Giải pháp tăng cường quản lý, thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 50)

4- KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2.2.2) Giải pháp tăng cường quản lý, thực hiện quy hoạch

Việc thực hiện các mục tiêu của Quy hoạch điện năng tỉnh Đồng Tháp GĐ:

2016- 2025 có xét đến 2035 đã phê duyệt là nhân tố quyết định kết quả thực hiện mục tiêu chính sách phát triển điện năng của tỉnh Đồng Tháp, do đó việc tăng cường quản lý, thực hiện quy hoạchlà cần thiết.

Theo đó, ngoài việc chấp hành nghiêm các quy định về quản lý, thực hiện

quy hoạch, tỉnh Đồng Thápcần có kế hoạch chuẩn bị quỹ đất để kịp thời bố trí cho các dự án điện trong quy hoạch; chủ động phối hợp với chủ đầu tư trong thực hiện

công tác BT-GPMB cho các dự án điện;kịp thời thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy

hoạch theo chu kỳ và không theo chu kỳ để đáp ứng nhu cầu phát triển điện; định kỳ hàng năm tổng kết, đánh giá nghiêm túc kết quả thực hiện quy hoạchđể xem xét,

rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng quản lý, thực hiện quy hoạch cho năm tới.

Bên cạnh đó, các chủ đầu tư dự án điện cần chủ động phối hợp với các cơ

quan chuyên môn của Tỉnh đểđảm bảo các hoạt động đầu tư CT&PT lưới điện theo

quy hoạch; thực hiện tốt công tác BT-GPMB cho dự án điện. Trong quá trình

ĐTXD công trình lưới điện, các chủ đầu tư phải tuân thủ đúng kết cấu, quy mô lưới điện, cấp điện áp nêu trong quy hoạch; tuân thủ theo Luật Điện lực, các quy định về hệ thống điện truyền tải, hệ thống điện phân phối đã ban hành.

3.2.2.3) Giải pháp đẩy mạnh cải cách TTHC và khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện chính sách phát triển điện năng

Đối với các chủ đầu tư dự án điện, khách hàng SDĐ thì quy trình thủ tục

hành chính trong lĩnh vực điện năng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Các thủ tục hành chính như: cấp các loại giấy phép có liên quan đến hoạt động đầu tư, các thủ tục như : khảo sát hiện trường và thỏa thuận đấu nối; chấp thuận xây dựng công trình và cấp phép thi công; xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; bổ sung, điều chỉnh quy hoạch không theo chu kỳ; nghiệm thu đóng điện cho dự án điện…tránh

giải quyết rườm rà, kéo dài.

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển KT-XH, tỉnh Đồng Tháp cần phối hợp đẩy mạnh cải cách TTHC trong lĩnh vực điện năng, thực hiện giảm thời gian giải quyết thủ tục cấp điện, nâng mức xếp hạng chỉ số tiếp cận điện năng theo quy

định; đồng thời nghiên cứu cắt bỏ thêm những giấy phép con, thực hiện một cửa

liên thông trong việc giải quyết các thủ tục điệnnăng…

Bên cạnh đó Tỉnh cần xem xét, kiến nghị Chính phủ và Bộ ngành liên quan hướng dẫntháo gỡ những những bất cập, khó khăn trong thực hiện chính sách phát

triển điện năng.

3.2.2.4) Giải pháp tham quan học tập kinh nghiệm

Trong lĩnh vực phát triển điện năng, việc địa phương đi sau học tập kinh

nghiệm của địa phương đi trước thành công hơn là cần thiết. Thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp cũng đã có những thành công trong lĩnh vực phát triển điện năng thể hiện qua các kết quả nêu trong chương 2 của luận văn. Tuy nhiên, so với điều kiện thực tế của địa phương, những khó khăn thách thức từ nền kinh tế, Đồng Tháp cần học hỏi kinh nghiệm của các địa phương đã thành công trong công tác phát triển điện năng. Để tham quan họctập đạt kết quả cần:

- Lựa chọn các địa phương có điều kiện KT- XH và tự nhiên tương đồng với tỉnh để học tập, cụ thể như: học tập ở Tiền Giang, Long An, Cà Mau...về việc cho ngành điện tạm ứng ngân sách đầu tư CT&PT lưới điện nông thôn; học tập TP. Hồ

Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...về việc khuyến khích khách hàng SDĐ đầu tư lưới điệnđểmua điện…

- Những người đi học tập kinh nghiệm là người ở các cơ quan, đơn vị trực tiếpquản lý phát triển điện năng như:UBND Tỉnh, Sở Công Thương, Sở Tài chính, Công ty Điện lực...Trong quá trình học tập cần nắm, nghiên cứu kỹ cách sử dụng các công cụvà giải pháp tài chính trong thực hiện phát triển điện năng.

3.2.2.5) Giải pháp tuyên truyền, vận động

Cần tăng cường tuyên truyền, vận động để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện tốt chủ trương, chính sách phát triển điện năng, như:

- Chính sách khách hàng SDĐ đầu tư lưới điện.

- Chính sách đầu tư, quản lý vận hành đường dây điện sau công tơ mua điện. - Chính sách đầu tư điện mặt trời hòa lưới điện công cộng.

- Chính sách đầu tư nhà máy phát điện sử dụng các nguồn NLTT. - Chính sách khuyến khích sử dụng điện TK&HQ.

- Các chính sách và lộ trình phát triển thị trường bán lẻ điệnnăng...

3.2.3- Chủ thể thực hiệngiải pháp

Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp tài chính nói riêng và các giải pháp

nói chung, các chủ thể có liên quan cần nâng cao ý thức trong việc phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp thực hiện chính sách phát triển điện năng, trong đó, các giải pháp tài chính là nồng cốt; khắc phục kịp thời những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách phát triển điệnnăng. Các chủ thể sẽ gắn với các

giải pháp có liên quan, vì đối với từng chủ thể, các giải pháp sẽ có vai trò, vị trí khác nhau, tác động đến việc thực hiện chính sách phát triển điện năng ở các góc độ

khác nhau. Các chủ thể cần xây dựng và áp dụng các giải pháp bao gồm 04 chủ thể:

(1) Trung ương, (2) Tỉnh Đồng Tháp (3) Ngành điện (4) Khách hàng sử dụng điện.

3.2.3.1) Đối với Trung ương

Để hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện tốt chính sách phát triển điện năng, xin có một số kiến nghịnhư sau:

- Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cần hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Điều 61 Luật Điện lực, để các địa phương hỗ trợ thực hiện đầu tư điện theo quy định. Mục đíchtạo cơ sở pháp lý (hoàn thiện khung pháp lý) để huy động các nguồn ngân

sách hỗ trợ thực hiện đầu tư CT&PT lưới điện nông thôn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện tiêu chí điện theo Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ Công Thương.

- Bộ Công Thương cần hướng dẫn cụ thể nội dung thỏa thuận đầu tư phát triển lưới điện quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 41 Luật Điện lực; đồng thời có hướng dẫn cụ thể chi phí thuê ngành điện quản lý vận hành hàng năm theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/ 2013 của Chính phủ.

Mục đích hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm quyền lợi cơ bản giữa các bên trong

việc thỏa thuận thực hiện đầu tư lưới điện để phục vụ mua bán điện. Theo đó, trong

trường hợp đơn vị phân phối điện không đủ kinh phí thực hiện đầu tư lưới điện để

bán điện thì đơn vị mua điện có thể thực hiện đầu tư lưới điện để phục vụ mua bán

điện.

- Bộ Công Thương sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo Quyết định 63/2013/QĐ-TTg ngày

08/11/2013 của Chính phủ, đảm bảo tính pháp lý đầy đủ, thị trường bán lẻ điện năng phát triển hiệu quả ... Theo đó, lộ trình thực hiện thí điểm là từ năm 2021 đến năm 2023 và thực hiện chính thức là từ sau năm 2023. Mục đích thu hút các nhà

đầu tư kinh doanh bán lẻ điện, giảm áp lực vốn đầu tư lưới điện cho ngành điện,

giúp khách hàng SDĐ có điều kiện lựa chọn đơn vị cung cấp điện cho mình…

- Bộ Công Thương kiến nghị với Chính phủ xem xét, chỉ đạo phân bổ vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiệnĐề án “Cấp điện nông thôn tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2015-2020” đã phê duyệt, với tổng vốn là 741,3 tỷ đồng; trong đó, vốn Trung ương cấp 85% tổng mức đầu, tương ứng 630,1 tỷ đồng; phần còn lại 15% tổng mức đầu tư tương ứng 111,2 tỷ đồng do ngành điện thu xếp vốn để đối ứngthực hiện (do

Trung ương chưa cấp vốn nên đến nay ngành điện vẫn chưa bố trí vốn đối ứng để thực hiện).

- Chính phủ và các Bộ ngành liên quan giúp ngành điện tìm vốn vay, vốn tài trợ từ các tổ chức nước ngoài để thực hiện đầu tư CT&PTcác lưới điện theo quy hoạch, đặc biệt là các lưới điện nông thôn để sớm đạt tiêu chí điện nông thôn theo kế hoạch.

3.2.3.2) Đối với tỉnh Đồng Tháp

Tăng cường quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện năng đã phê duyệt,

nhằm đảm bảo thực hiện quy hoạch có hiệu quả; đồng thời xem xét, kiến nghị với Chính phủ và Bộ ngành liên quan phân bổ vốn đầu lưới điện theo kế hoạch, hướng dẫn tháo gỡ những những bất cập, khó khăn trong việc thực hiện chính sách phát triển điện năng…

Về đầu tư phát triển lưới điện trong thời gian tới, cần nghiên cứu triển khai thực hiện có hiệu quả các giải phápnhư sau:

b1) Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới 220-110 kV

Căn cứ Luật Điện lực và phân cấp trách nhiệmquản lý, vận hành, khai thác

sử dụng lưới điện của EVN, tiếp tục kiến nghị EVN NPT, EVN SPC có nghĩa vụ đầu tư CT&PT các lưới truyền tải 220 kV, 110 kV theo quy hoạch đã phê duyệt. Trong đó, EVN NPT đầu tư CT&PT các lưới 220 kV và EVN SPC đầu tư CT&PT các lưới 110 kV.

Đối với các dự án lưới điện chưa có trong quy hoạch hoặc không còn phù

hợp với quy hoạch phải kịp thời xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để các chủ đầu tư có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện.

Đối với các dự án lưới điện 110-22 kV cấp điện riêng cho Khu, cụm công

nghiệp, Khu chung cư …nếu ngành điện không đủ kinh phí để bố trí thực hiện thì

khuyến khích các thành phần kinh tế (ngoài EVN) thực hiện đầu tư kinh doanh bán

lẻ điện theo quy định (phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh) hoặc xem xét, trích ngân sách để thực hiện nhằm đảm bảo nhu cầu điện phục vụ phát triển KT-

b2) Đối với việc đầu tư CT&PT các lưới trung hạ thế

- Tích cực theo dõi, kiến nghị với Trung ương và Ngành điện bố trí vốn cho

các chương trình, dự án lưới điện trên địa bàn tỉnh đã phê duyệt (do vốn Trung

ương và Ngành điện thực hiện), như: Dự án Cấp điện nông thôn tỉnh Đồng Tháp GĐ: 2015-2020 (tổng mức đầu tư 741,3 tỷ đồng), Dự án CT&PT lưới trung hạ thế khu vực trung tâm thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp (tổng mức đầu tư 209 tỷ đồng)...Mục đích tác động thường xuyên với Trung ương và Ngành điện quan tâm,

bố trí vốn để thực hiện phát triển lưới điện, nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu chính sách phát triển điện năngcủa Tỉnh.

- Bên cạnh việc hỗ trợ ngành điện đầu tư CT&PT lưới hạ thế nông thôn theo

phương châm “Ngành đầu tư lưới trung thế, địa phương đầu tư lưới hạ thế” theo

Công văn số 114/UBND-KTN ngày 02/3/2016, Tỉnh cần tiếp tục xem xét cho PC

Đồng Tháp tạm ứng ngân sách tỉnh để đầu tư lưới điện theo nhu cầu thực tế, với thời hạn hoàn trả dần hàng năm, trong vòng 03 năm hoặc 05 năm tùy theo điều kiện thực tếở địa phương. Lưu ý: Việc tạm ứng vốn ngân sách cho ngành điện tỉnh Đồng

Tháp có triển khai thực hiện trong năm 2019 (CV 621/UBND-KTTH ngày

14/12/2018 của UBND tỉnh Đồng Tháp).

- Trường hợp sau năm 2020, việc thực hiện tiêu chí điện nông thôn chưa đạt kế hoạch và vốn Trung ương, ngành điện chưa bố trí cho các dự án nêu trên (hoặc bố trí chưa đủ) thì tỉnh cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ thực hiện đầu tư lưới điện theo quy địnhvà điều kiện thực tế ở địa phương; đồng thời xem xét có cơ chế, chính

sách hỗ trợ các hộ nghèo, chính sách đầu tư cải tạo nâng cấp đường dây điện từ sau công tơ mua điện về nhà, nhằm đảm bảo thực hiện tiêu chí điện nông thôn đạt mục tiêu đề ra.

- Xem xét, chủ trương cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước khi xây dựng, cải tạo trụ sở làm việc được xem xét, bổ sung hạng mục điện mặt trời vào dự toán để thẩm định, phê duyệt, làm cơ sở thực hiện đầu tư. Về lâu dài, xem xét xây dựng lộ trình thực hiện đầu tưĐMT trên mái nhà cho tất cả cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nướccủa Tỉnh.

Đối với tổ chức, cá nhân khác đầu tư lắp đặt ĐMT trên mái nhà chỉ đạo cho

cơ quan chức năng và ngành điện tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá

nhân này thực hiện. Hỗ trợ thực hiện các hồ sơ, thủ tục bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực đối với các dự án ĐMT trên mái nhà có công suất ≥01MW theo quy

định.

Mục đích khuyến khích, đẩy mạnh đầu tư phát triển ĐMT trên mái nhà, giúp

giảm áp lực vốn đầu tư nguồn và lưới điện cho ngành điện, thực hiện tốt chính sách phát triển điện năng đề ra.

- Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp cần phối hợp với ngành điện xem xét, thống nhất một số nội dung nhằm huy động thêm vốn của ngành điện để thực hiện đầu tư lưới điện theo chính sách phát triển điện năng của Tỉnh, cụ thể:

+ Trường hợp cấp điện cho khách hàng SDĐ công suất lớn (khách hàng mua

điện phục vụ cho các ngành sản xuất, cho khối hành chính sự nghiệp, cho kinh

doanh hoặc là những khách hàng mua buôn điện để bán lẻ lại) cần đầu tư lưới điện trung thế để bán điện, thì ngành điện có thể xem xét, thỏa thuận để khách hàng SDĐ thực hiện đầu tưlưới điện theo quy định.

+ Đối với các dự án lưới điện phân phối phục vụ phát triển hạ tầng kỹ thuật

trong các khu đô thị, để đảm bảo tính đồng bộ trong việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị thì ngành điện có thể thỏa thuận để huy động vốn từ các chủ đầu tư này để thực hiện đầu tư dự án lưới điện.

+ Đối với các dự án lưới điện phục vụ cấp điện riêng cho dự án khu dân cư,

chung cư...(dự án sinh lợi), ngành điện có thể thỏa thuận để chủ đầu tư này thực hiện đầu tư dự án lưới điện từ nguồn vốn sinh lợi.

+ Thúc đẩy phát triển các dự án phát điện sử dụng những nguồn NLTT hiện có ở địa phương.

3.2.3.3) Đối với Ngành điện

- Hiện nay, hầu hết các cơ sở hạ tầng điện ở tỉnh đều do ngành điện quản lý,

khai thác sử dụng nên ngành điện phải có trách nhiệm đảm bảo kinh phí đầu tư duy

Bên cạnh đó, ngoài nguồn vốn khấu haocơ bản, ngành điện cần tích cực huy

động, tìm kiếm thêm các nguồn khác, tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, địa phương, khách hàng sử dụng điện; vốn vay ưu đãi, vay thương mại…để thực hiện đầu tư CT&PT các lưới điện theo mục tiêu chính sách phát triển điện năng của Tỉnh.

- Hàng năm, ngành điện cần phối hợp chặt chẻ với tỉnh Đồng Tháp để rà soát, xem xét lập kế hoạch ĐTXD các công trình lưới điện cần thiết, có ưu tiên thứ tự đầu tư về mức độ cần thiết và sự hiệu quả đầu tư của công trình, ước lượng tổng

kinh phí và lập các phương án huy động vốn để thực hiện. Đồng thời thông báo kết quả thực hiện đầu tư CT&PT lưới điện trong năm qua cho Lãnh đạo UBND Tỉnh biết.

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ ĐTXD các công trình lưới điện khi có vốn nhằm phát huy hiệu quả đầu tư. Đối với các dự án công trình dùng vốn khấu hao,

vốn vay và các nguồn vốn khác của EVN do EVN NPT, EVN SPC, PC Đồng Tháp làm chủ đầu tư phải nhanh chóng giải quyết các thủ tục xây dựng trong nội bộ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các giải pháp tài chính thực hiện chính sách phát triển điện năng Trường hợp tỉnh Đồng Tháp (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)