5. Kết cấu bài nghiên cứu
4.3.3. Kiểm định khuyết tật mô hình nhân tố tác động cố định
4.3.3.1. Kiểm định phương sai sai số thay đổi.
Để tiến hành kiểm định PSSS của mô hình xem liệu có xuất hiện sự thay đổi trong phương sai hay không. Tác giả tiến hành kiểm định bằng câu lệnh xttest3 trên phầm mềm STATA với hai giả thuyết chính.
Giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng PSSS thay đổi. Giải thuyết H1: Mô hình có hiện tượng PSSS thay đổi. Kết quả của kiểm định tại hình 4.5.
Bảng 4.5. Kiểm định PSSS thay đổi của mô hình FEM
Kiểm định: Modified Wald
Ho: Sigma (i)^2 =
Sigma^2 cho mọi i
Chi2 (37) = 2511.75 Prob>chi2 = 0.000
Nguồn: Kết quả nghiên cứu Từ kết quả của kiểm định, ta thấy Prob>chi2 = 0.0000 <0.05. Do đó, ta tiến hành bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1. Vì vậy có thể thấy trong mô hình FEM hiện tại đang xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
44
4.3.3.2. Kiểm định đa cộng tuyến.
Sau khi đã tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả tiếp tục tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình của mình. Dựa vào phần mềm STATA 14.0, tác giả áp dụng câu lệnh “Vif” để xác định hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 4.6. Kiểm định hiện tượng Đa cộng tuyến
Nguồn: Kết quả nghiên cứu Nhìn chung, mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến do hệ phóng đại phương sai VIF của các biến đều nhỏ hơn 10 và mức VIF trung bình đạt 1.06, thấp hơn rất nhiều so với mức VIF tối đa để xác định mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến.
4.3.3.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan.
Để kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình, tác giả tiếp tục tiến hành kiểm định F để xác định liệu mô hình có hiện tượng tự tương quan hay không. Ứng dụng câu lệnh “Xtserial” trong STATA để tiến hành kiểm định với hai giả thuyết chính.
45 Giải thuyết H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan.
Kết quả kiểm định được tính toán tại hình 4.7 dưới đây. Bảng 4.7. Kiểm định hiện tượng tự tương quan.
Kiểm định: Woolridge
Ho: Không có hiện tượng tự tương quan
F (1;36) = 36.998 Prob>chi2 = 0.000
Nguồn: Kết quả nghiên cứu. Dựa trên kết quả của kiểm định, ta chỉ ra rằng Prob>F = 0.0000 nên ta bác bỏ H0, chấp nhận H1. Mô hình nghiên cứu xảy ra hiện tượng tự tương quan. Tuy nhiên , kiểm định correlation lại chỉ ra rằng không có biến nào có sự tương quan lớn hơn 0.5. Vì vậy, tác giả kết luận rằng mô hình không có tự tương quan giữa các biến trong mô hình.
4.3.3.4. Khắc phục khuyết tật trong mô hình các nhân tố tác động cố định (FEM).
Trong quá trình kiểm định phát hiện khuyến tật, mô hình nhân tố FEM đã gặp phải hiện tượng PSSS thay đổi sau khi thực hiện kiểm định. Trong phần này, tác giả sẽ tiến hành khắc phục và điều chỉnh lại để mô hình trở nên chính xác nhất. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy FGLS giúp mô hình chính xác hơn. Trong phần mềm STATA, tác giả sử dụng lệnh “xtgls”, “biến phụ thuộc” “Biến độc lập”, “panels(h)” để chạy hồi quy FGLS để khắc phục hiện tượng PSSS thay đổi trong mô hình.
46 Bảng 4.8. Hồi quy FGLS để khắc phục hiện tượng PSSS thay đổi.
Hồi quy chuỗi thời gian cắt ngan FGLS Số quan sát: 383 Hệ số: Bình phương nhỏ nhất Số nhóm: 37
Bảng: Heteroskedastic Số quan sát mỗi nhóm: Tối thiểu: 7 Hiệp phương sai ước lượng 37 Trung bình: 10.35 Tự tương quan ước lượng 0 Tối đa: 11 Hệ số ước lượng 6 Wald Chi2(5) 60.97 Prob>F = 0
ROA Coef. Std. Err. z P>|z| 95% Conf. Interval TCR -0.0441483 0.0160009 -2.76 0.006 -0.0755095 -0.127871 TCP -0.0367949 0.0282853 -1.3 0.193 -0.0922331 0.0186433 SALE 1.19E-15 3.87E-16 3.08 0.002 4.35E-16 1.95E-15 AGE 0.0002166 0.0001902 1.14 0.255 -0.0001562 0.0005895 LIQ 0.0185572 0.0026538 6.99 0 0.0133559 0.0237585 GDP 0.184548 0.1936532 0.95 0.341 -0.1950052 0.5641012 _cons 0.0123531 0.142595 0.87 0.386 -0.0155951 0.0403012
Nguồn: Kết quả nghiên cứu. Sau khi khắc phục mô hình, một số biến đã bị điều chỉnh mức ý nghĩa. Trước khi điều chỉnh, mô hình có 4 nhân tố có tác động tới nhân tố ROA là: TCR, SALE, AGE và LIQ. Tuy nhiên sau khi khắc phục hiện tượng, còn lại một số biến thể hiện sự tác động đó chính là: TCR, SALE và LIQ.