

chất lượng và mức sống của người dân, tạo môi trường tốt để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Kết quả phân tích cho thấy mục tiêu chính sách đưa ra đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế và việc đầu tư cho mục tiêu chính sách là cần thiết và có tínhkhả

thi.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)