III. Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo
a. Quy tắc xây dựng tiêu chí chất lượng
Khi viết tiêu chí chất lượng, để các tiêu chí luôn nhất quán với nhau là điều không dễ. Có thể viết nhiều tiêu chí và áp dụng các quy tắc sau:
Mô tả một loạt kết quả thực hiện mà phần mô tả kế tiếp cho thấy chất lượng thể hiện đạt mức cao hơn
Hành vi có thể quan sát trực tiếp
Các cấp độ phải theo trật tự và có tính cộng dồn
Có thể giúp đưa ra nhận định về quá trình học tập có tính phát triển – không nêu những chi tiết đúng hay sai
Phân biệt sự khác nhau trong thực hiện, thể hiện được quá trình học tập có chất lượng tăng lên
Phản ánh được công việc hoặc các mẫu hành vi bao trùm nhiều mức chất lượng mà học sinh thể hiện.
Có những nội dung có tính thách thức với năng lực cao và lưu ý những phần yếu nhất.
Tránh sử dụng ngôn từ mập mờ, không sử dụng các thuật ngữ so sánh khi kết luận kết quả thực hiện của học sinh.
Để người được đánh giá có thể tự đánh giá về kết quả của mình.
Tạo cơ hội cho những người được đánh giá đưa ra những đánh giá nhất quán với 4 tiêu chí trở xuống cho mỗi chỉ số.
Chỉ số đánh giá dựa trên cơ sở các năng lực được yêu cầu.
Dựa trên các tiêu chí chất lượng, chúng ta sẽ xác định được đường phát triển năng lực của học sinh, để từ đó xác định các mốc phát triển cho từng độ tuổi, bậc học đây là nền tảng vô cùng quan trọng trong đánh giá cũng như trong việc định hướng cách tổ chức hoạt động sau này.