5. Kết cấu bài nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm về chính sách tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại trong tiếng Anh là “Trade Credit” hay “Business Credit”. Tín dụng thương mại là quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp thông qua mua bán chịu hàng hóa.
Tín dụng thương mại được hiểu là mối quan hệ về tín dụng giữa các bên doanh nghiệp với nhau và được thực hiện dưới dạng mua bán chịu hoặc là mua bán trả châm, trả góp. Và theo như hình thức này thì khi đến thời hạn như đã thỏa thuận từ ban đầu trong hợp đồng, các doanh nghiệp mua chịu hay vay sẽ phải hoàn lại toàn bộ số tiền cả vốn lẫn gốc và lãi cho doanh nghiệp cho vay.
Cụ thể là trong hình thức mua bán chịu hàng hóa thì người bán chịu chính là người cho vay và chuyển nhượng tạm thời những quyền sử dụng lượng giá trị hàng hóa đến cho những người mua chịu hay người đi vay. Những người mua chịu sẽ được phép sử dụng toàn bộ số vốn đó và sau một thời gian mới hoàn trả lại cho người bán chịu/người cho vay. Hình thức tín dụng thương mại ra đời và phát triển xuất phát từ chính những yêu cầu về khách quan của nền kinh tế hàng hóa và từ chính nhu cầu cần nguồn vốn tạm thời của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Đối với việc bán chịu hàng hóa, những người bán cần bán và những người mua lại cần nhưng chưa có hay chưa đủ tiền thì họ sẽ áp dụng hình thức tín dụng thương mại. Lợi ích của việc áp dụng hình thức này chính là người bán có thể nhanh chóng đẩy và tiêu thụ số lượng hàng hóa và thu được lợi tức tiền vay cũng như chuyển nhượng thương phiếu để có thể thu hồi được vốn trước hạn. Còn những người mua thì sẽ có được hàng hóa, đảm bảo được cho quá trình sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp của mình để các hoạt động được diễn ra và duy trì liên tục.
18