Pháp lệnh ngoại hố

Một phần của tài liệu Tiểu luận đầu tư gián tiếp tại việt nam (Trang 52 - 54)

Khoản 2 điều 16 của nghị định 160 – hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngoại hốighi rõ: “Người cư trú là tổ chức, cá nhân được đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư gián tiếp nếu đáp ứng đủ điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục và việc sử dụng ngoại hối để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.” Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa hề có nghị định thông tư hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực này của Ngân hàng Nhà nước.

Thực trạng – nguyên nhân

Từ cơ sở pháp lý như trên, có thể thấy hoạt động đầu tư gián tiếp Việt Nam ra nước ngoài chính thức, kể cả các tổ chức tín dụng hiện nay là chưa hề có.

Cùng với làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là vào các thị trường như Lào, Campuchia, Myanmar…, nhu cầu đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư (NĐT) Việt Nam ra các thị trường chứng khoán (TTCK) nước này, theo một số công ty chứng khoán (CTCK), cũng đang có xu hướng gia tăng. Lý do là bởi tuy những thị trường này còn sơ khai, nhưng đã triển khai phương thức giao dịch thoáng hơn TTCK Việt Nam như áp dụng phương thức thanh toán T+2, không cần cung cấp lý lịch tư pháp khi mở tài khoản giao dịch..., nên mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Vì sức hút trên mà đến nay, một số CTCK Việt Nam đã hiện diện tại TTCK Lào và Campuchia.Giữa năm ngoái, CTCK Campuchia - Việt Nam (CVS) đã đi vào hoạt động tại Campuchia.Ngoài xuất hiện tại Campuchia, CTCK SBS cũng đã đặt chân vào TTCK Lào, với việc thành lập CTCK Lanexang. Các CTCK hiện diện tại Lào,

Đông Dương. CVS cũng như một số tổ chức khác có kế hoạch hỗ trợ NĐT cá nhân Việt Nam mở tài khoản giao dịch tại thị trường Campuchia, Lào…

Tuy nhiên, cản trở lớn nhất đối với việc triển khai hoạt động đầu tư ra nước ngoài của NĐT trong nước chính là khó khăn trong việc chuyển tiền, bởi Việt Nam hiện chưa có quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Đáng nói là ngay cả khi còn thiếu quy định pháp lý, thì hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của NĐT Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện.“Khoảng trống” pháp lý càng kéo dài, càng tạo điều kiện cho việc xuất hiện những chiêu lách rào. Khi đó, vừa không quản lý được hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, vừa có nguy cơ gây nên những “phản ứng phụ” không mong muốn đối với hoạt động quản lý ngoại hối.

Thực tế trên cộng với đòi hỏi của quá trình hội nhập với TTCK trong khốiASEAN nói riêng, các khu vực khác tr nói chung, đang tạo sức ép cần sớm có chủ trương hướng dẫn và quản lý hoạt động ĐTGT ra nước ngoài. Theo Sở GDCK Hà Nội (HNX), tại Hội nghị Tổng giám đốc các Sở GDCK ASEAN lần thứ 16 được tổ chức tại Singapore trong tháng 4 vừa qua, với sự tham gia của HOSE, HNX và các Sở GDCK Indonesia,

Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore, lãnh đạo các Sở GDCK ASEAN đã chính thức tuyên bố thực hiện Liên kết giao dịch ASEAN (ASEAN Link) từ tháng 6/2012. Trong đó, 2 Sở GDCK thực hiện kết nối đầu tiên là Sở GDCK Singapore và Sở GDCK Malaysia, Sở GDCK Thái Lan sẽ tham gia kết nối vào tháng 8/2012. ASEAN Link đánh dấu bước khởi đầu quan trọng tiến đến loại bỏ các rào cản khi thực hiện giao dịch xuyên biên giới trong khu vực ASEAN. Qua đó, giúp NĐT dễ dàng tiếp cận những cơ hội đầu tư, cũng như khai thác cơ hội tăng trưởng của khu vực…

Tìm hiểu thực trang đầu tư chứng khoán tại một số cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng Khoán, ngân hàng nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư... cho thấy, chủ trương cho phép ĐTGT ra nước ngoài chưa được hiện thực hoá bằng một văn bản cụ thể. Về nguyên tắc, chỉ khi có chủ trương chính thức, Chính phủ mới chỉ đạo NHNN, Bộ Tài chính, UBCK phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách cụ thể. Trong đó, mấu chốt đầu tiên là ngân hàng nhà nước phải sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý ngoại hối. Chỉ khi chính sách này được “mở”, thì mới tạo tiền đề cho các nghiên cứu, đề xuất cụ thể về hướng dẫn quản lý ĐTGT ra nước ngoài. Theo cam kết hội nhập, mở cửa thị trường tài chính, mà trước mắt là với khu vực ASEAN, sớm hay muộn Việt Nam sẽ phải có những định hướng, biện pháp quản lý dòng vốn ĐTGT ra nước ngoài.

“Tuy nhiên, thời điểm cụ thể còn phải cân nhắc thận trọng trên cơ sở lộ trình mở cửa thị trường tiền tệ, thị trường tài chính theo cam kết khu vực và quốc tế, cũng như trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi nền kinh tế phát triển đến một trình độ bền vững nhất định, trong đó, dự trữ ngoại tệ dồi dào theo hướng ngày càng được củng cố, thặng dư thương mại lớn…, thì mới xem xét cho phép ĐTGT ra nước ngoài”, lãnh đạo ủy ban chứng khoán nói.

Trước nhu cầu ĐTGT ra nước ngoài của một bộ phận NĐT Việt Nam, cũng như những bước tự do hóa giao dịch trên TTCK trong nội khối ASEAN đang được thúc đẩy mạnh mẽ, lãnh đạo UBCK cho rằng, các cấp quản lý cần chủ động nắm bắt kinh nghiệm quốc tế, để khi có chủ trương cho phép ĐTGT ra nước ngoài, sẽ hình thành được hệ thống chính sách đồng bộ, chặt chẽ, để không chỉ quản lý hiệu quả hoạt động ĐTGT ra nước ngoài, mà còn phát huy những mặt tích cực của hoạt động đầu tư này.

Một phần của tài liệu Tiểu luận đầu tư gián tiếp tại việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w