Đối với các thành phần vitamin tan trong nước, hàm lượng các thành phần vitamin C, vitamin B1, B2, B3, B5, B6, choline và isonitol trong sữa mẹ cũng có một sự dao động rất lớn giữa các cá thể. Nhìn chung, hàm lượng các thành phần này gần nhưổn định trong thời gian từ 2 đến 4 tháng. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Takayuki Sakurai [47] trên 4000 mẫu sữa của các bà mẹ Nhật Bản. Tương tự đối với các thành phần dinh dưỡng chính, hàm lượng của một số vitamin trong sữa của các bà mẹ Nhật Bản cao hơn so với các bà mẹ Việt Nam, bao
Nồng độ trung bình (- /100g sữa) Nhu cầu khuyến nghị cho trẻ 0-6 tháng (- /ngày) Trong 500 mL sữa mẹ % RDA Trong 650 mL sữa mẹ % RDA Trong 800 mL sữa mẹ % RDA Năng lượng (Kcal) 54,53 555,0 272,64 49,1 354,44 63,9 436,23 78,6 Protein (g) 1,02 12,0 5,10 42,5 6,64 55,3 8,17 68,1 Lipid (g) 2,50 16,0 12,50 78,1 16,25 101,6 20,00 125,0 Phospho (mg) 19,51 90,0 97,57 108,4 126,84 140,9 156,11 173,5 Natri (mg) 24,62 1200,0 123,11 10,3 160,04 13,3 196,98 16,4 Kali (mg) 25,30 500,0 126,48 25,3 164,43 32,9 202,37 40,5 Calci (mg) 61,40 300,0 306,98 102,3 399,08 133,0 491,17 163,7 Magie (mg) 6,44 36,0 32,18 89,4 41,84 116,2 51,49 143,0 Sắt (mg) 0,45 12,4 2,26 18,2 2,94 23,7 3,61 29,1 Kẽm (mg) 0,27 2,8 1,35 48,2 1,75 62,7 2,16 77,1 Selen (mcg) 0,94 6,0 4,72 78,7 6,14 102,3 7,55 125,9 Vitamin B1 (mg) 0,03 0,28 0,16 57,1 0,21 74,3 0,26 91,4 Vitamin B2 (mg) 0,01 0,33 0,05 14,8 0,06 19,3 0,08 23,8 Niacin (mg) 0,27 2,0 1,36 68,1 1,77 88,6 2,18 109,0 Vitamn B6 (mg) 0,01 0,1 0,04 39,0 0,05 50,7 0,06 62,4 Vitamin K (mcg) 0,22 3,0 1,09 36,4 1,42 47,4 1,75 58,3 Vitamin A (mcg) 65,67 375,0 328,37 87,6 426,89 113,8 525,40 140,1 Vitamin D (mcg) 0,13 5,0 0,64 12,8 0,83 16,6 1,02 20,4
gồm vitamin B1, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin A, vitamin D và beta-caroten. Trong khi đó hàm lượng của vitamin C, vitamin B2, isonitol, vitamin E của các bà mẹ Việt Nam thấp hơn các bà mẹ Nhật Bản. Hàm lượng cholin và vitamin K trong sữa của các bà mẹ Việt Nam và Nhật Bản gần như bằng nhau (bảng 19a). Sự khác biệt này có thểđược giải thích là do nhiều yếu tố như yếu tố cá thể, địa lý, chếđộ khẩu phần ăn, tập quán giữa 2 nước.
Đối với các vitamin tan trong dầu, sự dao động về hàm lượng các thành phần vitamin tan trong dầu cũng rất lớn giữa các cá thể. Sự khác biệt về thời gian cho con bú chỉ xảy ra đối với thành phần vitamin A và vitamin E, tại tháng thứ 2 thì cao hơn đáng kể so với tháng thứ 3 và tháng thứ 4. Khi xem xét vitamin A trong khẩu phần của các bà mẹ cũng đã cho thấy nhóm bà mẹ tháng thứ 2 (29 đến 60 ngày) có lượng vitamin A khẩu phần cao hơn so với nhóm bà mẹ nuôi con tháng thứ 3 và 4. Tuy nhiên, chúng tôi lại không tìm thấy mối tương quan giữa vitamin A khẩu phần và vitamin A sữa mẹ.
Tác giả Piccaiano và cs. [54] cũng đã chỉ ra sự thay đổi hàm lượng của các vitamin theo thời gian cho con bú và theo chếđộ ăn của bà mẹ. Tác giả cũng chỉ ra rằng hàm lượng vitamin B2 và vitamin B6 là 2 vitamin chịu ảnh hưởng của yếu tố khẩu phần. Các thành phần vitamin C, B1, vitamin A, beta-caroten, vitamin K cũng thay đổi theo chếđộăn của bà mẹ. Riêng vitamin E thì không phụ thuộc vào chếđộăn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, cỡ mẫu nhỏ, và phương pháp điều tra khẩu phần có thể chưa thích hợp nên khi phân tích mối tương quan giữa vitamin khẩu phần và thành phần vitamin sữa mẹ là không tìm thấy mối tương quan nào. Điều này cũng cần được xem xét trong các nghiên cứu sau.
Tương tự như các thành phần dinh dưỡng chính, hàm lượng hầu hết các vitamin trong sữa của các bà mẹ thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng cao hơn các bà mẹ thành phố Hà Nội, ngoại trừ vitamin K, vitamin E và vitamin D. Điều này chúng tôi cũng nghĩđến các yếu tố về vùng miền và yếu tố cá thể có thể là một trong những nguyên nhân mang lại sự khác biệt này.
Khi so sánh với nghiên cứu của Takayuki Sakurai [47], sự khác nhau về các hàm lượng trung bình của vitamin C, vitamin B1, B2, B3, B5, B6, vitamin E, vitamin D giữa bà mẹ Nhật Bản và bà mẹ Việt Nam. Có hàm lượng thì thấp hơn, có hàm lượng thì cao hơn (bảng 19). Về hàm lượng các thành phần muối khoáng trong sữa mẹ, đa số hàm lượng các thành phần này là tương đối ổn định ở cả 3 tháng – từ tháng 2 cho đến tháng 4. Điều này cũng phù hợp với kết quả của tác giả Nhật Bản-Namiko Yamawaki [46]. Đối với thành phần kẽm, phospho có sự thay đổi đáng kể sau tháng thứ 2 cho con bú, hàm lượng 2 thành phần này thấp xuống. Điều này cũng được tác giả Namiko chỉ ra trong nghiên cứu. Một số thành phần muối khoáng trong sữa của bà mẹ Nhật Bản cao hơn so với các bà mẹ Việt Nam, cụ thểđó là hàm lượng thành phần phospho, natri, calci, magie, sắt, kẽm, đồng (bảng 19). Trong khi đó, hàm lượng thành phần kali và selen trong sữa của bà mẹ Việt Nam lại thấp hơn bà mẹ Nhật Bản. Có thể thấy rằng sự khác nhau về
các yếu tố vùng miền và sự khác nhau từng cá thểđã đưa đến sự khác nhau về nồng độ các chất này.
Các kết quả nghiên cứu của Atkison và cs [55] cho thấy hàm lượng các muối khoáng trong sữa mẹ luôn có sự dao động rất lớn giữa các cá thể. Kết quả hàm lượng trung bình của natri là 20,1 mg/100g với độ lệch chuẩn là 9,7, phospho là 51,8 mg/100 g với độ lệch chuẩn là 10,4. Các kết quả nghiên cứu của Namiko Yamawaki [46] cũng đã chỉ ra sự dao động về hàm lượng các chất khoáng trong sữa mẹ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự dao động của hàm lượng các thành phần cũng tương đối lớn. Một số mẫu không phát hiện được hoặc ở dạng vết, còn một số mẫu có hàm lượng rất cao. Điều này có thể nói rằng, không phải bà mẹ nào cũng có các thành phần muối khoáng trong sữa như nhau, có bà mẹ lại có hàm lượng sắt trong sữa thấp, có bà mẹ lại có hàm lượng calci trong sữa thấp. Một bà mẹ được đánh giá hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sữa của mình thì có thể biết mình đang thiếu hụt lượng chất dinh dưỡng nào, và có thể áp dụng một số chếđộ ăn uống, bổ sung để giải quyết kịp thời sự thiếu hụt này hay không?. Đây cũng là câu hỏi và là câu trả lời trong một nghiên cứu của Cao Thị Thu Hương và cộng sự [38], khi tác giả đánh giá tình trạng thiếu vitamin A trong sữa mẹ và sử dụng đường có bổ sung vitamin A để can thiệp trong 6 tháng và đã chỉ ra sự cải thiện đáng kể hàm lượng vitamin A trong sữa các bà mẹ có sử dụng sản phẩm bổ sung.
Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam về thành phần sữa mẹ về vitamin và muối khoáng, tác giả Phạm Vân Thúy cũng đã có kết quả về một số muối khoáng trên 11 bà mẹ Việt Nam [40]. Các kết quả cho thấy hàm lượng sắt, đồng, selen, và kẽm cũng có sự dao động rất lớn giữa các các thể. Về hàm lượng trung bình của sắt, đồng và kẽm, kết quả của trong nghiên cứu này so với kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Vân Thúy là gần như giống nhau. Riêng thành phần selen, trong nghiên cứu của chúng tôi hàm lượng thành phần này cao hơn so với kết quả của tác giả Phạm Vân Thúy (0,72 mcg/100g so với 0,11 mcg/100g).
Một số thành phần khoáng (chloride, đồng) trong sữa của bà mẹ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có hàm lượng tương đương với các bà mẹ Nhật Bản. Hàm lượng calci, phospho, magie trong sữa mẹ của các bà mẹ trong nghiên cứu này cao hơn so với các bà mẹ Nhật Bản trong nghiên cứu của Namiko và cs [46]. Theo tính toán của tác giả Maria Rodriguez-Palmero và cs [52] thì nếu một ngày đứa trẻ bú mẹ với lượng 750ml thì sẽđược bổ sung khoảng 200 mg calci, và đáp ứng đủ cho trẻ phát triển. Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, thì nhu cầu về calci của trẻ dưới 6 tháng là <300 mg ngày. Với hàm lượng trung bình là 61,40 mg/100g, thì lượng calci trong sữa của các bà mẹ trong nghiên cứu này là cung cấp đủ lượng calci cần thiết cho trẻ phát triển. Tuy nhiên, một số bà mẹ có hàm lượng calci thấp (14 mg/100g) thì sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu.
Sự khác biệt về một số thành phần muối khoáng trong sữa mẹ của bà mẹ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là rất rõ ràng. Đáng chú ý là hàm lượng selen trong sữa của bà mẹ
thành phố Hồ Chí Minh thì hầu như không có, tổng số 30 mẫu với kết quả là 0, trong khi đó 61 mẫu sữa của các bà mẹ thành phố Hà Nội có được nồng độ trung bình là 1,41 mcg/100 g. Chúng tôi cũng đã tìm hiểu một số tài liệu để có thể tìm nguyên nhân lý giải cho kết quả này, và có một nguyên nhân mà các tác giả thường hay đề cập tới đó là yếu tố đất thiếu selen cũng góp phần làm thiếu selen trong cơ thể con người [57]. Chúng tôi cũng nghĩ tới yếu tố đất tại thành phố Hồ Chí Minh có thể bị thiếu selen, nhưng để khẳng định cần phải có các nghiên cứu đưa ra các bằng chứng khoa học xác thực. Tuy nhiên, các yếu tố về tập quán ăn uống và các yếu tố cá thể cũng cần được xem xét đến.
Khi tính toán sựđáp ứng nhu cầu các vitamin và muối khoáng từ sữa mẹđối với trẻ (bảng 20), chúng tôi nhận thấy một số thành phần muối khoáng như natri, kali, sắt thì chỉ đáp ứng được một lượng thấp, còn phospho, calci, magie thì lại đáp ứng được tốt nhu cầu của trẻ nếu khi trẻ uống >500 ml sữa mẹ/ngày. Điều này cũng lý giải vì sao người ta luôn nói rằng sữa mẹ cung cấp lượng canci va phospho nhiều và cân đối. Do hàm lượng sắt, kẽm trong sữa mẹ chỉđáp ứng được chưa đến 50% so với nhu cầu, chính vì vậy rất nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ trong giai đoạn 2-6 tháng tuổi thì thường hay bị thiếu máu thiếu sắt [56]. Đối với các vitamin thì chỉ có vitamin B1, vitamin B3, vitamin A là có được hàm lượng đáp ứng >50% so với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Còn lại, các vitamin B2, vitamin B6, vitamin K, vitamin D đều chỉđáp ứng từ 12 đến 40% nhu cầu của trẻ (đối với trẻ bú trung bình 500 ml sữa mẹ/ngày).