Đối với Ngành điện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 56 - 59)

4- KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2.3.3) Đối với Ngành điện

- Hiện nay, hầu hết các cơ sở hạ tầng điện ở tỉnh đều do ngành điện quản lý,

khai thác sử dụng nên ngành điện phải có trách nhiệm đảm bảo kinh phí đầu tư duy

Bên cạnh đó, ngoài nguồn vốn khấu haocơ bản, ngành điện cần tích cực huy

động, tìm kiếm thêm các nguồn khác, tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, địa phương, khách hàng sử dụng điện; vốn vay ưu đãi, vay thương mại…để thực hiện đầu tư CT&PT các lưới điện theo mục tiêu chính sách phát triển điện năng của Tỉnh.

- Hàng năm, ngành điện cần phối hợp chặt chẻ với tỉnh Đồng Tháp để rà soát, xem xét lập kế hoạch ĐTXD các công trình lưới điện cần thiết, có ưu tiên thứ tự đầu tư về mức độ cần thiết và sự hiệu quả đầu tư của công trình, ước lượng tổng

kinh phí và lập các phương án huy động vốn để thực hiện. Đồng thời thông báo kết quả thực hiện đầu tư CT&PT lưới điện trong năm qua cho Lãnh đạo UBND Tỉnh biết.

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ ĐTXD các công trình lưới điện khi có vốn nhằm phát huy hiệu quả đầu tư. Đối với các dự án công trình dùng vốn khấu hao,

vốn vay và các nguồn vốn khác của EVN do EVN NPT, EVN SPC, PC Đồng Tháp làm chủ đầu tư phải nhanh chóng giải quyết các thủ tục xây dựng trong nội bộ

ngành, như: xác định điểm đấu nối, lập dự án đầu tư, lập thiết kế- dự toán...để đảm bảo khởi công xây dựng công trình sớm nhất.

Đối với các dự án nguồn vốn khác do tổ chức, cá nhân ngoài EVN làm chủ đầu tư thì ngành điện có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư

này trong việc triển khai thực hiện các thủ tục xây dựng công trình lưới điện, không

được tự ý đặt ra các điều kiện để gây khó khăn, cản trở tiến độ ĐTXD các công

trình lưới điện.

- Để thực hiện có hiệu quả Quy hoạch điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ:2016-

2025 có xét đến 2035 đã phê duyệt, trước mắt EVN NPT, EVN SPC và Công ty

Điện lực Đồng Tháp cần xem xét, tìm nguồn vốn thực hiện đầu tư khắc phục các khiếm khuyết của lưới điện như đã nêu ở trên (như: khắc phục tình trạng các đường

dây 110kV, 22kV hình tia, các đường dây 22 kV kéo xa gây tổn thất điện, chất lượng điện năng cung cấp chưa đạt quy định; các đường dây trung thế 1 pha còn nhiều; lưới điện chưa đảm bảo an toàn theo tiêu chí điện nông thôn…).

Về lâu dài, các đơn vị điện lựcphải xem xét, tìm kiếm các nguồn vốn để đảm bảo thực hiện mục tiêu quy hoạchđã đề ra.

+ Đối với EVN NPT, thông qua các giải pháp nêu trên, tìm kiếm các nguồn

vốn để thực hiện đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220kV theo quy hoạch đã phê duyệt.

Theo kế hoạch đến năm 2035 nhu cầu vốn đầu tư CT&PT lưới truyền tải

220kV là 5.235,3 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020 là 1.735,3 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2025 là 664,7 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 2.582,3 tỷ đồng và giai đoạn 2031-2035 là 253,0 tỷ đồng.

+ Đối với EVN SPC, thông qua các giải pháp nêu trên, tìm kiếm các nguồn

vốn để thực hiện đầu tư CT&PT lưới truyền tải 110kV theo quy hoạch đã phê duyệt.

Theo kế hoạch từ nay đến năm 2035 nhu cầu vốn đầu tư CT&PT lưới truyền tải 110kV là 4.083,4 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020 là 1.050,3 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2025 là 975,3 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 1.041,1 tỷ đồng và giai đoạn 2031-2035 là 1.016,7 tỷ đồng.

Đối với các dự án công trình lưới điện 110-22 kV cấp điện riêng cho các khu,

cụm công nghiệp; khu dân cư, chung cư... nếu không có khả năng bố trí vốn đầu tư

thì thông báo cho Tỉnh biết, xem xét giải quyết hoặc vận động, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, khách hàng SDĐ thực hiện đầu tư.

+ Đối với PC Đồng Tháp, thông qua các giải pháp tài chính nêu trên và căn cứ vào điều kiện thực tế ở địa phương, tranh thủ huy động các nguồn vốn ở địa phương để thực hiện đầu tư CT&PT các lưới trung, hạ thế theo quy hoạch đã phê duyệt.

Theo kế hoạch từ nay đến năm 2035 nhu cầu vốn đầu tư CT&PT các lưới

trung hạ thế là 5.719,3 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020 là 2.146,5 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2025 là 1.685,8 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 1.050,1 tỷđồng và giai đoạn 2031-2035 là 836,9 tỷ đồng.

PC Đồng Tháp cần tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh Đồng Tháp trong việc tạm ứng vốn ngân sách để thực hiện đầu tư CT&PT lưới điện theo tiêu chí điện nông

thôn, với thời hạn hoàn trả dần hàng năm, trong vòng 03 năm hoặc 05 năm tùy theo

điều kiện thực tế.

Đối với khách hàng SDĐ công suất lớn cần đầu tư lưới trung thế để cấp điện,

nếu cân đối được vốn đầu tư thì phối hợp với khách hàng thỏa thuận thực hiện đầu tư. Trường hợp không cân đối được vốn đầu tư thì thỏa thuận để khách hàng đầu tư lưới điện theo quy định, không được gây cản trở trong việc cung cấp điện cho khách

hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)