Nhóm acid amin

Một phần của tài liệu Thành phần và một số yếu tố ảnh hưởng đến sữa của bà mẹ tại thành phố hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 50)

Thành phần các acid amin trong sữa mẹđóng vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển tế bào. Trong 18 acid amin được phân tích trong nghiên cứu này, có 11 acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Hàm lượng acid amin trong sữa mẹ phán ánh chất lượng sữa mẹ. Hàm lượng của 18 acid amin cũng có sự dao động khác nhau giữa 91 bà mẹ, và có sự khác nhau giữa 3 nhóm thời gian cho con bú, và có sự khác nhau giữa vùng miền. Chúng tôi quan sát thấy, có bà mẹ thì nồng độ acid amin này thấp, có bà mẹ acid amin này lại cao. Điều này cũng xảy ra đối với kết quả nghiên cứu của tác giả Namiko Yamawaki [46] khi nghiên cứu trên 1197 mẫu sữa của các bà mẹ Nhật Bản. Các yếu tố vùng miền, yếu tố về chế độ ăn, yếu tố cá thể cũng có thể xem là các yếu tốảnh hưởng đến hàm lượng các acid amin. Hàm lượng của đa số các acid amine trong sữa của các bà mẹ Nhật Bản cao hơn so với các bà mẹ Việt Nam, bao gồm Aspartic, Glutamic, Serine, Histidine, Threonine, Tyrosine, Valine, Phenylalanine, Isoleusine, Leusine, Cystine, Proline. Trong khi đó hàm lượng Arginin, Methionine của các bà mẹ Việt Nam cao hơn các bà mẹ Nhật Bản. Hàm lượng Glycine, Alanine, Lysine, Tryptophan trong sữa của các bà mẹ Việt Nam và Nhật Bản gần như bằng nhau (bảng 21).

Một số mặt hạn chế trong nghiên cứu này cũng cần được bàn luận tới. Trước hết đó là vấn đề xử lý mẫu để phân tích thành phần vitamin C trong sữa mẹ. Trong thiết kế nghiên cứu, đểđảm bảo đủ 300 ml sữa mẹ cho phân tích 60 thành phần, mẫu sữa đã được lấy ít nhất trong 3 ngày khác nhau. Vì không có điều kiện về kinh phí làm xét nghiệm vitamin C của các ngày riêng biệt nên khi làm đồng nhất các mẫu ở các ngày khác nhau thành một mẫu (sau 3 ngày) thì đã làm giảm nồng độ vitamin C trong sữa do vitamin C bị oxy hóa rất nhanh kể cả ở điều kiện nhiệt độ 4-8 0C. Chúng tôi cũng đã xem xét các tài liệu tham khảo về các thành phần dinh dưỡng bị oxy hóa tại các điều kiện thường, điều kiện 4-8 0C và điều kiện -20 0C. Với điều kiện bảo quản mẫu sữa sau khi thu thập về trong 3 ngày tại nhiệt độ 4-8 0C thì chỉ có thành phần vitamin C là bị oxy hóa tương đối mạnh, còn các thành phần vitamin và muối khoáng hầu hết không bịảnh hưởng. Các mẫu sữa được bảo quản tại nhiệt độ -20 0C thì thành phần dinh dưỡng không bị ảnh hưởng trong 1 tháng [53]. Đối với kết quả hàm lượng vitamin C trong sữa mẹ, chúng tôi cũng đánh giá thử nghiệm 03 mẫu sữa trên 2 điều kiện khau và cho thấy, sau 3 ngày để tại nhiệt độ 4-8 oC thì hàm lượng vitamin C trong sữa giảm xuống còn 40% so với mẫu sữa để tại nhiệt độ -20 oC. Trong khi đó, thành phần lipid không thay đổi ở cả 2 điều kiện (kết quả không trình bày trong báo cáo). Do hạn chế về mặt kỹ thuật, cho nên các kết quả vitamin C trong nghiên cứu này sẽ không đưa vào phần kết luận của nghiên cứu. Cần có một nghiên cứu đáp ứng đủ các điều kiện riêng cho việc phân tích thành phần vitamin C trong sữa mẹ.

Trong nghiên cứu này, còn có một hạn chế nữa đó là cỡ mẫu nhỏ và mới chỉ đại diện cho 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, nghiên cứu không điều tra số lượng bài tiết sữa một ngày và số lượng sữa mẹ mà mỗi trẻ tiêu thụ trung bình một ngày. Bên cạnh đó, cũng vì mặt hạn chế về kinh phí nên đề tài chưa thu thập nhóm mẫu sữa của nhóm sơ sinh,

nhóm bà mẹ cho con bú dưới 1 tháng tuổi, nhóm 5-6 tháng tuổi và sau 6 tháng tuổi. Để có thể phản ánh được một cách đại diện cho các bà mẹ Việt Nam, cần có tiếp tục có các nghiên cứu phân tích thành phần sữa trên các bà mẹđại diện các vùng miền khác nhau và trên nhiều nhóm tuổi khác nhau.

VI. KT LUN

1. Hàm lượng 55 thành phần dinh dưỡng và 3 thành phần miễn dịch trong sữa của 91 bà mẹ nuôi con bú từ sau 1 đến 4 tháng tại 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh:

- Có sự dao động rất lớn giữa các cá thể về hàm lượng của hầu hết các thành phần dinh dưỡng và miễn dịch.

- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng trung bình của kẽm, magie, vitamin A, vitamin E, valine, isoleusine, lysine, cystine, proline khi so sánh giữa 3 nhóm.

- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các hàm lượng thành phần trong sữa mẹ giữa 2 thành phố Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh. Hàm lượng thành phần của năng lượng, protein, lipid, carbonhydrate, phospho, natri, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, choline, beta-caroten, lysozyme, IgA, Palmitic, Oleic acid, EPA, DHA, một số acid amin của các bà mẹ tp. Hồ Chí Minh cao hơn so với Hà Nội; ngược lại kali, calci, đồng, selen, lactofferine, arachidonic acid, và hầu hết các acid amin của các bà mẹ Hà Nội cao hơn so với các bà mẹ tp. Hồ Chí Minh.

- Hàm lượng trung bình của các chất dinh dưỡng thuộc nhóm các thành phần dinh dưỡng cơ bản, nhóm vitamin, nhóm acid béo, nhóm acid amin trong sữa các bà mẹ thấp hơn so với các bà mẹ Nhật Bản. Trong khi đó hàm lượng một số muối khoáng và thành phần miễn dịch lại cao hơn.

2. Hàm lượng kẽm khẩu phần có mối tương quan dương tính và thuận chiều đối với hàm lượng kẽm trong sữa mẹ. Cân nặng sơ sinh của con liên quan có ý nghĩa thống kê đến hàm lượng sắt trong sữa mẹ. Chưa tìm thấy yếu tố tuổi mẹ, cân nặng sơ sinh của trẻ và yếu tố dinh dưỡng trong khẩu phần ăn liên quan đến các hàm lượng thành phần dinh dưỡng khác trong sữa mẹ trong nghiên cứu này.

3. Chỉ có hàm lượng một số thành phần như lipid, phospho, calci, magie, vitamin A trong sữa mẹ đáp ứng đủ so với nhu cầu của trẻ từ 0-6 tháng tuổi. Hàm lượng sắt, kẽm, vitamin B2, vitmin B6, vitamin K và vitamin D đáp ứng dưới 50% so với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Một phần của tài liệu Thành phần và một số yếu tố ảnh hưởng đến sữa của bà mẹ tại thành phố hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)