Các kết quả về 7 thành phần dinh dưỡng cơ bản của các bà mẹ Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh đã cho thấy một tình trạng chung là hàm lượng trung bình của các thành phần như năng lượng, protein, lipid, carbonhydrate đều thấp hơn so với các bà mẹ Nhật Bản tại cùng thời gian cho con bú [46] (bảng 19). Điều này có thể giải thích là do các yếu tố vùng miền, chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ Nhật Bản tốt hơn các bà mẹ Việt Nam. Đó chỉ là nhận định chung, tuy nhiên, trong nghiên cứu của Nhật Bản về thành phần sữa mẹ thì lại không điều tra về khẩu phần, nên chúng tôi không thể xác định chính xác về sự khác biệt về giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần của các bà mẹ Nhật Bản và bà mẹ Việt Nam. Trong nghiên cứu này, khẩu phần của các bà mẹ cũng đã được điều tra trong 3 ngày lấy mẫu. Kết quả khẩu phần ăn của 91 bà mẹ cho thấy bà mẹ Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh có xu hướng ăn rất nhiều thịt (đạt 140% so với nhu cầu khuyến nghị dành cho bà mẹ cho con bú). Trong khi đó, hàm lượng lipid khẩu phần chỉđạt gần
79% so với nhu cầu. Không tìm thấy mối tương quan nào về năng lượng, protein, lipid, carbohydrate giữa khẩu phần và trong sữa mẹ. Chúng tôi thấy rằng khẩu phần ăn hiện tại có thể chưa phản ánh trực tiếp hàm lượng thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ. Để thấy được rõ mối tương quan này, cần tính đến việc đánh giá khẩu phần trước khi lấy mẫu sữa nhiều ngày, đồng thời cần áp dụng phương pháp đánh giá khẩu phần theo tần xuất bán định lượng, cân đong thực phẩm. Nghiên cứu của chúng tôi áp dụng phương pháp khẩu phần hỏi ghi 24 giờ qua, không cân đong, điều này cũng có một số hạn chế nhất định.
Michaelsen và cộng sự [26] đã chỉ ra sự thay đổi của hàm lượng protein sữa mẹ theo thời gian cho con bú, từ 1,23 g/100 g tại tháng thứ 1 xuống còn 0,9-0,8 ở tháng thứ 2 đến tháng thứ 6, và xuống còn 0,74 g/100 g ở tháng thứ 7, nhưng lại trở lại mức độ trung bình 0,82 g/100g ở tháng thứ 8 cho đến tháng thứ 33. Trong nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu chỉ thực hiện trên bà mẹ cho con bú sau 1 đến 4 tháng, do đó hàm lượng protein trong sữa mẹở tháng thứ 2, tháng thứ 3 và tháng thứ 4 không có sự khác biệt đáng kể nào. Điều này cũng đúng với kết quả của Michaelsen và cs. là trong khoảng thời gian này (tháng thứ 2 đến tháng thứ 6) thì nhìn chung hàm lượng protein không có biến đổi gì lớn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, hàm lượng protein sữa mẹ là rất dao động giữa các thể, thấp nhất là 0,48 g/100 g và cao nhất là 1,63 g/100g. Điều này cũng phản ánh một phần chất lượng sữa mẹ là rất khác nhau giữa từng cá thể trên cộng đồng. Tác giả Namiko Yamawaki và cs [46] cũng đã nghiên cứu trên 1197 mẫu sữa của các và mẹ Nhật Bản và cũng đã chỉ ra sự dao động rất lớn giữa các cá thể về hàm lượng các thành phần sữa mẹ trong đó có thành phần protein.
Trong các thành phần dinh dưỡng cơ bản, đáng chú ý là thành phần lipid. Hàm lượng lipid trung bình trong sữa mẹ là 2,50 mg/100g, thấp hơn so với bảng thành phần thực phẩm Việt Nam [42] và một số tài liệu tham khảo khác [46], [51]. Điều này có thể lý giải một phần do lipid khẩu phần của các bà mẹ chỉđạt 79%, tuy nhiên lại không tìm thấy mối tương quan giữa lipid khẩu phần và lipid sữa mẹ. Tác giả Maria Rodriguez-Palmero và cs. [52] đã chỉ rõ vai trò của lipid đối với sự phát triển màng tế bào của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Cũng theo tác giả thì hàm lượng lipid trong sữa mẹ thay đổi theo xu hướng tăng dần theo thời gian nuôi con bú, từ 2,04 g/100g ở ngày thứ 3, 2,89 g/100g ở ngày thứ 7, 3,45 g/100g ở ngày thứ 21, 3,19 g/100g ở ngày thứ 42, và 4,87 g/100g ở ngày thứ 84. Trong nghiên cứu của Namiko Yamawaki và cs thì hàm lượng lipid cũng thay đổi theo xu hướng tăng lên ở trong 20 ngày đầu và gần như duy trì từ sau tháng thứ 1 đến sau 12 tháng, 2,68 g-2,77g/100 g trong 10 ngày đầu, 3,9 g/100 g trong ngày thứ 11-20, giảm xuống 3,75 g/100g từ ngày 21-89, và giữở mức 3,20 g/100g từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 12. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng quan sát thấy hàm lượng lipid sữa mẹ có xu hướng giảm dần từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4, từ 2,58 g/100g đến 2,55 xuống 2,38 g/100g. Xu hướng này thì phù hợp với xu hướng trong nghiên cứu của Namiko Yamawaki [46] trên bà mẹ Nhật Bản, nhưng lại không phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của Maria Rodriguez-Palmero và cs [52] trên các bà mẹ châu Âu. Tác giả Namiko Yamawaki và cs [46] cũng đã chỉ ra sự dao động về hàm lượng lipid giữa các các thể là rất lớn, điều này cũng được phản ánh trong nghiên cứu này với sự dao động về hàm lượng lipid sữa mẹ giữa các bà mẹ là từ 0,11 đến 4,84 g/100g.
Bảng 19. So sánh hàm lượng các thành phần sữa mẹ giữa Việt Nam và Nhật Bản
Việt Nam Nhật Bản [46], [47] Thành phần
29-90 ngày 91-120 ngày 21-89 ngày (n=557) 90-180 ngày (n=483) Năng lượng (kcal/100g) 55,38 ± 9,77 52,89 ± 10,58 69,10 ± 12,50 63,60 ± 13,80 Tổng chất rắn (g/100 g) 11,15 ± 1,32 10,86 ± 1,80 12,78 ± 1,48 12,09 ± 1,60 Tro (g/100g) 0,20 ± 0,04 0,32 ± 0,68 0,20 ± 0,05 0,17 ± 0,05 Protein (g/100g) 1,03 ± 0,27 1,00 ± 0,24 1,25 ± 0,20 1,10 ± 0,18 Lipid (g/100g) 2,56 ± 1,08 2,38 ± 1,04 3,75 ± 1,42 3,20 ± 1,53 Carbohydrate (g/100g) 7,35 ± 0,84 7,15 ± 0,78 7,58 ± 0,83 7,61 ± 0,67 Lactose (g/100g) 6,17 ± 0,40 6,10 ± 0,41 6,40 ± 0,39 6,62 ± 0,46 Chloride(mg/100g) 34,87 ± 7,79 36,94 ± 8,85 33,40 ± 16,30 39,30 ± 14,60 Phospho (mg/100g) 20,02 ± 6,01 18,53 ± 6,62 15,60 ± 3,40 13,80 ± 3,70 Natri (mg/100g) 24,52 ± 17,48 24,82 ± 15,36 13,90 ± 7,20 10,70 ± 6,90 Kali (mg/100g) 23,97 ± 12,99 27,87 ± 20,32 46,60 ± 8,30 43,40 ± 10,30 Calci (mg/100g) 64,22 ± 28,77 55,93 ± 20,05 25,70 ± 6,30 23,00 ± 7,40 Magie (mg/100g) 6,16 ± 5,35 6,96 ± 4,94 2,50 ± 0,70 2,70 ± 1,10 Sắt (mg/100g) 0,39 ± 0,34 0,57 ± 0,75 0,18 ± 0,33 0,05 ± 0,14 Kẽm (mg/100g) 0,29 ± 0,13 0,23 ± 0,12 0,18 ± 0,11 0,07 ± 0,08 Đồng (µg/100g) 44,15 ± 17,90 39,77 ± 19,44 34,00 ± 19,00 36,00 ± 25,00 Selen (µg/100g) 1,06 ± 2,67 0,72 ± 2,02 1,80 ± 0,40 1,50 ± 0,60 Vitamin C (mg/100g) 0,33 ± 0,94 0,10 ± 0,29 6,50 ± 1,40 4,70 ± 1,20 Vitamin B1 (µg/100g) 33,21 ± 12,17 30,47 ± 5,83 12,00 ± 2,20 13,20 ± 2,40 Vitamin B2 (µg/100g) 9,67 ± 10,73 10,07 ± 7,84 38,00 ± 12,60 39,70 ± 12,60 Vitamin B3 (mg/100g) 0,28 ± 0,22 0,25 ± 0,24 0,03 ± 0,02 0,04 ± 0,02 Vitamin B5 (mg/100g) 0,43 ± 0,21 0,48 ± 0,22 0,29 ± 0,08 0,28 ± 0,11 Vitamin B6 (µg/100g) 7,38 ± 5,27 7,67 ± 5,69 4,60 ± 2,10 7,30 ± 2,30 Isonitol (mg/100g) 8,09 ± 4,39 7,36 ± 4,17 14,20 ± 2,90 12,30 ± 3,30 Choline (mg/100g) 7,37 ± 2,66 6,98 ± 2,52 8,70 ± 1,70 9,90 ± 1,50 Vitamin K (µg/100g) 0,24 ± 0,20 0,18 ± 0,14 0,19 ± 0,08 0,22 ± 0,42 Vitamin A (µg/100g) 67,68 ± 34,50 61,80 ± 29,01 45,70 ± 20,80 49,00 ± 18,90 Vitamin E (mg/100g) 96,82 ± 41,95 80,91 ± 42,40 297,00 ± 123,00 345,00 ± 139,00 Vitamin D (µg/100g) 0,14 ± 0,15 0,10 ± 0,14 0,01 ± 0,01 0,01 ± 0,01 Beta-Caroten (µg/100g) 4,16 ± 6,50 3,74 ± 6,14 2,40 ± 1,90 2,50 ± 1,50
Trong nghiên cứu này, hàm lượng carbohydrate và lactose sữa mẹ gần như tương đương với kết quả nghiên cứu của Namiko Yamawaki và cs [46] về sữa mẹ trên các bà mẹ Nhật Bản. Sự dao động theo thời gian về hàm lượng 2 thành phần này là không quan sát thấy, điều này cũng phù hợp với kết quả của Namiko [46] và Michaelsen và cs[26].
Kết quả so sánh giữa bà mẹ Hà Nội và bà mẹ tp. Hồ Chí Minh về hàm lượng 7 thành phần dinh dưỡng chính trong sữa mẹ cho thấy sự khác nhau về các thành phần năng lượng, protein, tổng chất rắn, lipid và carbohydrate. Sự khác nhau này cũng có thể được lý giải do sự khác nhau giữa vùng miền và chếđộ dinh dưỡng giữa các bà mẹở 2 thành phố. Tuy nhiên, khi xem xét về lượng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của các bà mẹ thì lại không thấy sự khác biệt về lượng năng lượng, protein, lipid, carbohydrate khẩu phần giữa bà mẹ thành phố Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh. Tác giả Robert G. Jesen [53] cũng đã nêu ra một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần sữa mẹ, trong đó yếu tố vùng miền theo tập quán ăn uống, yếu tố cá thể, bệnh tật của mẹ, cân nặng trẻ cũng được xem xét đến. Ngoài ra, các yếu tốảnh hưởng đến kết quả là quá trình thu thập mẫu, xử lý mẫu sữa khi phân tích. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các yếu tốảnh hưởng như bệnh tật của mẹ, cân nặng của trẻ, yếu tố xử lý mẫu cũng đã được kiểm soát và so sánh giữa 2 thành phố là không khác nhau. Chỉ còn yếu tố vùng miền theo tập quán ăn uống và yếu tố cá thể tại mỗi thành phố có thể cần được xem xét khi nói đến sự khác nhau về thành phần sữa mẹ giữa các bà mẹ thuộc hai thành phố này.
Năm 1986, tác giả Nguyễn Thị Kim [36] cũng đã tiến hành đề tài phân tích thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ của 35 bà mẹ cho con bú trong 6 tháng đầu tại 4 phường thuộc thành phố Hà Nội, bao gồm hàm lượng protein, lipid, carbohydrate và một số muối khoáng. Tác giả cũng đã chỉ ra rằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cao ở giai đoạn sữa non, và hàm lượng ổn định từ tháng thứ 1 cho đến tháng thứ 6.
Khi phân tích về mối liên quan giữa thành phần dinh dưỡng cơ bản sữa mẹ với các yếu tố về khẩu phần, tuổi mẹ, cân nặng con thì chúng tôi không tìm thấy mối tương quan nào trong nghiên cứu này. Trong các nghiên cứu tổng kết của Chenz và cs [50] cho thấy hàm lượng lipid cũng phụ thuộc vào lượng lipid trong khẩu phần. Còn các thành phần protein, carbonhydrate thì hầu như không bịảnh hưởng bởi khẩu phần. Nghiên cứu này không tìm ra mối tương quan của lipid sữa mẹ và lipid khẩu phần có thể còn có một số lý do như là phương pháp lấy mẫu sữa mẹ, phương pháp hỏi ghi khẩu phần.
Chúng tôi cũng đã tính toán xem hàm lượng các thành phần trong sữa mẹ có đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nhóm trẻ từ 0 đến 6 tháng tuối. Kết quả cho thấy, nếu trẻ bú trung bình một ngày được 500 mL thì năng lượng khẩu phần chỉ đáp ứng khoảng 50%, protein đáp ứng 43% và lipid đáp ứng 78% so với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong nhóm tuổi 0-6 tháng. Nhưng nếu trẻ bú trung bình được 800 mL sữa thì con số đáp ứng đạt là 79%, 68% và 125% (Bảng 20).
Điều này có thể nói lên rằng, với những đứa trẻ không bú mẹ được nhiều (<500 ml/ngày) thì gần như thành phần protein, lipid và năng lượng chỉđáp ứng được ½ so với nhu cầu.
Bảng 20. Sựđáp ứng nhu cầu một số chất dinh dưỡng trong sữa mẹđối với trẻ từ 0-6 tháng