Hoạt động 2: Bài thực hành 2:

Một phần của tài liệu Giao an ca nam 20162017 (Trang 37 - 42)

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP:

b. Hoạt động 2: Bài thực hành 2:

MT: HS thực hành với công cụ vẽ đã học.

Trong bài tập này, em sẽ dùng Paint để phủ kín bức tranh bằng hình những chiếc lá mà chỉ cần thực hiện các thao tác di chuyển, sao chép từ một hình vuông ban đầu. Sau đây là hình minh hoạ.

Hướng dẫn:

1. Bước 1:

- Chọn công cụ , kiểu vẽ không có đường viền.

- Chọn màu tô là màu xanh.

- Kéo thả chuột để vẽ một hình vuông.

- Lên máy thực hành. - Nhận xét.

- Chú ý lắng nghe.

- Lắng nghe + quan sát tranh

- Các bước 2, 3, 4, 5 sẽ sử dụng công cụ chọn tự do để cắt và dịch chuyển các phần của hình vuông này để tạo nên hình chiếc lá.

2. Bước 2:

Chọn công cụ . Kéo thả chuột để chọn một phần của hình vuông để tạo nên vết răng cưa cho chiếc lá.

3. Bước 3:

Chọn biểu tượng . Chuyển phần mép răng cưa mà em vừa cắt ở bước 2 sang phía bên phải của hình vuông sao cho khớp.

4. Bước 4:

Chọn công cụ . Kéo thả chuột để tạo vết răng cưa ở phía trên của hình vuông.

5. Bước 5:

- Chọn biểu tượng .

- Chuyển phần răng cưa mà em vừa cắt ở bước 4 xuống phía dưới hình vuông sao cho khớp.

Đến đây em đã tạo được hình chiếc lá. Các bước tiếp theo sẽ dùng công cụ chọn để sao chép và di chuyển sao cho nhiều lá được xếp khớp nhau.

6. Bước 6:

Sao chép ra thêm một chiếc lá nữa.

- Chú ý quan sát.

1ph

7. Bước 7:

Chọn một màu khác (màu vàng chẳng hạn) để tô màu cho chiếc lá này.

8. Bước 8:

- Chọn toàn bộ chiếc lá màu vàng. - Chọn biểu tượng .

Di chuyển chiếc lá màu vàng vào khớp bên cạnh chiếc lá màu xanh.

9. Bước 9:

- Chọn cả hai chiếc lá.

- Sao chép ra thêm một cặp lá nữa.

10. Bước 10:

- Chọn biểu tượng .

- Di chuyển cặp lá được chọn vào khớp với cặp lá ban đầu. Em cần xếp các chiếc lá sát nhau theo hai chiều ngang, dọc có màu khác nhau.

11. Bước 11:

- Em tiếp tục sao chép thêm cặp lá (nhấn tổ hợp phím CTRL+V) và di chuyển sao cho

- Chú ý quan sát kĩ thao tác của GV.

khớp với các chiếc lá đã tạo ra trước.

- Khi xếp đầy vùng màn hình vẽ, em sẽ được bức tranh sinh động và đẹp mắt như trong mẫu trên.

- Quan sát HS thực hành + nhắc nhở.

4. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét và đánh giá tiết học.

- Ôn lại tất cả các công cụ đã học để chuẩn bị cho tiết tới bài thực hành tổng hợp (tt).

- Lắng nghe. ********************************* Tiểt thứ: 17 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:

- Biết kết hợp cách vẽ các công cụ với nhau.

- Có kỹ năng vẽ thành thục, tạo ra được các bức tranh sinh động. - Tự tạo cho mình khả năng và tình cảm yêu thích môn học.

2. Kỹ năng:

- Học sinh biết kết hợp các dụng cụ vẽ với nhau tạo nên bức tranh hoàn hảo.

3. Thái độ:

- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, hứng thú khi tiếp xúc với máy tính.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, ảnh vẽ mẫu. - Học sinh: tập, bút, máy tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

5ph

1ph

1. Khởi động

- Ổn định lớp.

- Gọi 1 HS lên máy dùng công cụ phóng to đã học, công cụ lật hình để phóng to, thu nhỏ hình vẽ đồng thời lật hình vẽ.

- Các HS khác thì làm tương tự ở máy mình. - Nhận xét.

2. Bài mới:

Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em ôn lại những kiến thức mà ta cần nhớ của chương trình

- Lên máy thực hành. - Nhận xét. - Chú ý lắng nghe. Thứ …… ngày …… tháng …… năm …….

32ph (16’) vẽ nhé. 3. Các hoạt động: c. Hoạt động 3: Bài thực hành 3: MT: HS thực hành với công cụ vẽ đã học.

Vẽ bức tranh như hình mẫu dưới đây.

Hướng dẫn:

- Chúng ta hãy cùng phân tích bức tranh này theo thứ tự từ xa đến gần. Khi nhìn vào bức tranh, em thấy ở xa nhất là bầu trời màu xanh, sau đó là các ngọn núi, hàng cây mọc ở chân núi, đến cánh đồng cỏ màu xanh, con đường và cuối cùng là chiếc xe buýt. Do đó, khi vẽ em phải vẽ vật ở xa nhất trước, sau đó mới đến các vật gần hơn, vì các vật vẽ sau sẽ che khuất các vật vẽ trước. - Em hãy mở Paint ra và bắt đầu vẽ. Nếu gặp

khó khăn khi vẽ, em có thể tham khảo tiếp các hướng dẫn sau.

+ Chọn công cụ để vẽ ba ngọn núi.

+ Chọn công cụ hoặc để vẽ các đường uốn lượn gần đỉnh núi.

+ Chọn công cụ để vẽ cánh đồng cỏ và con đường.

+ Chọn công cụ để vẽ các đường vạch vôi phân cách của con đường.

+ Chọn các màu thích hợp để tô màu cho nền trời, ngọn núi, đỉnh núi tuyết, cánh đồng xanh, con đường màu đen và vạch vôi trắng.

+ Chọn công cụ và màu vẽ là màu nâu để vẽ thân cây.

- Lắng nghe + quan sát tranh

- Quan sát GV hướng dẫn.

- Vẽ.

(16)

1ph

+ Chọn công cụ và màu vẽ là màu xanh để vẽ lá cây.

- Đến đây, em đã vẽ được bức tranh phong cảnh núi tuyết rất đẹp. Tiếp theo, em sẽ vẽ chiếc xe buýt chạy trên con đường.

+ Dùng công cụ để vẽ đường viền xác định hình dạng của chiếc xe.

+ Chọn công cụ với kiểu vẽ chỉ tô màu bên trong là màu đen để vẽ hình hai chiếc bánh xe. + Chọn công cụ để vẽ cửa lên xuống của xe buýt.

+ Chọn công cụ để vẽ các cửa sổ của xe buýt. (Em có thể vẽ một cửa sổ rồi sao chép ra thành nhiều cửa sổ).

+ Chọn các màu thích hợp để tô màu cho xe buýt.

+ Cuối cùng, chọn công cụ để viết dòng chữ “Cổ Loa” lên xe buýt.

- Sau khi hoàn thành bài vẽ, em hãy lưu lại vào máy.

- Quan sát HS thực hành + nhắc nhở.

Một phần của tài liệu Giao an ca nam 20162017 (Trang 37 - 42)