Khi nói đến vấn đề thu hút đầu tư của nước ngoài, chúng ta có khuynh hướng tiếp cận với các dòng vốn quốc tế thông qua các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nhưng lại không chú ý đến việc thu hút đúng mức các nguồn đầu tư gián tiếp FII. Nước ta đã có những thành công trong thu hút nguồn vốn FDI, nhưng nguồn vốn FII vẫn còn hạn chế. Sau khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng
quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn FDI. Một số quỹ mới hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001 có quy mô vốn bình quân từ 5-20 triệu USD cho một quỹ nhỏ hơn giai đoạn (1991-1997), chiếm 1,2% vốn FDI, tăng lên 3,7% (2004), tỷ lệ này còn quá thấp so với các nước trong khu vực (tỷ lệ thu hút FII/FDI trong khoảng 30-40%).
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, đầu tư FII vào Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã tăng rất mạnh. Biểu hiện rõ nhất là việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của các tập đoàn tài chính quốc tế trong thời gian qua đã không ngừng gia tăng. Đến cuối năm 2006, khoảng trên 2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp được công bố thông qua các quỹ đầu tư chính thức.
Theo các nhà đầu tư, lý do để họ hướng về Việt Nam là Chính phủ đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế, tính chuyên nghiệp hoá từng bước của môi trường đầu tư và sự thành công của những nhà đầu tư hiện hữu. Bên cạnh đó, phải kể đến những bước tiến mới trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam bao gồm: việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ ra nước ngoài và trái phiếu tư nhân, thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); quá trình cổ phần hoá đang diễn ra tại Việt Nam bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống điện và giao thông, cải cách khung pháp lý dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, để có thể thu hút thêm nguồn vốn FII tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế và thị trường, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là khung pháp lý, cơ chế và sách lược phát triển thị trường chứng khoán
Xét trên bình diện bên ngoài có thể thấy việc tiếp nhận làn sóng đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) thứ 3 kể từ khi mở cửa kinh tế và đặc biệt trong thời gian hiện nay tăng lên trông thấy đạt mức 2 tỷ USD . Nguyên nhân luồng vốn FII tăng mạnh là do:
Thứ nhất là S & P nâng hạng Hệ số tín nhiệm của Việt Nam từ BB lên BB+ Thứ hai là tình hình chính trị ổn định;
Thứ ba là tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ tăng cao, liên tục;
Thứ tư là Việt Nam phát hành thành công trái phiếu quốc tế trong năm 2005; Thứ năm là tiến trình cổ phần hoá các tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước đang được tiến hành nhanh
Xét trên bình diện sâu xa thì có thể thấy sự mất cân đối trong tỉ trọng FDI và FII. So với nguồn FDI thì nguồn vốn FII vẫn còn quá ít, chỉ bằng 2 - 3% vốn FDI (tỷ lệ này ở nhiều nước là 30 - 40%).. Với con số chưa đến 2 tỷ USD vốn FPI, có thể khẳng định là quá nhỏ so với nhu cầu. Trong giai 2006 - 2010, nếu chỉ thu hút thêm 2 - 3 tỷ USD nguồn vốn FPI thì tác động của nguồn vốn này vào sự phát triển kinh tế là hết sức hạn chế. Cho tới nay, dòng vốn FPI vào Việt Nam vẫn chưa thật sự chuyển động.
Tính không cân đối này đã làm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không thể chuyển húa các nguồn đầu tư của mình trên thị trường chứng khoán và do đó không có khả năng huy động thêm vốn trên thị trường chứng khoán cũng như thoát vốn khi cần thiết.
Hoạt động của FPI biểu hiện rõ nét nhất là sự tham gia tích cực của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp cổ phần hoá, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như động thái tích cực mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam. Việc vận hành những hoạt đông FPI phải kể đến các quỹ đầu tư nước ngoài có mặt tại Việt Nam. Trong thời gian gần đây, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã thâm nhập và tích cực triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh tại ViệtNam, trở thành kênh đầu tư vào Việt Nam khá hiệu quả.
Dưới đây sẽ là một số bảng biểu về tình hình đầu tư và nguồn FII qua các năm:
Tỷlệđầutư FDI từ năm 2013 đã bắt đầu khởi sắc trở lại, với nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài đang có những dự án đầu tư FDI vào Việt Nam như Intel hay Samsung. Trong khi đó, vốn FII tư từ đầu năm đến nay đạt mức rất cao
Tỉ lệ đầu tư vốn FII hàng năm
Trong trao đổi ngoại tệ với nước ngoài và trong điều kiện của Việt Nam, ngoại tệ được chuyển ra nước ngoài bao gồm các khoản dùng để nhập khẩu, trả lãi và trả nợ; còn ngoại tệ chuyển vào VN là tiền nhận được từ xuất khẩu, từ đầu tư trực tiếp để sản xuất và gián tiếp vào thị trường cổ phiếu, từ vay mượn qua trái phiếu và nợ nước ngoài, từ viện trợ và nhất là từ người Việt cư trú hoặc xuất khẩu lao động gửi về. Đểđơngiảnhóa trong phần trình bày, bảng 1 chỉ ghi giá trị ròng, thí dụ cán cân ngoại thương về hàng hóa là xuất khẩu trừ nhập khẩu. Số dương chỉ lượng tiền chuyển vào trong nước, số âm chỉ lượng tiền chuyển ra nước ngoài.
Cán cân vốn tại Việt Nam
Chuyển giao vãng lai: Chuyển giao vãng lai (còn gọi là chuyển giao hiện hành) ở VN chủ yếu là tiền người Việt cư trú ở nước ngoài gửi về nước (thường gọi là kiều hối) cho gia đình. Kiều hối tăng mạnh từ sau năm 2006 và năm 2013 đạt 8.9 tỷ (coi hình 2). Con số này thấp hơn con số 11 tỷ mà báo chí Việt Nam đưa ra, dù là dựa vào thông tin của Ngân hàng Thế giới (NHTG). Số liệu do NHTG ghi chú là nguồn là từ VN và IMF, nhưng khác hẳn con số của VN ở trên và khó tin. Thật ra kiều hối từ nguồn VN hay NHTG cũng đều khó tin, và rất có thể chúng không chỉ gồm kiều hối mà còn gồm cả tiền không chứng minh được nguồn gốc gửi về để rửa.
Lý do tiền gửi về cho gia đình không chỉ là kiều hối có thể giải thích như sau: Người Việt ở nước ngoài gồm khoảng 3 triệu kiều dân, trong đó 1.3 sống ở Mỹ. Theo nguồn tin phỏng vấn một chuyên viên cao cấp của Western Union ở Hà Nội và đăng trên mạng của Bộ Ngoại giao, lao động nước ngoài là 400 ngàn và gửi về khoảng 1.6 tỷ.
Còn nguồn khác, lao động là 825 ngàn. Thông tin của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì số lao động là 500 ngàn người. Nếu lấy số 500 ngàn và tiền gửi về là 1.6 tỷ và tính trung bình để phân tích thì một lao động nước ngoài gửi về 3,200 USD một năm. Một con số có thể tin được. Số còn lại, của 8,9 tỷ là do 3 triệu Việt kiều sống vĩnh viễn ở nước ngoài gửi về, như vậy họ phải gửi trung bình một người là 2,000 USD một năm, và một gia đình có 3 người trung bình gửi về 6,000 USD một năm là điều khó tin. Dùng số liệu của NHTG thì lại càng khó tin hơn.
Kiều hối về nước 2000-2013
Hình 2 cho thấy số liệu về kiều hối từ năm 2000 đến 2013. Kiều hối tăng đột biến (63%) năm 2007 sau khi Việt Nam tham gia WTO và có giảm xuống khi kinh tế khủng hoảng năm 2008, nhưng sau đó lại tăng trở lại
Trướctháng 5 năm 2014, đã có dự kiến hàng tỷ đô la Mỹ đang chuẩn bị vận hành vào thị trường bất động sản Việt Nam. Tuy nhiên, trong số các nguồn tiền này, có một lượng tiền có nguồn gốc Trung Quốc. Trong bối cảnh Biển Đông như hiện nay, có thể luồng tiền này sẽ có biến độngkhódựđoán..Năm 2013, Việt Nam nhận 11 tỷ kiều hối, đứng thứ 9 trên thế giới trong các nước nhận kiều hối. Năm 2014 có khả năng tăng lên 12 tỷ. Một lượng rất lớn đầu tư vào bất động sản.Trên dịa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, năm cao nhất (2008), tỷ lệ đầu tư vào bất động sản của luồng kiều hối là 52%. Tuy nhiên, những năm 2011-2013, do thị trường bất động sản khó khăn, tỷ lệ này chỉ còn chiếm khoảng 22-23%. Dự báo tình hình kinh tế năm nay ổn định, thị trường bất động sản ấm lên, tỷ luồng tiền kiều hối vào bất động sản có thể tăng lên.