I. Trải nghiệm – phương pháp học, dạy học và giáo dục hiệu quả
3. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Lý thuyết “Học từ trải nghiệm” là cách tiếp cận về phương pháp học đối với các lĩnh vực nhận thức. Nếu như mục đích của việc học chủ yếu là hình thành và phát triển hệ thống tri thức khoa học, năng lực nhận thức và hành động có khoa học cho mỗi cá nhân thì mục đích của hoạt động giáo dục là hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, sự đam mê, các giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung khác cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Để phát triển sự hiểu biết khoa học, chúng ta có thể tác động vào nhận thức của trẻ; nhưng để phát triển và hình thành phẩm chất thì trẻ phải được trải nghiệm.
Thí dụ, hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức theo chu trình học tập của Kolb và theo cách tiếp cận phát triển năng lực thì được thể hiện như sau:
- Năng lực (phẩm chất) cần hình thành: Yêu thương và thể hiện tình yêu thương.
- Lựa chọn nội dung cho hoạt động: Giáo dục Giá trị sống Yêu thương
- Phương pháp triển khai:
Kinh nghiệm cụ thể: mô tả chi tiết lại những hành vi yêu thương mà mình nhận được và những hành vi yêu thương mà mình trao đi hoặc thông qua chỉ dẫn về hành vi yêu thương của chuyên gia hay giáo viên.
Quan sát, phản chiếu: quan sát những hành vi yêu thương được thể hiện qua video clip hoặc vở kịch ngắn... hãy suy nghĩ về cảm xúc nhận được khi mình được yêu thương hoặc trao đi tình yêu thương.
Khái niệm hóa: từ các hoạt động trên, học sinh đánh giá cao sự yêu thương, có nhu cầu yêu và được yêu và mong muốn thể hiện tình yêu thương, phê phán hành vi bạo lực, bắt nạt... – hiểu được con đường mà yêu thương trở thành giá trị sống.
Thử nghiệm tích cực: thể hiện tình yêu thương dưới nhiều hình thức khác nhau trong cuộc sống. Phân tích những giá trị đạt được cho bản thân và người khác.
Tóm lại, vận dụng lý thuyết học từ trải nghiệm của Kolb sẽ làm cho việc học trở nên hiệu quả hơn bởi sự trải nghiệm ở đây là sự trải nghiệm có định hướng, có dẫn dắt chứ không phải sự trải nghiệm tự do, tự phát, thiếu định hướng. Với chu trình trải nghiệm, với việc xác định kiểu học trong môi trường trải nghiệm, việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục học sinh có định hướng sẽ quyết định việc đạt được mục tiêu chuẩn năng lực đầu ra.
HOẠT ĐỘNG 3:
TÌM HIỂU VỀ NĂNG LỰC THỰC HIỆN
Mục tiêu:
- Biết nhận diện dấu hiệu, đặc điểm năng lực, phân loại và các mức độ của năng lực thực hiện.
- Chỉ ra được cách dạy học và giáo dục theo tiếp cận năng lực.
Thời gian: 30 phút
Phương pháp: Hoạt động thảo luận nhóm
Dụng cụ: Giấy A4, bút dạ.
Tiến hành
Bước 1: Đặt câu hỏi thảo luận
Câu hỏi 1: Năng lực là gì? Cấu trúc của năng lực?
Câu hỏi 2: Dấu hiệu, đặc điểm, phân loại và các mức độ năng lực ?
---
Bước 2: Chia học viên thành nhóm 8 người. Các nhóm có cùng nhiệm vụ (2 câu hỏi trên). Chuẩn bị phương tiện làm việc nhóm.
---
Bước 3: Các nhóm thảo luận, chia sẻ và trình bày sản phẩm nhóm.
---
Bước 4: Một nhóm trình bày sản phẩm.
Các nhóm khác hỏi đáp, tranh luận, bổ sung hoặc trình bày các ý kiến khác biệt.
---
Bước 5: Chia sẻ. Phân tích. Tổng kết kết quả làm việc
---
THÔNG TIN NGUỒN
Quá trình hình thành con người, hình thành bản chất người được nhiều ngành khoa học xem xét. Có thể nêu một số học thuyết, lý thuyết đã làm sáng tỏ bản chất người và quá trình hình thành người một cách duy vật, biện chứng.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC