I. Trải nghiệm – phương pháp học, dạy học và giáo dục hiệu quả
2. Học qua trải nghiệm trong dạy học
thường vận dụng với một số nội dung học tập có tính kỹ thuật, chính vì vậy đầu ra của học qua làm có thể xác định khá rõ ràng.
Học từ trải nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm (theo Kolb, 1984 [1]). Học từ kinh nghiệm là quá trình xây dựng ý nghĩa trực tiếp từ kinh nghiệm. Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần giống với học thông qua làm nhưng khác ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân. Thí dụ: học tập về thế giới động vật, thay vì học nó thông qua sách vở, học sinh được trải nghiệm thông qua quan sát và tương tác với các con vật ở sở thú; kết quả đạt được không chỉ là sự hiểu biết về loài thú mà còn là sự hình thành tình yêu đối với thiên nhiên và muông thú. Ngoài ra, có nhiều kiến thức con người chỉ có được từ trải nghiệm của riêng mình. Thí dụ, thật khó dạy hoặc khó có thể mô tả cho người khác về mùi hoa hồng là mùi như thế nào, thay vì nghe, trẻ được ngửi, được trải nghiệm với mùi hoa, trẻ sẽ có kinh nghiệm phân biệt về mùi hoa hồng với các mùi khác.
Như vậy, khác với học qua làm là nhấn mạnh hơn về thao tác kỹ thuật thì học qua trải nghiệm giúp trẻ không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm cảm giác, cảm xúc, ý chí và một số trạng thái tâm lý khác. Chính vì vậy đầu ra của học từ trải nghiệm khá đa dạng khi nó lại luôn gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan cao.
Nếu chúng ta coi sáng tạo là tạo ra sự khác biệt, tạo ra cái mới thì việc học đi đôi với hành, học qua làm hay học từ trải nghiệm được triển khai theo đúng cách sẽ mang lại sự sáng tạo. Tất nhiên, năng lực tổ chức dạy và học ở những mức độ khác nhau sẽ tạo ra mức độ sáng tạo khác nhau ở các học sinh.
Như vậy, học đi đôi với hành, học qua làm và học từ trải nghiệm là những cách học không hoàn toàn giống nhau, nhưng liên quan đến nhau. Học qua làm, học đi đôi với hành có thể là những công đoạn của học từ trải nghiệm. Việc dạy học và giáo dục nhân cách học sinh không thể thiếu bất cứ hình thức và phương pháp giáo dục nào.
2. Học qua trải nghiệm trong dạyhọc học
Như trên đã trình bày lý thuyết hoạt động, tương tác xã hội, nhận thức và lý thuyết học từ trải nghiệm
thì chúng ta thấy muốn một đứa trẻ phát triển tốt đời sống tâm lý của chính mình thì đứa trẻ phải được hoạt động, được trải nghiệm có sự hướng dẫn của người lớn và sự tương tác với những người bạn và quá trình dạy học cũng như giáo dục cần được hướng dẫn theo những quy trình, trật tự logic và hiệu quả.
Theo Kolb, tất cả những gì con người đã trải nghiệm đều tham gia vào quá trình học tập và con người đạt đến tri thức mới bằng trải nghiệm. Với chu trình học từ trải nghiệm, chuyên gia, giáo viên các môn học có thể xây dựng quy trình tổ chức hoạt động học cho học sinh thông qua trải nghiệm. Chu trình này không có một điểm duy nhất để bắt đầu, và cũng không phải theo một trật tự cứng nhắc, mà trẻ hoàn toàn chủ động để bắt đầu từ bất cứ điểm nào và bước tiếp theo là gì miễn là nó phù hợp với kiểu học của cá nhân, phù hợp với kinh nghiệm của trẻ về lĩnh vực học tập, phù hợp với nội dung và phù hợp với điều kiện môi trường học tập.
Từ việc phân tích mô hình “học từ trải nghiệm” của David Kolb, ta thấy đây cũng chính là con đường hình thành và phát triển năng lực thông qua trải nghiệm. Tuy nhiên, mô hình này nhấn mạnh cách học hơn là điểm cần đến là những năng lực cần hình thành.
Thí dụ của Kolb đưa ra về học đại số cho thấy rõ điều này:
Khái niệm hóa - Lắng nghe giải thích về khái niệm ấy là gì. Kinh nghiệm cụ thể - Đi từng bước để giải một phương trình. Thử nghiệm tích cực - Thực hành.
Quan sát phản chiếu - Ghi lại những suy nghĩ của bạn về phương trình đại số trong một nhật ký học tập.
Chúng ta cùng xem thí dụ về các cách học của học sinh đối với một số lĩnh vực khác nhau mà Kolb đã đưa ra cũng tương tự như vậy:
Học cách đi xe đạp:
Quan sát phản chiếu – Hình dung về đi xe đạp và xem người khác đi xe đạp.
Khái niệm hóa - Tìm hiểu về lý thuyết và hiểu một số nguyên lý của xe đạp.
Kinh nghiệm cụ thể - trải nghiệm từng kỹ thuật cụ thể thực tế từ một chuyên gia đi xe đạp.
Thử nghiệm tích cực - Nhảy trên xe đạp và thử đi xe.
Học chương trình phần mềm:
Thử nghiệm tích cực – nhúng mình vào môi trường và thử làm việc. Quan sát phản chiếu – Hình dung lại về những gì bạn vừa thực hiện.
Khái niệm hóa - Đọc sách hướng dẫn để có được sự hiểu biết rõ ràng hơn về những gì đã được thực hiện.
Kinh nghiệm cụ thể - Sử dụng tính năng trợ giúp để có được một số lời khuyên của chuyên gia.
Học huấn luyện:
Kinh nghiệm cụ thể - học theo hướng dẫn cụ thể về huấn luyện người khác.
Thử nghiệm tích cực - Sử dụng kỹ năng đã có của bạn với những gì bạn đã học được để đạt được phong cách huấn luyện của riêng bạn.
Khái niệm hóa - Đọc lại các tài liệu hướng dẫn để tìm ra những ưu và nhược điểm của các phương pháp khác nhau.
Như vậy, thông qua các thí dụ cụ thể mà Kolb đưa ra thì chúng ta có thể áp dụng lý thuyết “học từ trải nghiệm” vào bất cứ lĩnh vực học tập nào nhưng cần hướng tới năng lực xác định và thiết kế chương trình phải xuất phát từ năng lực cần hình thành chứ không phải nội dung tri thức cần chiếm lĩnh.