Quảng bá và khai thác hiệu quả trên một số phơng tiện truyền thông

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xúc tiến du lịch việt nam tại thị trường pháp (Trang 82 - 89)

hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam vào thị trờng Pháp

3.4.5. Quảng bá và khai thác hiệu quả trên một số phơng tiện truyền thông

Từ trớc đến nay Du lịch Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khâu tổ chức xúc tiến thị trờng qua các sự kiện, tham gia hội chợ, phân phát ấn phẩm, vật phẩm, mời các đoàn Fam và Press vào Việt Nam đi du lịch và khảo sát. Một số hoạt động PR mang tính chuyên nghiệp thì hầu nh cha đợc sử dụng.

Việc quảng bá trên các phơg tiện thông tin đại chúng giữ vai trò quan trọng đối với việc xúc tiến quảng bá cho Du lịch Việt Nam. Tổ chức các hình thức quảng bá tại các thị trờng trọng điểm là kinh nghiệm của rất nhiều nớc có du lịch phát triển đã áp dụng, đem lại hiệu quả to lớn. Biện pháp này là cách để bổ trợ cho các biện pháp quảng bá, các hoạt động xúc tiến du lịch khác. Khả năng phát tán rộng rãi, tới nhiều tầng lớp nhân dân, hiệu quả nhanh và có tính tập trung nhất là cho các chiến dịch quảng bá. Trong giai đoạn hiện nay, cách thức này là cần thiết cho giai đoạn phát triển và quảng bá thơng hiệu điểm đến Du lịch Việt Nam.

Tập trung quảng bá trên một số kênh truyền hình, báo, tạp chí của thị tr- ờng trọng điểm Pháp và trên báo, tạp chí, kênh truyền hình nổi tiếng của Pháp có đối tợng ngời xem đông, phù hợp với đặc điểm thị trờng trọng điểm mà chiến lợc thị trờng của du lịch Việt Nam đã chỉ ra (kênh TV5, báo Le Monde, tạp chí Paris Match, báo Nhân đạo...).

Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, việc kết hợp quảng bá hình ảnh Việt Nam, đất nớc, con ngời để qua đó xây dựng hình ảnh Du lịch Việt Nam nh một điểm đến hấp dẫn, an toàn...là rất cần thiết và phù hợp với hoàn cảnh thực tế Việt Nam. Nội dung quảng bá cần đợc chuẩn bị kỹ lỡng, ấn tợng, nêu đợc bản sắc và đặc trng riêng của Việt Nam vì giá thành đăng tải rất tốn kém, phải đảm bảo đợc tính thực tế và tính hiệu quả cao.

Một trong những phơng tiện truyền tải nhanh, hiệu quả đến công chúng là hệ thống mạng internet. Đây là phơng tiện mà du khách sử dụng nhiều nhất trong thời đại công nghệ thông tin, họ lấy và xử lý các thông tin qua mạng và kể cả mua bán tour trực tiếp qua mạng. Do đó các giải pháp cung cấp thông tin qua mạng phải đợc chú trọng đẩy mạnh.

Chú trọng phát triển các trang web trong Ngành từ trung ơng đến địa phơng, đầu t cho nội dung các trang web du lịch của ngành, của hệ thống cung cấp thông tin web trên phạm vi quốc gia để tạo sự cung cấp thông tin có hệ thống, dễ sử dụng, dễ liên kết truy cập.

Có kế hoạch và biện pháp cụ thể để quảng bá rộng rãi các trang web du lịch qua các phơng tiện, truyền hình nớc ngoài, qua các ấn phẩm, tại các hội nghị, hội thảo, các hội chợ du lịch và các sự kiện khác. Hợp tác với các nhà cung cấp thông tin mạng để quảng bá và khai thác có hiệu quả cho Du lịch Việt Nam.

Việc quảng bá và khai thác có hiệu quả trên một số phơng tiện truyền thông rất cần sự đóng góp, hỗ trợ từ phía các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam. Không chỉ có các đơn vị thông tấn báo chí ngành Du lịch trực tiếp tham gia vào mà phải cần có sự tham gia cả các phơng tiện thông tin đại chúng các ngành, của Nhà nớc để góp phần quảng bá, tạo hình ảnh cho Du lịch.

Mới đây, tháng 10/2007, Bộ Văn hoá -Thể thao và Du lịch đã xin phép Chỉnh phủ để quảng bá hình ảnh, đất nớc, con ngời Việt Nam trên kênh truyền hình CNN, qua đó quảng bá hình ảnh Du lịch Việt Nam ra thế giới. Sự kiện này khẳng định bớc đầu đi vào chuyên nghiệp, biết khai thác và sử dụng PR của Du lịch Việt Nam trong các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch.

Pháp là một thị trờng trọng điểm, truyền thống của Du lịch Việt Nam. Bên cạnh tiềm năng to lớn của chính thị trờng này, Pháp còn đợc coi là một trung tâm thu hút khách của thế giới và là cánh cửa để thâm nhập vào thị trờng châu Âu rộng lớn. Với quan hệ song phơng tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, ngoại giao, giáo dục, khoa học kỹ thuật..., cùng với các yếu tố văn hoá, lịch sử, Du lịch Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển thị trờng đầy tiềm năng này.

Tuy vậy, trong thời gian qua, tốc độ tăng trởng của số khách du lịch Pháp đến Việt Nam cha cao và đang có xu hớng chậm lại so với tốc độ tăng tr- ởng chung của Ngành. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác, những yếu kém trong công tác xúc tiến của Du lịch Việt Nam thời gian qua đã khiến cho việc khai thác thị trờng này cha tơng xứng với tiềm năng vốn có.

Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác xúc tiến quảng bá, thời gian qua, công tác xúc tiến của Du lịch Việt Nam đã đợc quan tâm hơn. Cục Xúc tiến Du lịch đợc thành lập theo Quyết định số 391/QĐ-TCDL ngày 28/10/2003 của Tổng cục Du lịch là cơ quan có chức năng tham mu giúp Tổng cục trởng thực hiện quản lý nhà nớc về xúc tiến du lịch trên lãnh thổ Việt Nam và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nớc. Tại 64 tỉnh thành trong cả nớc cũng đã thành lập các đơn vị làm xúc tiến du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, khách sạn cao cấp, khu nghỉ dỡng hiện nay đều có bộ phận marketing làm xúc tiến, quảng bá cho các sản phẩm của doanh nghiệp, góp phần vào công tác quảng bá hình ảnh đất nớc, con ngời, Du lịch Việt Nam ra nớc ngoài, tăng cờng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Bên cạnh nỗ lực của Ngành Du lịch, các bộ, ngành, tổ chức nh Bộ Ngoại giao, Bộ Thơng mại (cũ), Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ), Bộ Công An, Hàng không Việt Nam... cũng góp phần tích cực vào việc phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam ở trong và ngoài nớc nói chung cũng nh tại thị trờng Pháp nói riêng.

Với mục tiêu tăng cờng hợp tác toàn diện về du lịch giữa hai nớc, tuyên truyền quảng bá về đất nớc, văn hoá và con ngời Việt Nam đến thị trờng Pháp; nhằm duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trởng lợng khách du lịch Pháp đến Việt Nam một cách bền vững và thông qua các hoạt động xúc tiến tại thị trờng

Pháp dần nâng cao sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam đối với thị trờng khách du lịch châu Âu, thời gian qua Du lịch Việt Nam đã triển khai khá nhiều hoạt động xúc tiến tại Pháp. Tiêu biểu cho những nỗ lực này có thể kể đến việc tham gia và tổ chức các hoạt động tại Pháp của Du lịch Việt Nam nh hội chợ Salon Mondial Du Tourisme, hội chợ Bressuire, Ngày Việt Nam tại Pháp tổ chức ở Lyon và Nice, sự kiện Việt Nam - Hoài niệm, hội chợ Top Resa, sự kiện Hội báo Nhân đạo. Bên cạnh đó Du lịch Việt Nam còn tổ chức những hoạt động xúc tiến khác nh đón các đoàn Fam trip, Press trip…

Nhờ thế các hoạt động xúc tiến của Du lịch Việt Nam thời gian qua đã thu đợc những kết quả nhất định: Hình ảnh Việt Nam và Du lịch Việt Nam đã đợc quảng bá rộng rãi đến ngời dân Pháp, góp phần vào sự tăng trởng lợng khách Pháp đến Việt Nam, tăng sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam và thúc đẩy đầu t trực tiếp nớc ngoài trong lĩnh vực du lịch cũng nh góp phần vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác chính trị - kinh tế - văn hoá giữa hai nớc.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đợc, việc triển khai các hoạt động quảng bá xúc tiến của Du lịch Việt Nam tại thị trờng Pháp cũng bộc lộ những hạn chế: Bộ máy triển khai công tác xúc tiến du lịch cha đồng bộ, hoạt động xúc tiến còn manh mún, dàn trải, cha đạt hiệu quả cao, việc tham dự và tổ chức các sự kiện cha thực sự chuyên nghiệp và cha tạo đợc ấn tợng sâu đậm trong lòng du khách, quy mô gian hàng nhỏ, trang trí còn đơn điệu, trùng lặp, thiếu điểm nhấn, các sản phẩm xúc tiến du lịch (ấn phẩm, vật phẩm, băng đĩa...) còn quá đơn giản, số lợng ít, chất lợng cha cao, cha huy động đợc nhiều nguồn lực cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.

Để thực hiện mục tiêu củng cố và mở rộng thị trờng du lịch Pháp, thời gian tới, Du lịch Việt Nam phải tăng cờng các hoạt động xúc tiến của minh tại thị trờng Pháp theo hớng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn và chú trọng tới tính đặc thù của thị trờng này. Để làm đợc điều này không chỉ có nỗ lực của Ngành Du lịch mà cả các ngành khác có liên quan. Trong các giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch tại thị trờng Pháp thì việc nâng cao chất lợng đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến quảng bá du lịch, mở Văn phòng đại diện của Du lịch Việt Nam tại Pháp, tăng cờng phối hợp giữa các bộ ngành, nâng cao chất lợng các sản phẩm du lịch và sản phẩm quảng bá du lịch giữ vai trò then chốt, quyết định hiệu quả của các hoạt động này.

Do đây là một nghiên cứu ban đầu về hoạt động xúc tiến của Du lịch Việt Nam tại thị trờng Pháp cùng với những hạn chế của bản thân nên Luận văn còn có những khiếm khuyết. Việc chỉ nghiên cứu định lợng các kết quả của hoạt động xúc tiến của Du lịch Việt Nam trên thị trờng Pháp trong lãnh thổ Việt Nam (miền Bắc Việt Nam), trong một thời gian ngắn (1 năm) đã làm cho các kết quả nghiên cứu không thể đa ra các kết luận chi tiết. Đồng thời việc nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát các hoạt động của ngành du lịch mà cha thể phân tích toàn bộ các hoạt động xúc tiến hình ảnh Việt Nam tại Pháp của các bộ ngành khác.

Mong muốn của Luận văn là góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động xúc tiến Du lịch Việt Nam tại Pháp, tăng cờng thu hút khách quốc tế vào Việt Nam du lịch. Trong quá trình làm luận văn không khỏi có những khiếm khuyết, hạn chế. Em mong các Thầy, Cô giáo thông cảm và đóng góp ý kiến để Luận văn thiết thực hơn trong thực tiễn hoạt động Du lịch của Việt Nam. Nhân đây em cũng xin chân thành cám ơn các Thầy, Cô trong Khoa Du lịch học, các Thầy, Cô trong Trờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, đặc biệt là Thầy giáo, Tiến sỹ Nguyễn Văn Lu đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành Luận văn này.

Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. TS. Trịnh Xuân Dũng: “ Giáo trình tâm lý du lịch”, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2004.

2. PGS.TS. Trần Minh Đạo: “Marketing”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2000.

3. TS Nguyễn Văn Lu: “Thị trờng du lịch”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998.

4. TS. Nguyễn Văn Lu chủ trì: “ Nghiên cứu và đánh giá khả năng của

cộng đồng ngời Việt Nam ở nớc ngoài để phục vụ phát triển du lịch Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Hà Nội, 2001.

5. Vũ Đức Minh: “Tổng quan về du lịch”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1999.

6. M.Morrison, Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn, Tổng cục Du lịch Việt Nam, 1998, (tài liệu dịch).

7. TS. Bùi Xuân Nhàn chủ trì: “Một số giải pháp hoàn thiện chiến lợc

phát triển thị trờng du lịch nhằm mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế đến năm 2010”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội, 2003.

8. Thủ tớng Chính phủ: Công văn cho phép Tổng cục Du lịch lập thí điểm

Văn phòng đại diện tại Pháp và Nhật Bản, Hà Nội, 2003.

9. Tổng cục Du lịch Việt Nam: Báo cáo tổng kết các năm, từ năm 1998

đến năm 2006.

10. Tổng cục Du lịch Việt Nam: Báo cáo kết quả tham gia các sự kiện du

lịch tại Pháp từ 1996 đến 2007.

11. Tổng cục Du lịch Việt Nam: Báo cáo tổng kết 5 năm công tác xúc tiến

của Du lịch Việt Nam từ ....

12. Tổng cục Du lịch Việt Nam: “Chiến lợc phát triển du lịch Việt Nam

13. Tổng cục Du lịch Việt Nam: Chơng trình hành động quốc gia về du

lịch giai đoạn 2000-2005.

14. Tổng cục Du lịch Việt Nam: Chơng trình hành động quốc gia về du

lịch giai đoạn 2006 2010.

15. Tổng cục Du lịch Việt Nam: Chơng trình hợp tác du lịch Việt Nam –

Pháp.

16. Tổng cục Du lịch Việt Nam: Tờ trình Thủ tớng Chính phủ xin phép đặt

Văn phòng đại diện Du lịch Việt Nam ở nớc ngoài.

17. Tổng cục Du lịch Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng

bá du lịch Việt Nam tại một số thị trờng du lịch quốc tế trọng điểm”, đề

tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội, 2005.

18. Tổng cục Du lịch Việt Nam: “Nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm

phát triển du lịch của một số nớc có ngành du lịch phát triển vào Du lịch Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội, 2007.

Tiếng Anh

19. UNWTO: “Tourism Highlights 2006 Edition”, Madrid, 2006.

Tiếng Pháp

20. Marketing du tourisme, Gâetan Morin Editeur Europe, Paris,1999. 21. Roman G. Hiebing, Scott W. Cooper, Construire un plan marketing

performance, Inter edition, 1994.

22.Thierry Libaert, Le plan de communication, 2003

Văn bản quy phạm pháp luật

23. Luật Du lịch số 44/2005/QH11 của Quốc hội khóa 11, kỳ họp thứ 7, 2005

24. Quyết định số 391/QĐ-TCDL ngày 28/10/2003 của Tổng cục trởng

Tổng cục Du lịch qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Xúc tiến Du lịch.

25. Hiệp định Hợp tác Du lịch Việt Nam Pháp– ký năm 1996

Website: 26. www.vietnamtourism.com 27. www.vietnamtourism.gov.vn 28. www.mofa.gov.vn 29. www.chinhphu.vn 30. www.mpi.gov.vn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xúc tiến du lịch việt nam tại thị trường pháp (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w