4- KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.2.3.4) Đối với khách hàng sử dụng điện
Chịu trách nhiệm huy động kinh phí để thực hiện đầu tư đường dây điện từ sau công tơ mua điện về nhà theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 46 Luật Điện lực.
- Đối với các đường dây sau công tơ, kể cả điện trong nhà sử dụng lâu ngày xuống cấp, không đảm bảo an toàn, phải đầu tư nâng cấp, cải tạo lại để đảm bảo an toàn theo tiêu chí điện nông thôn.
- Đối với các khách hàng SDĐ cho sinh hoạt, dịch vụ phải đầu tư lắp đặt thiết bị chống rò điện (thiết bị chống giật); lắp đặt tiếp đất bảo vệ an toàn vỏ mô tơ bơm nước theo quy định, nhằm đề phòng sự cố, tai nạn điện xảy ra.
Các giải pháp nêu trên nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện tiêu chí điện nông
thôn, hạn chế đến mức thấp nhất số vụ sự cốlưới điện, tai nạn điện chết người xảy ra. Tuy nhiên, để khách hàng SDĐ chấp hành thực hiện tốt các giải pháp này, ngoài
việc tuyên truyền, vận động, cần có các giải pháp chế tài phù hợp để đảm bảo khách hàng SDĐ thực hiện.
TÓM TẮT CHƯƠNG III
Chương 3: Rà soát, xác định cụ thể định hướng, mục tiêu, nhu cầu khối lượng lưới điện cần ĐTXD và vốn đầu tư lưới điện ở tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới; qua đó xem xét, đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ, khả thi, hiệu quả, kịp thời để đảm bảo thực hiện các mục tiêuđề ra. Hệ thống các giải pháp đó là
các giải pháp tài chính và các giải pháp bổ trợ; các giải pháp này được gắn liền với
các chủ thể thực hiện, do đó, đòi hỏi các chủ thể phải có sự tích cực nghiên cứu, phối hợp trong việc triển khai thực hiện các giải pháp, nhằm đảm bảo tính đồng bộ
PHẦN KẾT LUẬN
Trên thực tế, việc thực hiện các mục tiêu chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp vẫn đang là một bài toán khó. Lời giải cho bài toán này chính là hệ
thống các chính sách phát triển điện năng và các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng phải đồng bộ, thiết thực, hiệu quả, khả thi. Các chính sách tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng có vai trò rất quan trọng, vì khi thực thi chúng sẽtác động đến các chủ thểcó liên quan, đặc biệt là các chủ thể hoạt
động trong lĩnh vực điện năng, trong đó vai trò quản lý, điều hành của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp là chủđạo.
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, nên các ngành công nghiệp và dịch vụ sử dụng điện năng tăng nhanh, kèm theo đó là nhu cầu sử dụng điện với chất lượng, dịch vụ cung cấp ngày càng cao; bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu cũng đang diễn biến khá phức tạp, kèm theo đó là các nguồn cung cấp năng lượng hóa thạch, như: than đá, khí đốt ... kể cả nguồn thủy điện đã khai
thác sắp cạn kiệt, nên rất cần sự quan tâm, quản lý chặt chẻ của Trung ương và các cấp chính quyền địa phương, để đảm bảo lĩnh vực điện năng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Đề tài “Các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng:
Trường hợp tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện nhằm rà soát, phân tích, nhận xét, đánh giá có hệ thống các chính sách phát triển điện năng và chính sách tài chính
thực hiện chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp; qua đó, xác định những ưu điểm, hạn chế và những định hướng, mục tiêu chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp, để xem xét, đề xuất các giải pháp tài chính thực hiện
chính sách phát triển điện năng của Tỉnh trong thời gian tới. Hy vọng đề tài nghiên
cứusẽ đáp ứngyêu cầu đặt ra.
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng thực tế không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn đọc góp ý kiến, để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện điện khí hóa nông thôn Việt Nam và định hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện điện khí hóa nông thôn giai đoạn 2014- 2020 của Bộ Công Thương;
- Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2025 có xét
đến năm 2035 đãphê duyệt do Cty CP Tư vấn xây dựng điện 3lập;
- Dự án “Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2015- 2020”đã phê duyệt do Công ty Tư vấn điện miền Nam lập;
- Báo cáo hoạt động SXKD điện năng hàng năm của PC Đồng Tháp (Từ năm
2010 đến 2018);
- Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012 (Gọi tắt là Luật Điện lực) của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Luật Sử dụng năng lượng TK&HQ;
- Quyết định số 2081/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 phê duyệt “Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013-2020”của Chính phủ;
- Đề án an toàn điện tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2017-2020;
- Quyết định ban hành kế hoạch đầu tư CT&PT lưới điện hàng năm của
UBND tỉnh Đồng Tháp (Từ năm 2012 đến 2018);
- Công văn số 621/UBND-KTTH ngày 14/12/2018 của UBND tỉnh Đồng