Giải pháp phát triển thị trường.

Một phần của tài liệu Tiểu luận đầu tư gián tiếp tại việt nam (Trang 59 - 63)

Thứ nhất là tạo thêm động lực thúc đẩy đầu tư gián tiếp.

Để tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác, việc thúc đẩy các DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường đồng thời phát triển khu vực kinh tế tư nhân là quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam, được thể hiện rõ nét qua quyết tâm của Chính phủ trong việc cổ phần hóa DNNN gắn với niêm yết trên TTCK. Qua đó, quy mô TTCK Việt Nam sẽ tăng rất nhanh trong giai đoạn 2015-2020. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định: Chính phủ Việt Nam mong muốn nhà Đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Hoa Kỳ quan tâm đến cơ hội đầu tư tại Việt Nam, nhất là cơ hội từ tiến trình cổ phần hóa và đầu tư trên TTCK. Sự tham gia của các nhà đầu tư sẽ có tác động mạnh mẽ đến TTCK, giúp cho thị trường này minh bạch và hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những giao động "phi thị trường" và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế ( vốn, công nghệ, quản lý,..). Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư gián tiếp còn giúp DN trong nước tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, để hấp thụ nguồn vốn nà, các DN trong nước cần nỗ lực vươn lên, tăng cường quản lý công ty, quản trị rủi ro, minh bạch và công khai hóa thông tin, đồng thời cơ quan quản lý cũng phải nâng cao năng lực quản lý, giám sát và điều hành thị trường nhằm đảm bảo sự ổn định, bền vững của TTCK, vừa thu hút có hiệu quả dòng vốn đầu tư gián tiếp, vừa hạn chế được những bất lợi phát sinh. Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) Phạm Quang Tùng chia sẻ, BIDV luôn sẵn sang chào đón dòng vốn đầu tư từ các định chế tài chính Hoa Kỳ. BIDV đã xây dựng kế hoạch tìm kiếm và phát hành cổ phần cho nhà Đầu tư nước ngoài với số lượng một nhà đầu tư chiến lược và một nhà đầu tư tài chính. Trong đó, tỷ lệ dự kiến giành cho nhà đầu tư tài chính là 10% nhà đầu tư chiến lược từ 15 đến 20% vốn điều lệ mới của BIDV. Thông qua việc bán cổ phần cho nhà Đầu tư nước ngoài, BIDV sẽ thực hiện lộ tình giảm dần tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước tại BIDV xuống còn mức 65% tùy thuộc vào tỷ lệ phát hành thành công cụ thể các giao dịch. BIDV luôn mong muốn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hỗ trợ BIDV về mô hình quản lý theo thông lệ tốt nhất., phát triển sản phẩm dịch vụ, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin, dịch vụ ngân hàng điện tử và chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Thứ hai là khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK.

Quy mô giá trị FII liên tục tăng cao trong những năm gần đây. Cuối năm 2012 tổng giá trị danh mục của các tổ chức và cá nhân nước ngoài đã đạt 7,4 tỷ USD tăng 21% so với cùng kỳ năm 2011, sau đó nhảy vọt lên 11,6 tỷ USD, tăng 57%. Cho tới thời điểm tháng 4/2014, giá trị danh mục FII tăng 77,3% so với tháng 12/2013. Để trong những năm tới có sự phát triển hơn nữa, chúng ta cần ổn định và cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô; thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Cụ thể là, mở rộng tỷ lệ tham gia giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; thu hẹp đối tượng ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối.Phát triển các công ty quản lý quỹ, khuyến khích thành lập các công ty liên doanh quản lý quỹ, lập văn

phòng đại diện và cho phép lập chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích lập các quỹ đầu tư nước ngoài để huy động vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư như quỹ đóng, quỹ mở, quỹ dạng hợp đồng, quỹ đầu tư là pháp nhân. ..Thiết lập các chính sách bình đẳng về ưu đãi đầu tư , chính sách thuế, phí, lệ phí giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính phủ tiếp tục thực hiện bảo hộ tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dưới mọi hình thức. Tiếp tục thục hiện chính sách tự do hóa tài khoản vãng lai để tạo điều kiện thu hút nguồn từ nước ngoài ra nước ngoài. Ở hệ thống ngân hàng và TTCK đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các giao dịch cảu tài khoản vốn và đầu tư chứng khoán.

Bên cạnh đó, chúng ra cần tăng cường an ninh của hệ thống tài chính, thực hiện kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng- tài chính - chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn , vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính. Vì dòng vốn đầu tư gián tiếp di chuyển giũa các quốc gia, các khu vực và mang tính toàn cầu nên sự hợp tác, phối hợp trên không chỉ giới hạn trong nước mà phải mang tính quốc tế liên quốc gia, liên thị trường mới thực sự có hiệu quả rõ rệt.

Thứ ba là tăng cường hợp tác Quốc tế.

Tăng cường các hội nghị quốc tế về lĩnh vự tài chính, các chuyến thăm, hợp tác song phương, đa phương, trong ngoài khu vực của Chính phủ có sự tháp tùng của các doanh nghiệp Việt Nam. Tổ chức các sự kiện, diễn đàn, các cuộc họp cấp cao, các dự án tài trợ, hợp tác liên doanh liên kết. Tạo mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp trong nước và Lãnh sự quán của Việt Nam ở các nước để tiếp thị thu hút đầu tư.

Thứ tư là xây dựng được trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực.

Việc xây dựng trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực có ảnh hưởng rất lớn đến sự chú ý của các nhà Đầu tư nước ngoài, điều này giúp họ có thể tin tưởng để đầu tư vào nước ta. Hiện tại, Hà Nội đang là một trung tâm tài chính - ngân hàng thuộc loại hàng đầu khu vực, hội tự các tổ chức tài chính ngân hang và phi ngân hàng lớn, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế, đã và đang phát triển một mạng lưới hạ tầng tài chính toàn diện, hiện đại trên quy mô lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh và tầm vóc thị trường tài chính Việt Nam trong phạm vi khi vực và quốc tế; phục vụ hiệu quả nhiệm vục công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ đổi mới và từng bước tiến xa hơn trong hội nhập quốc tế.

Hơn nữa, hiện nay Nghệ An đang là một tỉnh khá trong khu vực phía Bắc, và Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu phân đấu xây dựng Nghệ An trở thành trung tâm tài chính, thương mại đến năm 2020. Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, Nghệ An đang dần trở thành trung tâm tài chính - ngân hàng của khu vực, cụ thể: Với dư nợ và nguồn

vốn huy động hiện tại, Nghệ An đang là tỉnh có dư nợ lớn thứ 3 trên cả nước (sau TP.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) và là tỉnh có mức huy động vốn lớn thứ 8 trong cả nước.

Thứ năm là đầu tư cho việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư của Việt Nam.

Trong những năm vừa qua Việt Nam đã được biết đến khá nhiều trên Thế giới thông qua sự phát triển của dịch vụ Internet toàn cầu và những bất ổn của Biển Đông, tuy nhiên nó chưa đến nhiều từ lĩnh vực tài chính…Do đó chúng ta cần tăng cường hơn nữa việc quảng bá chính chúng ta ( đặc biệt những hình ảnh đẹp về con người cũng như mọi mặt của đất nước), phải chủ động cho mọi người thấy rằng chúng ta là một đất nước tươi đẹp. Trên bình diện kinh tế nói chung, Việt Nam đã từng bước cử chuyên gia đi tiếp thị và mời gọi đầu tư. Tuy nhiên, phần lớn các nhà Đầu tư nước ngoài đều không hài long đối với các cuộc gặp gỡ, xúc tiến thương mại. Lý do được đưa là là khá đơn giản, hạn chế lớn nhất là phong cách làm việc, ngôn ngữ trao đổi,… trong các cuộc tiếp xúc, những câu hỏi của các nhà Đầu tư được trả lời không thỏa đáng bởi rào cản ngôn ngữ, bởi các nhà Lãnh đạo với tính cách bảo thủ không chịu cho những người có năng lực đi tiếp thị. Cần phải học cách tiếp thị chuyên nghiệp của những nước xung quanh. Quảng cáo trên báo, tạp chí, qua các Tham tán Đại sứ, và đặc biệt facebook …đã không được chú trọng. Cần phải cho mọi người biết đến hình ảnh Việt Nam là một nước luôn dang cánh tay chào đón các nhà Đầu tư trên thế giới.

Trên bình diện riêng của TTCK, mặc dù Ủy ban Chứng khoán nhà nước vẫn tiếp tục kế hoạch phối hợp hoạt động cũng với các Ban ngành để đẩy mạnh phát triển thị trường hơn nữa, nhưng kế hoạch này chỉ nhằm quảng bá hình ảnh TTCK Việt Nam cho các công ty cổ phần là nhà Đầu tư trong nước, chưa tiếp thị một cách đúng mực với nhà Đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức đầu tư lớn trên thế giới.

Hầu hết các Công ty Chứng khoán khi tổ chức đại hội cổ đông đều không chuẩn bị tài liệu bằng tiếng Anh, ngay cả khi có cổ đông là người nước ngoài. Cho đến nay, rất ít các Công ty Chứng khoán xây dựng trang thông tin bằng tiếng Anh trên Website của mình, mà nếu có cũng chưa được đầy đủ thông tin cần thiết cho các nhà Đầu tư nước ngoài. Ngoài ra các văn phòng pháp luật cũng cần nhanh chóng có bảng tiếng Anh để các nhà Đầu tư nước ngoài tham khảo.

Điều đơn giản và dễ thực hiện là phát hành bản tin TTCK cảu Trung tâm giao dịch Chứng khoán Việt Nam bằng tiếng Anh cũng chưa được thực hiện. Đây là một kênh thông tin chính thức của TTCK, nhưng hiện chỉ tập trung phát hành trong nước. Do đó cần phải có những quảng bá trên Website mới có thể thu hút nhà Đầu tư nước ngoài. Nhà Đầu tư nước ngoài cần biết về tính an toàn khi đổ tin đầu tư vào TTCK Việt Nam, đặc biệt là chính sách thuế và quản lý ngoại hối.

Quỹ Đầu tư nước ngoài có vai trò rất lớn trong việc thu hút dòng vốn FII. Hiện nay. ở nước ta có nhiều quỹ Đầu tư nước ngoài đang hoạt động như những vệ tinh để nghiên cứu thị trường Việt Nam. Chính điều đó, cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa để khuyến khích các nhà Đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam.

Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi đối với hoạt động của các quỹ Đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các quỹ Đầu tư nhà nước thông qua các đối tác kinh doanh. Cần mạnh dạn chia sẻ ý tưởng kinh doanh. Đừng sợ chia sẻ quyền lực kiểm soát với người nước ngoài. Chính sự tham gia của các quỹ đầu tư này sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi những phương thức quản lý tiến bộ, áp dụng những công nghệ tiên tiến của nước ngoài,…

Thứ bảy là nâng tỷ lệ sở hữu (nới room).

Với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt bình quân 6,4%/năm trong suốt mười năm qua, Việt Nam thuộc nhóm ba nước có mức tăng trưởng đứng đầu khu vực châu Á. Tuy nhiên, đến nay, mức vốn hóa thị trường chỉ vào khoảng 46 tỷ USD, tương đương 25% GDP. Đây chính là minh chứng cho thấy dư địa lớn cho hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Không chỉ vậy, việc cho phép nâng tỷ lệ sở hữu (nới room) của nhà ĐTNN trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang được kỳ vọng mở ra cơ hội mới cho các nhà ĐTNN. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, với quyết tâm của Chính phủ trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gắn với niêm yết, quy mô TTCK Việt Nam sẽ tăng rất mạnh trong giai đoạn 2015-2020. Cùng với quyết định nới room của Chính phủ, TTCK sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động tái cấu trúc và các giải pháp hỗ trợ, như rút ngắn thời gian thanh toán từ T+3 xuống T+2, áp dụng giao dịch trong ngày, giảm thủ tục đăng ký giao dịch cho nhà ĐTNN, triển khai TTCK phái sinh... Tất cả sẽ góp phần thúc đẩy TTCK, thị trường vốn phát triển về chất trong thời gian tới. Đây cũng là sự thể hiện quyết tâm nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên hiện nay lên mức thị trường mới nổi để tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư quốc tế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận đầu tư gián tiếp tại việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w