NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SÁNGTẠO 1 Yếu tố tâm sinh lý và sự sáng tạo

Một phần của tài liệu TAI LIEU TAP HUAN KY NANG XAY DUNG VA TO CHUC CAC HOAT DONG TRAI NGHIEM SANG TAO TRONG TRUONG TIEU HOC (Trang 42 - 45)

1. Yếu tố tâm sinh lý và sự sáng tạo

Yếu tố tâm sinh lý: Là toàn bộ những đặc điểm tâm lý của cá nhân như động cơ, thói quen, nhu cầu, hứng thú vv…và thậm chí cả cấu trúc của hệ thống thần kinh (cấu trúc của hệ thông thần kinh cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý), đây là yếu tố tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất đến tính sáng tạo.

Yếu tố tâm lý cản trở sáng tạo Yếu tố tâm lý xây dựng sáng tạo

Sự thiển cận Có khả năng xoay xở

Tuân thủ quy tắc quá chặt chẽ và

thường xuyên Tư duy thông thoáng, không giới hạn bởiquy tắc

Xem sự khôi hài chỉ là trò phù

phiếm Có óc khôi hài

Chỉ tập trung vào giải pháp đúng Tập trung khám phá tiềm năng

Hay chỉ trích Biết chấp nhận

Sợ thất bại Khả năng chấp nhận thất bại và biết học

hỏi

Không dám mạo hiểm Dám mạo hiểm

Không sẵn sàng tiếp nhận quan

điểm hay ý kiến khác Tích cực, lắng nghe và chấp nhận sựkhác biệt

Thiếu cởi mở với ý tưởng Tiếp thu ý tưởng

Luôn thích tranh giành Luôn thích hợp tác

Né tránh sự mơ hồ Chấp nhận sự mơ hồ

Không khoan nhượng Bao dung

Thiếu linh động Linh động

Bỏ cuộc sớm Cam kết theo đuổi đến cùng

Lo lắng quá mức về suy nghĩ của

người khác Tập trung cao độ

Cho rằng mình không có khả năng

sáng tạo Nhận ra tiềm năng sáng tạo của bảnthân

2. Môi trường và sự sáng tạo

Môi trường và sự sáng tạo có quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Môi trường là một yếu tố khách quan của sáng tạo vì nó bao gồm tất cả những gì xung quanh chúng ta. Môi trường là nguồn ngốc để này sinh sáng tạo nhưng cũng là nơi kiểm nghiệm trình độ cũng là kết quả sáng tạo của chúng ta. Môi trường có tác động nhiều mặt đến sáng tạo. Nếu cá nhân được sống trong môi trường đầy sáng tạo, luôn luôn khuyến khích con người sáng tạo từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống thì cá nhân đó sẽ say mê với công việc của mình làm và có khả năng trở thành một con người sáng tạo. Ngược lại, nếu môi trường không khuyến khích sự sáng tạo, luôn áp đặt, khuôn mẫu định sẵn thì chắc chắn môi trường đó sẽ kiềm chế sự sáng tạo của con người trong xã hội đó. Môi trường ảnh hưởng đến sự sáng tạo của con người bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Môi trường tự nhiên bên cạnh việc cung cấp tài nguyên, điều kiện vật chất cho con người còn là nguồn gốc làm nảy sinh cảm xúc vô tận cho con người. Với những vẻ đẹp tự nhiên của

thiên nhiên, những hạnh phúc mà thiên nhiên đem lại, cũng như những sự tàn phá, sự bất hạnh do thiên nhiên tạo ra sẽ kích thích khả năng sáng tạo của con người để cảm thụ cũng như cải tạo được thế giới tự nhiên. Đứng trước một thiên nhiên đẹp và hùng vĩ đã có những sáng tạo văn học, nghệ thuật vĩ đại để lại cho loài người, nhưng cũng có những sáng tạo để con người biến đổi và điều chỉnh, chống lại được thiên nhiên khắc nghiệt. Vì vậy, chúng ta cần thiết phải giáo dục cho trẻ hiểu về thiên nhiên, cảm nhận, chăm sóc bảo về thiên nhiên sẽ giúp cho trẻ khả năng sáng tạo cao hơn. Về điểm này, nhà tâm lý học người nga Xukhômlinxki đã viết: Bản chất não của trẻ em đòi hỏi để có trí thông minh, sáng tạo được giáo dục từ cội nguồn của ý nghĩ – giữa những hình tượng thấy được mà trước tiên là giữa thiên nhiên để ý nghĩ được bật ra từ hình tượng đi đến xử lý những thông tin về hình tượng này

Môi trường xã hội: là điều kiện không thể thiếu cho mỗi cá nhân sáng tạo. Môi trường đầu tiên là môi trường gia đình và lớn lên là môi trường xã hội, hệ thống giáo dục các cấp sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển các tài năng sáng tạo của con người.

Môi trường đầu tiên tác động đến tính sáng tạo của trẻ là môi trường gia đình. Trong gia đình, cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần đều có sự tác động đến tính sáng tạo của trẻ ở mức độ khác nhau, và mỗi trẻ khác nhau cũng là khác nhau. Như vậy, yếu tố tâm lý trong gia đình là vô cùng quan trọng đối với nhận thức và khả năng sáng tạo của trẻ. Nếu trẻ sống trong môi trường gia đình mà mọi người luôn tôn trọng ý kiến của mỗi cá nhân, ít phán xét và áp đặt, tạo cho mỗi thành viên tự do suy nghĩ thể hiện và bảo vệ ý tưởng của mình, thậm chí gia đình đặt ra nhiều thử thách với các thành viên thì sẽ tạo ra những trẻ em có tính độc lập và sáng tạo cao hơn (Nghiên cứu của trường ĐH Chicago).

Khi trẻ lớn lên, môi trường giáo dục (hệ thống giáo dục nói chung và nhà trường) có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và bồi dưỡng khả năng sáng tạo của trẻ. Giáo dục cũng có tác động hai mặt đến tính sáng tạo của học sinh. Một môi trường nhà trường học tập sáng tạo thì không chỉ cung cấp tri thức cho học sinh mà còn phải giúp cho trẻ có tính độc lập cao, có chính kiến, say mê với khoa học, không áp đặt, luôn động viên, chia sẻ và khuyến khích trẻ thì sẽ có khả năng tạo ra những con người sáng tạo nhiều hơn. Nếu một môi trường dạy học áp đặt, tuân thủ theo các quy tắc nghiêm ngặt, không có sự chia sẻ, ủng hộ và động viên, khuôn phép quá mức vv… sẽ tạo ra những con người thụ động và không sáng tạo, thậm chí làm triệt tiêu tính sáng tạo của con người ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, để có một môi trường nhà trường sáng tạo nó không chỉ liên quan đến tài liệu, kiến thức trong sách, cách kiểm tra đánh giá trong nhà trường hiện nay, mà điều quan trọng là liên quan đến cách giảng dạy, quan điểm, lối sống của chính những người tham gia hoạt động giảng dạy. Theo nhà phát minh vĩ đại Edison thì nhiệm vụ quan trọng nhất của nền văn minh là dạy con người ta cách tư duy.

Chính vì vậy, để trẻ có thể phát triển tốt nhất sự sáng tạo thì chính những yếu tố tham gia vào môi trường nhà trường cũng cần phải sáng tạo. Đó là một người thầy có nhân cách sáng tạo, một người trò có nhân cách sáng tạo và một môi trường học tập sáng tạo. Đây chính là ba điều kiện quan trọng nhất để phát triển tư duy sáng tạo trong nhà trường cho học sinh.

Học sinh có nhân cách

sáng tạo

Thầy giáo có nhân cách sáng tạo Môi trường học tập

Những yêu cầu về nhân cách sáng tạo của người thầy

- Giáo viên cần phải là người biết tôn trọng hoạt động sáng tạo của trò. Giáo viên chấp nhận phi phán xét với những sáng kiến, quan điểm của học trò, chấp nhận ý kiến đa dạng từ phía học sinh. Tuy nhiên, tôn trọng và phi phán xét ở đây không có nghĩa là mặc kệ tất cả. Có những trường hợp giáo viên đồng ý với những ý kiến của học sinh, nhưng cũng có những trường hợp cần phải diễn giải, đối thoại với những ý kiến của học sinh hoặc hành động bằng cách diễn đạt, sắp xếp lại các ý kiến của học sinh. Làm được điều này, giáo viên sẽ mở rộng, tạo hứng thú, kích thích việc xem xét, so sánh, phân tích, đánh giá... tạo nên những cảm xúc sáng tạo cho học sinh.

- Giáo viên cần dạy học theo hướng mở nhiều hơn. Luôn đặt ra những câu hỏi mở rộng, có tính liên môn cao để định hướng, kích thích hướng tư duy sáng tạo của trẻ. Nên đặt những câu hỏi ở mức tổng hợp và đánh giá (theo thang bậc nhận thức của Bloom). Đặc biệt giáo viên nên mở rộng vấn đề để học sinh có hướng tư duy rộng hơn. Vấn đề mà giáo viên mở rộng tại thời điểm hiện tại học sinh chưa chắc đã trả lời được ra nhưng nó lại là câu hỏi yếu câu học sinh luôn suy ngẫm và tìm cách trả lời cho câu hỏi đó.

- Giáo viên luôn phải có ý thức tạo mọi điều kiện cho học sinh tương tác với nhau. Tạo điều kiện để học sinh trình bày quá trình tư duy dẫn đến những ý kiến của họ, cho học sinh có thời gian suy nghĩ, thể hiện và bảo vệ ý tưởng cá nhân trước tập thể lớp học. Tạo điều kiện cho học sinh áp dụng kiến thức tiếp thu được vào thực tiễn, hướng cho học sinh quan sát được môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên và xã hội) vì toàn bộ môi trường xung quanh là cội nguồn cho sự sáng tạo.

- Giáo viên để cho học sinh có quyền đánh giá và tự đánh giá và nên tham gia cùng đánh giá với học sinh.

- Tránh sử dụng hình thức sư phạm uy quyền, độc đoán, áp đặt tuyệt đối vì như vậy sẽ làm triệt tiêu khả năng sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh trở thành những người thụ động, chỉ biết những cái có sẵn mà thôi.

Những yêu cầu về nhân cách sáng tạo của trò

- Trẻ phải luôn có nhu cầu và động cơ sáng tạo. Luôn ý thức vấn đề đó là của chính bản thân mình vì điều này sẽ kích thích niềm hứng thú, đam mê của học sinh, phải tự mình giải quyết được vấn đề đó, luôn tìm tòi sáng tạo và suy nghĩ sáng tạo trong mọi tình huống.

- Trẻ không được phép có tính ì tâm lý nghĩa là luôn muốn giữ lại những khuynh hướng lạc hậu đã và đang trải qua.

- Trẻ luôn biết quan sát tinh tế và học hỏi có hiệu quả.

- Trẻ cũng cần có tính nghiêm túc, cẩn thận suy xét tới cùng và nhìn toàn diện khi nghiên cứu các vấn đề.

- Dám chấp nhận sự thất bại, luôn kiên trì, nhẫn nại và hết mình với công việc, luôn noi theo tinh thần sáng tạo của các nhà khoa học sáng tạo.

- Trẻ luôn rèn khả năng tư duy và tưởng tượng sáng tạo. Kết hợp giữa tư duy logic và tư duy sáng tạo vì rằng sáng tạo là tạo ra cái mới nhưng vẫn cần tính logíc của kiến thức khoa học trước đó, những tri thức và kinh nghiệm thực tiễn, tính hợp lý của tri thức, nhìn nhận sự việc trong các mối quan hệ vốn có và những quan hệ mới. Trẻ cũng cần có khả năng tư duy hội tụ và tư duy phân kì vì đây là hai loại tư duy quan trọng nhất của phát minh sáng tạo.

Những yêu cầu của một môi trường học tập sáng tạo. Chúng ta cần phải xây dựng một môi trường học tập có lợi cho tính sáng tạo cho học sinh. Hiện nay, trong nhà trường của chúng ta còn thiên về truyền thụ tri thức, xem kết quả học tập cao hơn sự phát triển trí lực. Điểm số là tiêu chuẩn duy nhất để

đánh giá học sinh và như vậy trường nào có nhiều học sinh lên lớp sẽ là trường giỏi. Những học sinh biết nghe lời, ngoan ngoãn thì thường được yêu quí còn những học sinh có những quan điểm đối nghịch, hành vi không giống số đông thì thường bị ghét bỏ. Cách giáo dục này làm cho học sinh phải tìm cách thích ứng và phục tùng áp lực đó, không thể không theo số đông và thành tích. Về cơ bản, học sinh không có đủ tự do và không gian phát triển khả năng của mình và như vậy không thể có tính sáng tạo được. Để tạo được môi trường sáng tạo cần phải:

- Trong giáo dục của nhà trường không nên đem điểm số thi cử tạo ra áp lực

- Giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh do đó việc dạy học và hành vi của giáo viên cần thể hiện rõ sự sáng tạo

- Giáo dục cần thực hiện hình thức giáo dục linh hoạt, học sinh được lựa chọn hoạt động của mình, tài liệu học tập phong phú, tăng cường dạy học theo cá nhân hoặc nhóm nhỏ

- Giáo viên và học sinh tăng cường các hoạt động ngoại khoá, tiến hành chỉ đạo riêng đối với học sinh tài năng.

Môi trường xã hội là môi trường rộng lớn (bao gồm môi trường văn hoá, môi trường kinh tế, môi trường khoa học, chính trị v.v…) có tác động gián tiếp đến tính sáng tạo của con người ngay từ nhỏ thông qua môi trường gia đình và nhà trường, và tác động trực tiếp mạnh mẽ khi con người trưởng thành. Môi trường xã hội cũng có thể kích thích hoặc kiềm chế tính sáng tạo của thành viên trong xã hội đó, nó đã được minh chứng rõ trong các giai đoạn phát triển của xã hội loài người.

Một phần của tài liệu TAI LIEU TAP HUAN KY NANG XAY DUNG VA TO CHUC CAC HOAT DONG TRAI NGHIEM SANG TAO TRONG TRUONG TIEU HOC (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w