Các giai đoạn thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài của ViệtNam

Một phần của tài liệu Tiểu luận đầu tư gián tiếp tại việt nam (Trang 32 - 33)

Từ những ngày đầu mới xuất hiện ở nước ta cho đến nay,việc thu hút FPI bao gồm 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 (1988 – 1997): giai đoạn này được xem thời kỳ mở đầu cho dòng vốn FPI vào Việt Nam trên phạm vi cả nước theo xu hướng đổi mới và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài diễn ra đã tạo động lực, hy vọng chung cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạnnày, ở Việt Nam đã có 7 Quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn được huy động khoảng 400 triệu USD. Ví dụ Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL) do công ty Dragon Capital quản lý và Vietnam Frontier Fund (VFF) thuộc tập đoàn Finansa.

Giai đoạn 2 (1998 – 2002): giai đoạn này là thời kỳ khủng hoảng của FPI vào Việt Nam do lúc này là hậu khủng hoảng tàichính - tiền tệ châu Á khiến các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đổvào châu Á bị chững lại . Không ngoại lệ thì Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung của xu hướng nàyvới việc giảm sút và thu hẹp đáng kể quy mô thu hút vốn,đặc biệt là FPI. Cụ thê là trong số 7 Quỹ đầu tư kể trên có 5 Quỹ rút khỏi Việt Nam, 1 Quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ,chỉ còn duy nhất Quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund được thành lập tháng 7-1995 với quy mô vốn 35 triệu USD (nhỏ nhất trong số 7 Quỹ) là còn hoạt động cho đến nay.

Giai đoạn 3 (từ 2003 - nay): giai đoạn này là thời kỳ phục hồi trở lại của dòng vốn FPI vàoViệt Nam. Sự phục hồi này đi kèm với xu hướng tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài chính, trong đó sự kiện có tầm ảnh hướng lớn cho đến sau này là có lập sàn giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh tháng 7-2000 và thị trường chứng khoán Hà Nội tháng 3-2005, đặc biệt là chủ trương và quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa và nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước lớn được cổ phần hóa (từ 30% lên 49%)… Tuy nhiên, có thể cảm nhận khá rõ rệt và xác đáng những triểnvọng sáng sủa của dòng FPI đổ vào Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt từ sau khi Việt Nam triển khai các cam kết hội nhập WTO và thúc đẩy trên thực tế quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư tỏ ra khá thận trọng với quyết định rót thêm vốn vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều khả năng nguồn vốn sẽ được huy động nhiều hơn trong năm 2014.

Nhìn một cách tổng thể, tình hình hoạt động của các quỹ hiện tại ở Việt Nam đang được cải thiện, đặc biệt là khi một vài quỹ đầu tư đạt kết quả thoái vốn hấp dẫn. Đây sẽ là lý do để có nhiều quỹ khai trương trong năm 2014 hoặc năm 2015. Do vậy, có thể nói, Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn của các quỹ.Dòng vốn ngoại đang chảy mạnh vào bất động sản Việt Nam qua nhiều hình thức từ đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FII) do thị trường đang có những chuyển biến khởi sắc. Những “ông lớn” nhiều đại gia địa ốc khác cũng đã vào cuộc và tái khởi động nhiều dự án lớn có lợi thế về vị trí như

Sacomreal, Nam Long, TNR Holdings, Năm Bảy Bảy, An Gia Investment, Khang Điền, FLC Group, CEO Group, Sun Group…

Một phần của tài liệu Tiểu luận đầu tư gián tiếp tại việt nam (Trang 32 - 33)