Nguyên nhân đối với tình trạng dòng vốn FPI còn hạn chế :

Một phần của tài liệu Tiểu luận đầu tư gián tiếp tại việt nam (Trang 44 - 45)

Chính phủ giới hạn tỷ lệ tham gia góp vốn, mua cổ phần đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện tại chỉ là 30%, với doanh nghiệp niêm yết là 49%, nhà đầu tư chiến lược được nắm giữ tối đa 20% cổ phần trong một doanh nghiệp. . . điều này khó có thể thu hút được nhà đầu tư chiến lược (có vốn, công nghệ, trình độ quản lý, thị trường tiêu thụ...) tham gia đầu tư vào DN cổ phần, vì tỷ lệ sở hữu ít, trong khi DN Việt Nam qui mô lại nhỏ, nên không mang lại lợi ích cho nhà đầu tư. - Những rào cản về tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các công ty cổ phần trong nước, nếu tỷ lệ này tăng lên 49% thì VN có khả năng thu hút thêm khoảng 300 triệu USD. Nhưng hơn thế nữa việc nới lỏng tỷ lệ khống chế này sẽ góp phần tăng thêm khả năng cạnh tranh trong việc thu hút dòng vốn FPI với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore v.v. Tỷ lệ 49% này dựa trên cơ sở tham khảo các cam kết của Trung Quốc trong lộ trình gia nhập WTO. Một khi loại bỏ những qui định, những rào cản không cần thiết như đã nêu trên thì chắc chắn một ngày không xa, VN có thể thu hút số vốn FPI gấp 4 lần như hiện nay.

Theo Nghị định 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán: đối với công ty đầu tư chứng khoán nước ngoài hoặc quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài dạng pháp nhân muốn đầu tư vào Việt Nam phải ủy thác cho công ty quản lý quỹ trong nước hoặc thành lập chi nhánh tại Việt Nam để quản lý vốn đầu tư.

Tiến trình cổ phần húa chưa mang lại kết quả mong muốn, tốc độ phát triển DN chậm, đã không lôi cuốn mạnh mẽ và đông đảo các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào tiến trình cổ phần húa cũng như tham gia vào thị trường chứng khoán.

Quy mô của thị trường chứng khoán còn quá nhỏ bé. Cả nước chỉ có không tới 30 DN niêm yết với mức vốn húa thị trường đạt chỉ mới khoảng 3. 600 tỷ đồng trong đó số lượng cổ phiếu giao dịch thật sự chỉ chiếm có 50% do phần lớn số cổ phần là của nhà nước nắm giữ...

Việt Nam hiện chưa có luật điều tiết các dòng vốn FPI. Luật đầu tư nước ngoài hiện có ở Việt Nam chỉ có tác dụng điều tiết các dòng vốn đầu tư trực tiếp. Do vậy cần sớm soạn thảo và ban hành một khuôn khổ pháp lý phù hợp với các dòng vốn FPI, có thể theo phương án mở rộng Luật đầu tư nước ngoài - thêm phần cho đầu tư gián tiếp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận đầu tư gián tiếp tại việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w