Thứ nhất là tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tài chính trong nước.
Hiện nay, Việt Nam chúng ta đang thiếu trầm trọng những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, phần lớn các chuyên gia tại Việt Nam là chuyên gia nước ngoài. Hệ thống tài chính của chúng ta đang còn non yếu so với hệ thống tài chính của các nước trên thế giới có khi cả vài trăm năm. Chỉ cần thế giới " hắt hơi" thì hệ thống tài chính của nước ta " phát bệnh". Do đó vấn đề con người luôn được đặt lên hàng đầu. Phải đào tạo nguồn nhân sự cho ngành tài chính , đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực này để xây dựng
và vận hành hệ thống tài chính trước những tác động của tình hình biến động phức tạp của thị trường.
Thứ hai là cải thiện xếp hạng tín nhiệm để thu hút đầu tư.
Việt Nam cần phải coi định mức tín nhiệm như một công cụ hỗ trợ đầu tư, góp phần tăng cường tính minh bạch, chất lượng của các công ty trong nước cũng như mức độ tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư quốc tê. Do đó, cần có biện pháp thúc đẩy sợ ra đời và hoạt động của các tổ chức phân hạng tín nhiệm. Sau một thời gian có thể chuyển đổi hình thức sở hữu thành các công ty cổ phần hoạt động độc lập kết hợp với việc kêu gọi đầu tư với mô hình 100% vốn nước ngoài hoặc kết hợp các hình thức nêu trên.
Trong điều kiện thị trường vốn Việt Nam còn nhỏ bé và định mức tín nhiệm còn là một khái niệm hết sức mới mẻ thì các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam chỉ nên triển khai một số nghiệp vụ cơ bản, cần thiết cho sự phát triển của thị trường vốn trong nước. Trước mắt, có 4 đối tượng cần được ưu tiên triển khai việc định mức tín nhiệm:
Một là, xếp hạng các công cụ nợ dài hạn, bao gồm việc xếp hạng tổ chức phát hành nợ dài hạn và xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn. Xếp hậng tổ chức phát hành nợ liên quan tới việc đưa ra đánh giá chung về năng lực của tổ chức phát hành nơ, của tổ chức bảo lãnh hoặc cung cấp các hỗ trợ tín dụng nhằm đáp ứng các cam kết tài chính liên quan đến các nhà phát hành nợ hoạt động trên thị trường tài chính Việt Nam. Còn xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn là việc đánh giá khả năng của công ty hoàn trả vốn gốc và lãi vay.
Hai là, xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần Việt Nam. Điều này liên quan tới khả năng của một ngân hàng có thể đáp ứng đúng hạn các nghĩa vụ nợ của của mình đối với các tổ chức hoặc cá nhân gửi tiền trong và ngoài nước. Con xếp hạng khả năng tài chính của ngân hàng liên quan tới đặc tính an toàn và chất lượng hoạt động của một ngân hàng, thường tính tới các yếu tố như các chỉ số tài chính cơ bản, giá trị mạng lưới hoạt động, sự đa dạng hóa tài sản đầu tư và các yếu tố liên quan tới môi trường hoạt động của ngân hàng, triển vọng của nền kinh tế…
Ba là, xếp hạng các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn đã và đang tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp đang niêm yết trên TTCK Việt Nam. Việc tiến hành định mức tín nhiệm đói với các đối tượng này cần được coi là một điều kiên bắt buộc nhằm bảo vệ công chúng đầu tư nói chung, vì đại bộ phần trong số họ còn chưa có đầy đủ kiến thức và kinh nghệm trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.
Bốn là, xếp hạng các daonh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam. Hiện SMEs chiếm tới 95% tổng số doanh nghiệp Việt Nam và được coi là khu cực có nhiều tiềm năng phát triển xem lẫn rủi ro cao. Một trong những vấn đề nghiêm trọng cản trở việc vay vốn ngân hàng cho đầu tư phát triển cảu khu vực SMEs chính là sự thiếu minh bạch thông tin và thiếu những nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy về tinh hình tài chính của
các SMEs. Vì thế, việc xếp hạng các SMEs được coi là một bước đi quan trọng trong việc đem lại những lợi ích cho chính các SMEs cũng như cho các tổ chức vay và sự phát triển nói chung của kinh tế Việt Nam.
Thứ ba là phát triển và hoàn thiện thị trường vốn.
Về thị trường vốn, tiếp tục phát triển thị trường vốn thành một kênh huy động dài hạn, an toàn, có hiệu quả cao cho đầu tư phát triển và từng bước hội nhập với thị trường vốn khu vực và trên toàn thế giới. Đa dạng hóa các loại trái phiếu chính phủ làm chuẩn mực cho các công cụ nợ; khuyến khích và tạo điều kiên cho các doanh nghiệp huy động vốn dưới hình thức phát hành cổ phần, trái phiếu; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và tạo tiền đề phát triển thị trường chứng khoán. Hoàn thiện thể chế hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển hệ thống định chế tài chính trung gian, mở rộng thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức (qua cơ sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán) và xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung.
Tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường, thực hiện giám sát và cưỡng chế thực thi thông lệ quốc tế đối với các công ty niêm yết, công ty đại chúng. Từng bước mở rộng sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam theo cam kết hội nhập; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trước mắt là các doanh nghiệp lớn tham gia vào thị trường quốc tế.
Thứ tư là cần đánh giá đúng vai trò của vốn FII và thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn.
Hiện nay, Thuật ngữ " Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII)" còn khá xa lạ với nhiều người trong khi đó "Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FII)" thì không còn mấy ai không nghe tới. Đó cũng là một lý do dẫn đến những năm vừa qua dòng vốn FII có vẻ yếu thế hơn so với FII, ngoài ra cách thu hút của hai dòng vốn này khác nhau, có những thuật lợi và bất cập riêng. Năm 2010, nguồn vốn FII vào Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD, năm 2011 đạt mức 1 tỷ USD; trong khi đó năm 2011, FII đạt 14,7 tỷ USD. Ta có thể thấy qua đó, mức chênh lệch giữa thu hút hai nguồn là rất lớn. Chính vì đó, chúng ta cần đánh giá đúng vai trò của FII và cần thực thi chính sách mở cửa hợp lý để thu hút nguồn vốn lớn hơn.
Cụ thể là: mở rộng tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam trên nguyên tắc đảm bảo mặt bằng chung về tỷ lệ tham gia giữa đầu tư trực tiếp và gián tiếp; thu hệp đối tượng ngành nghề nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối.
Thiết lập các chính sách bình đẳng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí, lệ phí giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách bảo hộ tài sản của các nhà đẩu tư nước ngoài tại Việt Nam dưới mọi hình thức.
Tiếp tục thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vãng lại để tạo điều kiện thu hút nguồn từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các nguồn thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài, ở đây hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát.
Bên cạnh đó, cần tăng cường nâng hạng hệ thống TTCK và an ninh hệ thống tài chính trong nước. Và đặc biệt cần có các chính sách cổ tức hợp lý để thu hút các nhà tư nước ngoài góp vốn hoặc mua cổ phần.
Thứ năm là thường xuyên có các hoạt động đối ngoại giữa chính phủ và doanh nghiệp để doanh nghiệp có cơ hội bày tỏ mong muốn và nguyện vọng.
Mục đích của hoạt động đối ngoại là trao đổi các hoạt động của chính phủ và doanh nghiệp trong: các thủ tục pháp lý về thuế và hải quan, nhằm tăng cương công tác thông tin và tìm hiểu và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Doanh nghiệp và chính phủ tham gia sẽ có cái nhìn tổng quan từ các góc độ khác nhau để cùng tìm ra các giải pháp cụ thể thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đang hoạt động. Và vấn đề này tác động rất lớn đến việc các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào nền kinh tế Việt Nam, vì họ rất ngại các rào cản về hành chính tại nước ta… Chúng ta càng giảm thiểu được sự phức tạp đó thì càng dễ dàng thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài.
Thứ sáu là ứng dụng công nghệ tiên tiến vào trong quản lý.
Cần ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đâị vào trong tất cả các khâu của các quá trình hoạt động để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro. Ứng dụng công nghệ thông tin để chuyên nghiệp hóa, xử lý nhanh, dự báo được tình hình biến động của thị trường, kiểm soát mọi hoạt động của thị trường. Việc này giúp cho nước ngoài họ sẽ có cái nhìn mới mẻ hơn về góc độ quản lý của nước ta, nó sẽ giảm thiểu được nhiều thủ tục giấy tờ, thêm vào đó việc ứng dụng công nghệ giúp Việt Nam và các nước khác sẽ thực sự dễ dàng để kết nối với nhau một cách thuận tiện.