Giải pháp về luật lệ chính sách.

Một phần của tài liệu Tiểu luận đầu tư gián tiếp tại việt nam (Trang 57 - 59)

Thứ nhất là việc tiếp tục nâng hạng thị trường chứng khoán.

Dòng vốn nước ngoài đầu tư gián tiếp vào Việt Nam(FII) chính thức được ghi nhận từ năm 1991, khi những quỹ đầu tư quốc tế đầu tiên, trong đó có Dragon Capital, Vina Capital,.. bước chân vào Việt Nam. Theo thống kê, từ năm 1991-1997, Việt Nam thu hút khoảng 400 triệu USD vốn đầu tư gián tiếp, từ 7 quỹ đầu tư quốc tê. Dòng vốn này lớn mạnh hơn nhiều khi Việt Nam có TTCK, chính thức mở kênh đầu tư gián tiếp vào các doanh nghiệp niêm yết. Đến năm 2012, tổng giá trị danh mục đầu tư gián tiếp tại Việt Nam đạt 7,4 tỷ USD, sau đó tăng lên 11,6 tỷ USD vào năm 2013 và đến năm 2014, con số này vào khoảng 14 tỷ USD.

Với trên 17.000 nhà đầu tư quốc tế mở tài khoản tại TTCK Việt Nam, dòng vốn 14 tỷ USD mà đối tượng này rót vào thị trường, theo đánh giá của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước(UBCK), có sự vượt trội so với 10 năm trước, nhưng chưa tương xứng với tiềm năm thực tế. Quy mô vốn hóa TTCK Việt Nam đạt khoảng 50 tỷ USD, trên thị trường có hàng chục DN có vốn hóa quanh ngưỡng 1 tỷ USD là những điểm nổi trội của TTCK Việt. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam đang nằm trong nhóm thị trường biên - nhóm thị trường thấp nhất trong 3 ( thị trường biên, thị trường mới nổi, thị trường phát triển).

Và giải pháp cần đưa ngay ra để thu hút dòng vốn lớn quốc tế vào Việt Nam ( trong đó có FII) mà ngành chứng khoán mong muốn thực hiện là nâng hạng TTCK lên mức thị trường mới nổi. Nỗ lực nâng hạng TTCK là một mục tiêu lớn của ngành, của nền kinh tế, nhưng lại cần sự vào cuộc từ những việc cụ thể của chính các DN, nhất là DN lớn, mới có thể thực thi được mục tiêu này. Nới rộng tỷ lệ sở hữu cho khối ngoại, lập trung tâm giải đáp thắc mắc cho nhà đầu tư nước ngoài, hợp nhất các Sở GDCK, tổ chức các diễn đàn đầu tư quốc tế để xúc tiến và thu hút vốn ngoại, mở rộng quan hệ với các TTCK lớn.. là những công việc mà nhành chứng khoán sẽ cần phải làm trên con đường thăng hạng. Nhưng sẽ chẳng bao giờ đến đích nếu thiếu đi sự hỗ trợ, sự định hướng và những viên gạch đầu tiên tạo dựng con đường tương lai này.

Thứ hai là hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý nhằm khuyến khích tổ chức và cá nhân tham gia vào TTCK Việt Nam

TTCK Việt Nam đi vào hoạt động được khoảng 15 năm, Luật CK được bạn hành và áp dụng. Tuy nhiên, Luật CK ra đời chưa lâu còn trong gian đoạn hoàn thiện nên việc xuất hiện nhiều bât cập trong thực tiễn là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh Luật CK, nhiều văn bản liên quan đến CK và TTCK cũng được ban hành song chưa thể hiện rõ vai trò cảu mình trong việc bảo vệ nhà đầu tư và thúc đẩy thị trường phát triển. Chúng ta cần phải thúc đẩy hơn nữa việc hoàn thiện Luật CK, điều chỉnh hoạt động của TTCK theo

hướng bao quát, toàn diện và phù hợp với thực tiễn thị trường. Một khi Luật CK được hoàn thiện sẽ giúp cho TTCK phát triển mạnh và ổn định, phù hợp với nguyện vọng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, khuôn khổ quản lý thị trường theo hướng thống nhất, đồng bộ, minh bạch nhằm hướng đến mục tiêu tự do hóa dòng vốn đầu tư đồng thời bảo vệ cho quyền lợi của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư nói chung rất e ngại khi đầu tư vào những nước có hệ thống pháp luật còn yếu kém, có nền tài chính không minh bạch và đồng bộ. Họ đặc biệt quan tâm đến những chính sách quản lý của Nhà nước, hệ thống pháp luật và tính ổn định của nó bao gồm chính sách về thuế( thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế áp dụng cho các quỹ đầu tư), quản lý ngoại hối, luật điều chỉnh đầu tư gián tiếp nước ngoài, luật về thị trường chứng khoán…

Từng bước nâng cao tỷ lệ tham gia cảu bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, đối với ngành nghề không trọng yếu, liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia thì không cần phải giới hạn tỷ lệ này; thu hẹp đối tượng ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối.

Xây dựng, triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế quản lý và điều chỉnh daonh nghiệp và quản lý Nhà nước. Nâng cao nhận thức và xây dựng cơ chế bắt buộc các daonh nghiệp phải áp dụng các chuẩn mực quản trị và điều hành, các bộ đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế. Cũng cần phải có những cơ chế để đảm bảo sự thực thi của các quy định này. Chính phủ đang có những biện pháp để khuyến khích các doanh nghiệp chuẩn bị và tiến hành công bố thông tin theo các tiêu chuẩn chất lượng cao về kế toán cũng như công bố các thông tin tài chính và phi tài chính. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng nhằm tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam, tăng tính hấp dẫn của các doanh nghiệp này trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài.

Tiếp tục thực hiễn chính sách tự do hóa tài khoản vãng lai để tạo điều kiện thu hút nguồn từ nước ngoài và tạo điều kiên thuận lời cho việc chuyển các nguồn thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài. Ở hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các giao dịch của tài khoản vốn.

Tăng cường an ninh của hệ thống tài chính, thực hiện kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng - tài chính - chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính.

Thứ ba là xây dựng và áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị và điều hành doanh nghiệp.

Chuẩn mực kế toán quốc tế là điều kiên để đảm bảo các doanh nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất trong công tác báo cáo tài chính (BCTC).

Khi mới ban hành, các chuẩn mực tập trung vào đáp ứng yêu cầu của các tổ chức hoạt động trong những nền kinh tế đang phát triển, song từ năm 2000 đến nay lại chú trọng hơn đến việc hỗ trợ cho cổ đông và các đối tượng khác tham gia vào thị trường vốn thế giới trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Do đó, Ủy ban các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế đã chuyển trọng tâm sang xây dựng các chuẩn phức tạp hơn, có thể bắt buộc các thị trường vốn trên toàn thế giới phải tôn trọng, Tuy nhiên, việc làm này đã tạo ra một khoảng cách lớn chi phí để soạn lập các báo cáo tài chính tuân thủ với các Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tê (IFRS) và những lợi ích gia tăng đối với người sự dụng phương pháp diện tích phù hợp với độ tin cậy của thông tin lại những nền kinh tế đang phát triển.

Thứ tư là thiết lập chính sách bình đẳng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí, lệ phí giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Rõ rang, khả năng thẩm thấu vốn đầu tư gián tiếp của khối các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa còn rất mỏng trong khi đây lại là khu vực có tiềm năng nhất. Vì thế, muốn tăng khả năng hấp thự nguồn vốn FII phục vụ phát triển kinh tế, không có cách nào khác là phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn. Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, phải mạnh dạn bán cổ phần rộng rài kể cả cho các Nhà đầu tư nước ngoài để vừa thu hút vốn từ bên ngoài, vừa là tiền đề để cải thiện tình trạng lãng phí, trì trệ, kém hiệu quả cảu khối doanh nghiệp này. Song song với việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, cần phài có biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch và phát triền hoạt động giao dịch thứ cấp trên TTCK Việt Nam. Đây sẽ là kênh thú hút vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài chủ chốt trong tương lai khi TTCK của Việt Nam nâng tầm lên nữa. Bởi, ưu tiên hàng đầu của các chủ đầu tư gián tiếp nước ngoài là cổ phiếu của các công ty niêm yết, đặc biệt là các loại cổ phiếu có tính thanh khoản cao. TTCK phát triển, sự đa dạng về chủng loại hàng hóa, quy mô lớn về giá trị thị trường và tính thanh khoản cao của các loại chứng khoán hàng hóa chắc chắn sẽ hấp dẫn các Nhà đầu tư nước ngoài. Đó được xem là cầu nối hết sức quan trọng giúp các Nhà đầu tư nước ngoài có thể nhanh chóng tiếp cận được vốn trên thị trường đầu tư tiềm năng của Việt Nam.

Đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nước, để có thể tăng khả năng hấp thụ vốn FII trong dài hạn, cần thiết phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển không những cả về số lượng, quy mô mà còn cả về trình độ quản lý, kỹ năng giao thương và các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Đây cũng đồng thời là xu hướng tất yếu sau khi gia nhập WTO và TPP.

Một phần của tài liệu Tiểu luận đầu tư gián tiếp tại việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w