Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 54)

5. Kết cấu bài nghiên cứu

4.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Dựa trên kết quả của mô hình FEM, tác giả nhận thấy rằng chỉ có 2 biến là Quy mô doanh nghiệp (SALE) và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp (LIQ) có ảnh hưởng tích cực lên khả năng sinh lời trên tổng tài sản của các doanh nghiệp (ROA).

Để giải thích sự tác động cùng chiều này, tác giả nhận thấy Quy mô doanh thu (Size) có tương quan cùng chiều với ROA là do khi doanh nghiệp có khả năng mở rộng quy mô càng lớn thì càng có nhiều khả năng xoay vòng vốn và vòng quay tổng tài sản

47 cũng được gia tăng hơn. Việc tăng trưởng doanh thu giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận trong hoàn

48 cạnh chi phí giá thành của hàng hóa tăng trưởng ở mức chậm hơn. Điều này giúp chỉ số ROA của doanh nghiệp được đẩy mạnh mẽ hơn. Kết quả của biến phù hợp với kỳ vọng của tác giả.

Bên cạnh đó, biến thanh khoản của doanh nghiệp cũng có tác động cùng chiều với chỉ số ROA. Việc doanh nghiệp đảm bảo duy trì thanh khoản tức khi doanh nghiệp có tài sản ngắn hạn càng cao trong khi nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đạt mức thấp. Điều này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ mất thanh khoản, giảm thiểu chi phí lãi vay cho khoản nợ ngắn hạn giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Rất nhiều bài nghiên cứu đều có cùng quan điểm với kết quả trên như Nguyễn Lê Thanh Huyền (2013), Đăng Thu Hương và Nguyễn Thị Hồng Nga (2018), Nguyễn Thu Phương (2020). Và kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả.

Ngược lại với hai biến trên, biến đại diện cho chính sách bán chịu là tỉ lệ khoản phải thu người bán/ tổng doanh thu có sự tác động ngược chiều với ROA. Kết quả của biến có sự trái ngược với một số kết quả nghiên cứu của Kenstens và đồng sự (2012) và Martinez và đồng sự (2014) chỉ ra khoản phải thu có sự tác động cùng chiều trước đó. Tuy nhiên với một số nghiên cứu trong nước, bài nghiên cứu của tác giả Phạm Quốc Việt và Phạm Trần Trung Quân (2020) có kết quả tương tự so với tác giả. Và điều này phù hợp với kỳ vọng ban đầu đã đề cập trước đó.

Cuối cùng, 3 biến còn lại là Khoản phải thu, số năm hoạt động và tăng trưởng GDP không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu của tác giả. Đặc biệt là khoản phải thu người bán đại diện cho việc mua chịu của các doanh nghiệp được chỉ ra tác động cùng chiều trong nghiên cứu của tác giả Phạm Quốc Việt và Phạm Trần Trung Quân (2020).

49 Bảng 4.9. Kết quả mô hình FEM

BIẾN CÁC XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ

Biến phụ thuộc

ROA Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản

Biến độc lập

Tín dụng thương mại

TCR Khoản phải thu KH/Doanh thu (-)

TCP Nợ phải trả người bán/Tổng tài sản N

Biến nội sinh

SALE Tổng doanh thu (+)

LIQ Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn (+)

AGE Tổng số năm hoạt động N

Biến ngoại sinh

50

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 5.1. Kết luận và các giải pháp.

Trong bài viết này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu dựa trên dữ liệu tài chính của 37 công ty sản xuất vật liệu xây dựng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 11 năm từ 2010 tới năm 2020. Bài viết sử dụng và phân tích với tổng số quan sát là 384 mẫu, bao gồm một biến độc lập và 2 biến độc lập, 3 biến nội sinh và 1 biến ngoại sinh. Các phương pháp ước lượng được sử dụng trong đề tài này là phương pháp hồi quy OLS, phương pháp xác định nhân tố tác động cố định (FEM), phương pháp xác định nhân tố tác động ngẫu nhiên (REM) và phương pháp hồi quy FGLS. Thông qua nghiên cứu nhằm tìm ra câu trả lời giúp trị quản trị doanh nghiệp thực hiện quản trị chính sách tín dụng thương mại hiệu quả để tối đa hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Trước tiên, tác giả tiến hành xác định mục tiêu nghiên cứu, tổng hợp và xây dựng mô hình nghiên cứu mục tiêu. Thứ hai, tác giả tiến hành phân tích và hồi quy để lựa chọn mô hình phù hợp cho đề tài nghiên cứu. Thứ ba, tác giả tiến hành kiểm định để phát hiện và loại bỏ những khuyết tật ra khỏi mô hình nhằm mục tiêu giúp mô hình trở nên chính xác hơn. Thông qua việc kiểm định sự ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến hiệu quả của các công ty sản xuất Vật liệu xây dựng niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chính Minh, bài nghiên cứu kiểm định giả thuyết về tồn tại một sự ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Tiếp theo, tác giả trả lời hai câu hỏi nghiên cứu được đề cập tại đầu bài viết. Có hay không sự tác động của chính sách bán chịu tới chỉ số ROA của doanh nghiệp và có hay không sự tác động của việc chấp nhận mua chịu tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để từ đó, tác giả đúc rút được một số kết luận và khuyến nghị cho các nhà quản trị doanh nghiệp như sau:

51 Thứ nhất, kết quả thực nghiệm cho thấy việc doanh nghiệp chấp nhận mua chịu hàng hóa từ nhà cung cấp không có sự ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doạnh nghiệp (ROA).

Thứ hai, kết quả thực nghiệm cho thấy việc doanh nghiệp thực hiện hoạt động bán chịu có mối quan hệ tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc Doanh nghiệp lạm dụng chính sách bán chịu quá mức có thể gây suy giảm hoạt động kinh doanh. Một số rủi ro cho vấn đề này là không đủ nguồn tiền để duy trì hoạt động, rủi ro mất vốn, … và tác giả đề xuất doanh nghiệp nên giảm thiểu các hoạt động bán chịu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Cuối cùng, Doanh nghiệp nên đầu tư các phương án để kích thích tăng trưởng quy mô doanh thu của doanh nghiệp. Điều này có thể giúp doanh nghiệp nâng cao được nguồn tiền vào trong trường hợp chi phí và số ngày phải thu khách hàng giảm, giúp vòng quay tổng tài sản cao hơn. Thêm vào đó, doanh nghiệp nên nâng cao khả năng thanh khoản của doanh nghiệp để giảm thiểu rủi rõ vỡ nợ.

5.2. Hạn chế của Khóa luận và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Từ một số nguyên nhân mà đề tài gặp phải một số hạn chế sau:

Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp thu thập để thực hiện hồi quy tương đối thấp, bởi vì Khóa luận yêu cầu sử dụng dữ liệu dạng bảng cân bằng do đó dữ liệu doanh nghiệp được thu thập phải có số liệu đầy đủ trong vòng 11 năm liên tiếp nhằm kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi trong mô hình nghiên cứu. Vì vậy, số lượng doanh nghiệp được hồi quy tương đối thấp thì kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa thật sự mang tính đại diện cho toàn thị trường.

Thứ hai, đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động kinh doanh các công ty sản xuất vật liệu xây dựng là một đề tài còn chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Do đó, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khác để làm cơ sở so sánh và kiểm chứng.

52 Cuối cùng, kết quả nghiên cứu chỉ mang tính đại diện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh mà chưa có sự bao trùm các công ty cùng lĩnh vực trên cả sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Điều này bỏ sót nhiều công ty trong cùng lĩnh vực với mức vốn hóa thấp hơn. Cho nên kết quả nghiên cứu chưa có tính đại diện cao cho đặc điểm của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành được niêm yết trên thị trường Chứng khoán Việt Nam.

53

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Tên và mã cổ phiếu các doanh nghiệp theo mẫu.

STT Tên công ty Mã cổ phiếu

1 Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh BMP

2 Công ty Cổ phần Cát Lợi CLC

3 Công ty Cổ phần Kim Khí Hồ Chí Minh HMC

4 Công ty Cổ phần VLXD Lâm Đồng LBM

5 Công ty Cổ phần Bao bì Mỹ Châu MCP

6 Công ty Cổ phần Nam Việt NAV

7 Công ty Cổ phần gốm sứ Taicera TCR

8 Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 HT1

9 Công ty Cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng TPC

10 Công ty Cổ phần VLXD Đà Nẵng DXV

11 Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa SVI

12 Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre DHC

13 Công ty Cổ phần CMC CVT

14 Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Dương KSB

15 Công ty Cổ phần Cường Thuận Idico CTI

16 Công ty Cổ phần Khoáng sản Fecon FCM

17 Công ty Cổ phần Hoàng Minh KPF

18 Công ty Cổ phần Everland EVG

19 Công ty Cổ phần An Tiến HII

20 Công ty Cổ phần Đô Thị Thăng Long TLD

21 Công ty Cổ phần Đầu tư SX TM HCD HCD

22 Công ty Cổ phần CIC30 C32

23 Công ty Cổ phần Nhựa Đông Á DAG

24 Công ty Cổ phần Núi Đá Nhỏ NNC

25 Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh AAA

26 Công ty Cổ phần Xi Măng Hải Vân HVX

54

28 Công ty Cổ phần Thép Việt Ý VIS

29 Công ty Cổ phần TĐ Hòa Phát HPG

30 Công ty Cổ phần TĐ Hoa Sen HSG

31 Công ty Cổ phần NL và BĐS Trường Thành TEG

32 Công ty Cổ phần PT Dương Hiếu DHM

33 Công ty Cổ phần TĐ Thành Nam TNI

34 Công ty Cổ phần Thép Nam Kim NKG

35 Công ty Cổ phần Thép Tiến lên TLH

36 Công ty Cổ phần Thép Pomina POM

55 Phụ lục 2. Kết quả Hausman

Nguồn: Kết quả nghiên cứu Phụ lục 3. Mô hình nhân tố tác động cố định.

56 Phụ lục 4. Kiểm định PSSS thay đổi của mô hình FEM

Nguồn: Kết quả nghiên cứu Phụ lục 5. Kiểm định hiện tượng Đa cộng tuyến

57 Phụ lục 6. . Kiểm định hiện tượng tự tương quan.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu. Phụ lục 7. Hồi quy FGLS để khắc phục hiện tượng PSSS thay đổi.

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Hồng Anh (2018), ‘Các phương pháp phân tích khả năng sinh lợi trong doanh nghiệp’, Công thương Industry and Trade Magazine, truy cập lần cuối ngày 25 tháng 4 năm 2020, từ <http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-phuong-phap- phan-tich-kha-nang-sinh-loi-trong-doanh-nghiep-53643.htm>

[2]. Cộng đồng sinh viên nghiên cứu khoa học (không năm xuất bản), Giới thiệu phần mềm STATA, truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020, từ <https://rces.info/sinh-vien-kinh-te- nckh/gioi-thieu-phan-mem-stata/>.

[3]. Dữ liệu bảng Panel Data là gì (2017), truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2020, từ<http://phantichstata.com/du-lieu-bang-panel-data-la-gi.html>.

[4]. Hồi qui dữ liệu bảng pool ols fem rem trên eviews (2019), truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2020, từ<https://luanvanhay.org/huong-dan/hoi-qui-du-lieu-bang-pool-ols- fem-rem-tren-eviews/>.

[5]. Hồi qui dữ liệu bảng pool ols fem rem trên eviews (2019), truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2020, từ<https://luanvanhay.org/huong-dan/hoi-qui-du-lieu-bang-pool-ols- fem-rem-tren-eviews/>.

[6]. Lê Thị Hồng Khánh (2017), ‘Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu –trường hợp các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành chế biến lương thực thực phẩm’, luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng

[7]. Tốc độ tăng trưởng GDP là gì? (Giải thích & Công thức) (2020), truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2020, từ< https://vie.routestofinance.com/what-is-gdp-growth-rate>. [8]Trần Ái Kết (2016), “Yếu tố ảnh hưởng tới tín dụng thương mại của doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 20 (628), trang 15-18; [9]Ferris, J. S., 1981. A transactions theory of trade credit use.

Quarterly Journal of Economics, 96: 243–270

[10]Garcia-Teruel, P. J., and P. Martinez-Solano, 2010. A dynamic approach to accounts receivable: a study of Spanish SMEs. European Financial

59 [11] .Martínez Sola,‐ C., García Teruel,‐ P. J., and Martínez Solano,‐ P., 2013. Trade

credit policy and firm value. Accounting & Finance, 53: 791-808.

[12] Nadiri, N. I., 1969. The determinants of trade credit terms in the U.S. total manufacturing sector. Econometrica, 37: 408–423.

[13] Darush Yazdanfar Peter Öhman, 2016. The impact of trade credit use on firm

profitability: empirical evidence from Sweden. < https://doi.org/10.1108/JAMR-09-2015- 0067>.

[14] Ala'a Adden A. Abuhommous, 2017. The Impact of Offering Trade Credit on Firms' Profitability. < https://doi.org/10.1002/jcaf.22298>.

[15] Alfredo Juan Grau, Araceli Reig, 2018. Trade credit and determinants of profitability in Europe. The case of the agri-food industry.

<https://doi.org/10.1016/j.ibusrev.2018.02.005>.

[16] Huân Công Hoàng, Qin Xiao và Saeed Akbar; 2019. Trade credit, firm profitability, and financial constraints.< https://doi.org/10.1108/IJMF-09-2018-0258>.

[17] Trần Thị Diệu Hường; Trần Thanh Tú và Đỗ Hồng Nhung (2018), “Nhân tố tác động tới chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp”. DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ, số ra ngày 29/01/2018.

[18] Trần Ái Kết (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng tới tín dụng thương mại của doanh nghiệp ngành giao thông vận tải niêm yết ở HOSE và HNX”. Tạp chí Công Thương số ra ngày 28/11/2017.

[19] Phạm Quốc Việt - và Phạm Trần Quang Phúc (2020), “Tín dụng thương mại và hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở Việt Nam”. Tạp chí Tài chính Kỳ 1 Tháng 3/2020.

[20] Tín dụng thương mại là gì và những thông tin cơ bản (2020), truy cập lần cuối ngày 10/05/2021, từ< https://timviec365.vn/blog/tin-dung-thuong-mai-la-gi

new8045.html#khai-niem-tin-dung-thuong-mai-duoc-hieu-nghia-la-gi>.

[21] Tín dụng thương mại (Trade Credit) là gì? Nội dung hoạt động của tín dụng thương mại (2020), truy cập lần cuối ngày 10/05/2021, từ <https://vietnambiz.vn/tin-dung- thuong-mai-trade-credit-la-gi-noi-dung-hoat-dong-cua-tin-dung-thuong-mai- 20190911142849651.htm>

[22] Garcia-Turel và Martinez Solano (2007), Effects of Working Capital Management on SME Profitability.

<https://www.researchgate.net/publication/23528663_Effects_of_Working_Capital_Man agement_on_SME_Profitability>

60 [23] Rajendra R. Vaidya (2011), The Determinants of trade credit: Evidence from Indian manufacturing firms. < https://econpapers.repec.org/scripts/redir.pf?u=http%3A%2F

%2Fwww.igidr.ac.in%2Fpd f%2Fpublication%2FWP-2011- 012.pdf;h=repec:ind:igiwpp:2011-012>

[24] Justyna Zygmunt (2013), Does liquidity impact on profitability? <https://www.researchgate.net/profile/Justyna-

Zygmunt/publication/321336644_2013_Zygmunt_J_Does_liquidity_impact_on_profitabi lity_A_case_of_polish_listed_IT_companies/links/5a1d935b0f7e9b2a53176d21/2013- Zygmunt-J-Does-liquidity-impact-on-profitability-A-case-of-polish-listed-IT-

companies.pdf>.

[25] Qasim Saleem và Ramiz Ur Rehman (2011), Impacts of liquidity ratios on profitability.

<https://www.academia.edu/22158743/Impacts_of_liquidity_ratios_on_profitability_Cas e_of_oil_and_gas_companies_of_Pakistan?from=cover_page>.

[26] Allen N. Berger và Gregory F. Udell (2005), A more complete Conceptual Framework for financing of small and medium Enterprises. < A More Complete Conceptual Framework for Financing of Small and Medium ... - Allen N. Berger, Gregory F. Udell - Google Sách >.

[27] Coad, A. (2010), Exploring the processes of firm growth: evidence from a vector auto regression.‐ < https://doi.org/10.1093/icc/dtq018>.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w