Phương pháp và quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 37)

5. Kết cấu bài nghiên cứu

3.2. Phương pháp và quy trình nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng phương pháp định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của TDTM đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên những bài nghiên cứu trước, việc thực hiện so sánh và phân tích đã đưa ra những hướng nghiên cứu và các nhân tố tác động tới mục tiêu của đề tài. Sau đó, tác giả tiến hành áp dụng những giả thuyết phù hợp vào bài nghiên cứu.

Những dữ liệu được thu thập ngay sau khi đã xác định được các biến và hướng nghiên cứu. Tác giả sử dụng phần mềm Excel 2016 để thu thập và tính toán các dữ liệu nhằm phục vụ cho công tác phân tích và hồi quy sau này. Tiếp theo đó, bài nghiên cứu

27 được tiến hành phân tích hồi quy các biến quan sát trên phần mềm STATA 2014 thông qua mô hình hồi quy Pooled OLS, mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Trong bất kỳ một mô hình nào cần phải tiến hành kiểm định để loại bỏ sự khuyết tật và lỗi trong mô hình, Một số phương pháp kiểm định được tác giả nghiên cứu như là kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình, kiểm định PSSSTĐ, kiểm định tự tương quan và đa cộng tuyến. Dưới sự hỗ trợ của các công cụ phân tích như: STATA 14, Excel 2016 tác giả tiến hành thực hiện bài nghiên cứu theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Tổng hợp và thu thập số liệu nghiên cứu, các giả thiết và những bài nghiên cứu trước đó để lựa chọn hướng nghiên cứu và xây dựng mô hình.

Quá trình tổng hợp và thu thập số liệu là một bước quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu và đưa ra những tổng quan về lĩnh vực tác giả quan tâm. Dựa trên bài viết có sẵn, tác giả có thể trau dồi thêm những kiến thức về lĩnh vực đang quan tâm, để từ đó đưa ra những tổng quan về lĩnh vực, xác định những điểm mạnh và điểm yếu của những nghiên cứu trước đấy, và tác giả xác định được những khoảng trống trong các nghiên cứu.

Bước 2: Thống kê mô tả dữ liệu.

Phân tích này giúp tác giả mô tả sơ bộ các đặc tính liên quan đến các khoản phải thu, quy mô, đòn bẩy tài chính, cơ hội tăng trưởng, giá trị công ty Việt Nam và cung cấp thông tin chi tiết từng biến trong mô hình nghiên cứu.

Bước 3: Phân tích tương quan

Sau khi phân tích thống kê mô tả, bước thực hiện tiếp theo của Khóa luận là phân tích tương quan. Cụ thể, bài viết ước lượng hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) của mỗi biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Nếu giá trị hệ số VIF của bất kỳ biến nào lớn hơn 5 thì mô hình nghiên cứu có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Studenmund, 1997). Ngoài ra, tác giả còn có thể thực hiện kiểm định

28 White để xác định liệu mô hình có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi không. Trong trường hợp mô xảy ra hai hiện tượng trên thì cần tiến hành điều chỉnh.

29 Bước 4: Phân tích hồi quy

Sau khi phân tích ma trận hệ số tương quan và hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF) nhằm kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến có xuất hiện trong mô hình hay không. Tác giả sử dụng phân tích hồi quy mô hình (1) theo phương pháp Fixed Effects và phương pháp Random Effects, kết hợp sử dụng các kiểm định: kiểm định Hausman để kiểm định và lựa chọn mô hình phù hợp.

Bước 5: Kiểm định

Đây là bước thực hiện cuối cùng của bài Khóa luận. Bước này được sử dụng nhằm kiểm định liệu kết quả thực nghiệm có vi phạm các giả định của phân tích hồi quy tuyến tính hay không. Bởi vì, khi vi phạm các giả định này thì kết quả hồi quy sẽ không còn đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w