Kinh nghiệm tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch của một số nớc trên thế giớ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xúc tiến du lịch việt nam tại thị trường pháp (Trang 64 - 67)

hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam vào thị trờng Pháp

3.2.1.Kinh nghiệm tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch của một số nớc trên thế giớ

thế giới và rút ra bài học có thể áp dụng cho Việt Nam

3.2.1. Kinh nghiệm tổ chức quảng bá, xúc tiến du lịch của một số nớc trênthế giới thế giới

Nhằm quảng bá hình ảnh đất nớc, tăng cờng thu hút khách quốc tế, mỗi quốc gia nghiên cứu, áp dụng một phơng thức quảng bá, xúc tiến du lịch khác nhau. Theo tài liệu nghiên cứu của Tổng cục Du lịch và Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, có thể tóm tắt sơ bộ kinh nghiệm quảng bá, xúc tiến của Tây Ban Nha (châu Âu), Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản (châu á) nh sau:

3.2.1.1. Hoạt động xúc tiến du lịch của Tây Ban Nha

Tây Ban Nha là một trong 5 nớc hàng đầu thế giới có lợng khách quốc tế đến du lịch. Du lịch Tây Ban Nha chiếm khoảng 12% GDP và tạo ra 10% việc làm cho xã hội, đóng góp khá lớn vào nền kinh tế quốc dân và là lĩnh vực chính thu hút đầu t nớc ngoài vào Tây Ban Nha.

Là cơ quan chính chịu trách nhiệm xúc tiến, quảng bá du lịch Tây Ban Nha ra các nớc trên thế giới. Cơ quan du lịch quốc gia Tây Ban Nha (Turespana) xác định chiến lợc của TURESPANA là xúc tiến Tây Ban Nha nh một điểm đến du lịch với chất lợng tốt. Với những khẩu hiệu nh Tây Ban Nha

xanh, Cửa ngõ Địa Trung Hải, Dấu ấn Tây Ban Nha, Tây Ban Nha đợc biết

đến nh một điểm đến du lịch hấp dẫn, đầy ánh nắng.

Trang web du lịch của Tây Ban Nha rất hiệu quả với các ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc, Nga. Du lịch Tây Ban Nha rất coi trọng các hoạt động quảng bá ở nớc ngoài nh tham gia các hội chợ du lịch, tổ chức khảo sát cho các hãng lữ hành. Hội chợ và triển lãm du lịch cũng đợc Tây Ban Nha sử dụng nh một trong các hoạt động quan trọng để thúc đẩy công tác quảng bá du lịch. Việc định hớng rõ ràng các hoạt động quảng bá du lịch và tính chuyên nghiệp cao đã góp phần khẳng định vị thế Tây Ban Nha trên các thị trờng du lịch thế giới.

Các Văn phòng Du lịch Tây Ban Nha ở nớc ngoài cũng góp phần không nhỏ đa hình ảnh du lịch Tây Ban Nha trở nên gần gũi và quen thuộc với du khách nớc ngoài. Văn phòng cung cấp thông tin du lịch, đánh giá hiệu quả xúc tiến quảng bá của các chiến dịch ở nớc ngoài, thờng xuyên trao đổi, gặp

gỡ và cung cấp tài liệu liên quan tới du lịch, làm trung gian cầu nối giữa các hãng lữ hành nớc ngoài với các hãng lữ hành Tây Ban Nha. Hình ảnh du lịch Tây Ban Nha ngày một đợc nâng cao qua các bài viết và ấn phẩm về Tây Ban Nha.

3.2.1.2. Hoạt động xúc tiến du lịch của Thái Lan

Là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì triển khai các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nớc, Cơ quan Du lịch quốc gia Thái Lan (TAT) thời gian qua đã khá thành công trong việc quảng bá du lịch ở trong và ngoài nớc.

Trong số các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch Thái Lan, Chiến dịch Amazing Thái Lan đợc phát động từ năm 1998 là hoạt động có tính chuyên nghiệp cao và hiệu quả nhất. Nội dung cơ bản của Chiến dịch là thúc đẩy và thu hút khách đến Thái Lan du lịch thông qua các hoạt động nh Làng shopping, Phố shopping, xúc tiến ẩm thực Thái qua hội nghị, hội chợ ẩm thực Thái; xúc tiến loại hình du lịch MICE nhằm biến Thái Lan trở thành trung tâm MICE của khu vực; tổ chức rầm rộ các lễ hội truyền thống địa phơng; tổ chức đón FAMTRIP vào Thái Lan cho các hãng lữ hành và hàng không nớc ngoài vào mùa thấp điểm...

Mỗi năm Thái Lan lại đa ra những chủ đề riêng trên nền của Amazing Thái Lan. Để tăng cờng thu hút khách, Thái Lan thiết lập sự liên kết chặt chẽ giữa hàng không, khách sạn, lữ hành, hàng thủ công mỹ nghệ, MICE, golf; tổ chức sự kiện 220 năm Thủ đô Băng Kốc, Tết cổ truyền Trung Hoa, Tiger Cup; quảng bá những điểm du lịch mới nh “Thiên đờng vui chơi” của 3 tỉnh gần Thủ đô Băng Cốc, “Đông Bắc huyền thoại”. Năm 2006, Du lịch Thái Lan tung ra khẩu hiệu “ Thái Lan-Happiness on Earth” (Thái Lan- hạnh phúc trên trái đất) tới các thị trờng trọng điểm nh Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, châu Âu, châu Mỹ.

Thị trờng mục tiêu của Du lịch Thái Lan là 40 nớc có nhiều khách du lịch nhất đến Thái Lan nh Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Indonêxia, Đức, Anh, Pháp, Italia, các nớc Bắc Âu... Thị tr- ờng tiềm năng là Nga, ấn Độ, Trung Đông và Châu Phi.

Với những kết quả đạt đợc trong thời gian qua, ngành Du lịch Thái Lan đang cố gắng phấn đấu để biến Thái Lan trở thành một trung tâm du lịch của khu vực châu á trong 5-10 năm tới.

3.2.1.3. Hoạt động xúc tiến du lịch của Malaysia

Du lịch Malaysia đợc xác định là một trong những ngành quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nớc, là ngành mang lại ngoại tệ nhiều thứ hai cho Malaysia sau công nghiệp.

Du lịch Malaysia coi hoạt động quảng bá du lịch là công tác trọng tâm, sống còn của sự phát triển Du lịch. Malaysia đã thực sự thu hút sự quan tâm của du khách trên thế giới với logo và slogan (biểu tợng và khẩu hiệu) đầy ấn tợng “Truly Asia” (Châu á đích thực), Khoảng 5 năm trở lại đây, Malaysia là nớc xếp hàng đầu ở khu vực Đông Nam á về số lợng khách du lịch quốc tế đến.

Thông qua các chơng trình xúc tiến, quảng bá du lịch nh “Malaysia – Ngôi nhà thứ 2 của tôi”, “Maylaysia – điểm mua sắm ”..., số khách du lịch trong nớc ngày một tăng. Hai ngành Du lịch và tiêu dùng nội địa Malaysia cùng nhau đa ra các biện pháp kích thích du khách mua sắm khi du lịch tại Malaysia nh tổ chức lễ hội đại bán hàng giảm giá từ 20-80% kéo dài gần 3 tháng vào dịp hè hàng năm. Các loại hình du lịch chủ yếu của Malaysia là du lịch sinh thái, ở nhà dân, chữa bệnh, thể thao, lặn biển, leo núi... Cũng nh Thái Lan, Malaysia hiện đang rất quan tâm và tập trung phát triển loại hình du lịch MICE, mong muốn trở thành một trung tâm du lịch MICE của khu vực. Việc đơn phơng miễn thị thực cho một số nớc có nguồn khách lớn đến du lịch Malaysia cũng đã góp phần tăng cờng đáng kể lợng khách nớc ngoài đến du lịch

3.2.1.4. Hoạt động xúc tiến du lịch của Nhật Bản

Là một trong những thị trờng gửi khách lớn nhất thế giới, hàng năm có hàng chục triệu lợt khách Nhật Bản đi du lịch ở nớc ngoài. Tuy nhiên trong một số năm gần đây, Du lịch Nhật Bản đã chú trọng hơn tới chính sách phát triển du lịch Inbound (đón khách quốc tế vào Nhật Bản du lịch) nhằm thu hút khách quốc tế đến Nhật, biến Nhật Bản không chỉ là một thị trờng gửi khách lớn mà còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách quốc tế.

Từ năm 1999, Nhật Bản đã đề ra Kế hoạch chào đón thế kỷ 21 và Xúc tiến đăng cai các Hội nghị quốc tế. Cơ quan Du lịch quốc gia Nhật Bản (JNTO) là cơ quan đảm nhiệm vai trò tổ chức các hoạt động marketing và xúc

tiến du lịch của Nhật Bản. Để đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch, JNTO cung cấp các thông tin du lịch Nhật Bản thông qua hơn 10 văn phòng đại diện du lịch Nhật Bản ở nớc ngoài, thông qua trang web “Japan Travel Updates”; lập các trung tâm thông tin du lịch, dịch vụ Teletourist, mạng lới văn phòng thông tin du lịch với biển hiệu “i”...

Chiến dịch Visit Japan năm 2003 là chiến dịch của Năm Du lịch Nhật Bản. Khẩu hiệu quảng bá cho Chiến dịch Visit Japan là “Hãy đến với Nhật Bản”. Chiến dịch Visit Japan nhằm vào các thị trờng trọng điểm nh Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, Anh, Đức và Pháp. Năm 2005, Nhật Bản đã đón đợc trên 6 triệu lợt khách quốc tế, và hy vọng sẽ đón khoảng 10 triệu vào năm 2010.

Nhật Bản sử dụng các phơng tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông quốc tế, Internet, các sự kiện ở nớc ngoài để giới thiệu về tiềm năng du lịch và văn hoá Nhật Bản. Với mỗi một thị trờng thì Nhật Bản lại nghiên cứu và áp dụng một chính sách quảng bá xúc tiến riêng cho phù hợp và hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xúc tiến du lịch việt nam tại thị trường pháp (Trang 64 - 67)