2.3.3.1. Thực trạng
Lịch sử thị trường vốn Việt Nam đã ghi nhận, làn sóng đầu tư gián tiếp đầu tiên
đã đến Việt Nam từ những năm đầu thập kỷ 90 với sự xuất hiện của 7 quĩ đầu tư từ nước ngoài với số vốn huy động khoảng 700 triệu USD. Nhưng sau đó, các quỹ đã lần lượt rút lui. Thời điểm chứng kiến sự chấm dứt của làn sóng đầu tư gián tiếp thứ nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á. Lúc đó chỉ còn lại duy nhất quĩ Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL) do Công ty Dragon Capital quản lý.
Làn sóng thứ hai khởi động lại từ năm 2002 với sự xuất hiện của quĩ Mekong Enterprise Fund.Ngay sau đó, VinaCapital và một số công ty quản lý khác đã vào cuộc với việc công bố thành lập các quỹ mới và hướng mục tiêu đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng.Hoạt động ban đầu của các quỹ này khá thầm lặng và không ít người mới chỉ dám bỏ những khoản đầu tư nhỏ với tâm lý khá e ngại về sự thành công của mô hình này.
Đến tận cuối năm 2005, vốn đầu tư gián tiếp mới chỉ đạt khoảng 1% so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), con số 1 tỷ USD được cho 1 mơ ước xa xôi, đầu tư gián tiếp vẫn chỉ được đánh giá ở dạng tiềm năng. Đây là tỉ lệ quá khiêm tốn so với nhu cầu vốn cho nền kinh tế phát triển và so với các nước trong khu vực.Tuy rất quan tâm đến Việt Nam, đến các công ty nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa mạnh mẽ, các công ty tư nhân nổi lên nhanh chóng... nhưng nguồn vốn gián tiếp đổ vào vẫn rất nhỏ giọt và từ cả hai phía nhà đầu tư và đối tác trong nước vẫn khá thận trọng.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng, năm 2006 các quỹ đầu tư và nguồn vốn gián tiếp đã trở thành một khái niệm phổ biến, một nguồn vốn được quan tâm đặc biệt cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán. Tại thời điểm cuối năm 2006, Bộ Tài chính cho biết, đã có trên 20 tỷ USD với tổng vốn đầu tư gián tiếp đã đạt trên 2 tỷ USD. Kể từ đó, dòng vốn này liên tục tăng nhanh và liên tục thu hoạch thành công.
Cao điểm của làn sóng đầu tư thứ hai bắt đầu từ giữa năm 2006. Đầu tiên, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital khai trương Quỹ bất động sản VinaLand, nhưng số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài góp vào quỹ đã lên tới gần 65 triệu đô la Mỹ, vượt mức dự kiến 15 triệu đô la Mỹ. Ngoài VinaLand, VinaCapital đang nỗ lực giải ngân nốt số tiền còn lại chừng 50 triệu đô la Mỹ trong tổng số 171 triệu đô la Mỹ của Quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) với hướng đầu tư chính của VOF tiếp tục là cổ phiếu OTC và địa ốc.
Ngay sau đó, Dragon Capital, nhận quản lý thêm một quỹ mới, Vietnam Dragon Fund, với số vốn 35 triệu đô la Mỹ. Đây là quỹ thứ ba của Dragon Capital, cùng với hai quỹ khác là VEIL (vốn 190 triệu đô la Mỹ) và Vietnam Growth Fund (90 triệu đô la Mỹ). Trong khi đó, Công ty Quản lý quỹ MekongCapital đã đẩy mạnh đầu tư gần hết số vốn 18,5 triệu đô la Mỹ của Mekong Enterprise Fund vào các doanh nghiệp cổ phần. Không đứng ngoài cuộc, Indochina Capitat cũng có sẵn hai quỹ, một địa ốc với 42 triệu đô la Mỹ và một quỹ chứng khoán với 50 triệu đô la Mỹ.
Danh sách các quỹ đầu tư liên tục kéo dài, các nhà đầu tư mới đến Việt Nam với một tâm lý rất tự tin về cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Số tiền rót vào nhiều hơn, tốc độ
nhanh hơn và danh mục dự án đầu tư rộng mở hơn cho thấy tâm lý e ngại của đầu tư gián tiếp trên thị trường Việt Nam đã không còn. Từ thành công này, nhìn lại quá trình bám trụ của những quỹ đầu tư ở Việt Nam như VinaCapital cho thấy tầm nhìn dài hạn và khả năng bám trụ của những nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp tại một thị trường còn mới mẻ và không ít hạn chế về pháp lý.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những cam kết về dỡ bỏ những ràng buộc về mặt pháp lý đang đưa Việt Nam đến gần hơn với luật lệ kinh doanh theo tiêu chuẩn thế giới, nhà đầu tư quốc tế cảm giác an tâm hơn khi bỏ vốn vào Việt Nam. Đặc biệt, tiến trình CPH đang đi vào giai đoạn quan trọng nhất khi các DN lớn sắp CPH và lên sàn, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh và chính những thành công từ làn sóng đầu tư gián tiếp thứ 2 đã thúc đẩy đầu tư gián tiếp. Và một làn sóng thứ ba về đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam không còn ở dạng tiềm năng.
Ông Don Lam, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ VinaCapital ước tính rằng với khoảng 80-100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới hiện nay bao gồm các quỹ đầu tư, công ty quản lí quỹ, ngân hàng đầu tư… thì lượng vốn mà họ đang nắm giữ không dưới 100 tỷ USD. Chỉ cần họ đồng ý bỏ 1% trong số đó vào Việt Nam là nền kinh tế đã có thêm khoảng 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo ông Don Lam trên thực tế, tham vọng của các định chế này trên thị trường Việt Nam lớn hơn con số đó rất nhiều và đây sẽ là một động lực mới cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới.
Sau đợt khởi động mạnh mẽ trong năm 2006, các quỹ đầu tư nước ngoài đang ráo riết chuẩn bị cho những dự án đầu tư mới. Hàng trăm USD đã đang được kêu gọi; hàng trăm dự án, DN trong nước đang được đưa vào danh mục đầu tư. Các quỹ đầu tư cho thấy một tham vọng mạnh mẽ đưa đầu tư gián tiếp trên thị trường Việt Nam bước sang một nấc mới và dường như làn sóng thứ ba đang đến rất gần.
Ngay từ đầu năm 2007, VinaCapital đã lên kế hoạch thành lập mới một quỹ đầu tư bất động sản với tổng vốn đầu tư lên tới 200 triệu USD để đón đầu các dự án trong lĩnh vực này. VinaCapital đã có 3 quỹ đầu tư có tổng tài sản trên 800 triệu USD.Nắm giữ một số vốn khổng lồ và cam kết với các nhà đầu tư một mức lãi hàng năm không hề nhỏ, hơn ai hết VinaCapital hiểu rõ những cơ hội trên thị trường Việt Nam. Thực tế đã chứng minh, trước đây, quỹ đầu tư VinaLand của VinaCapital đã đầu tư gần hết số vốn 205 triệu USD vào các dự án bất động sản tại Đà Nẵng, Hội An và Hà Nội... và những dự án này đã bắt đầu cho kết quả tốt.
Bên cạnh đó, VinaCapital cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty công nghệ. Hiện nay, VinaCapital đã liên doanh với Tập đoàn Draper Fisher Jurvetson - tập đoàn đầu tư mạo hiểm với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD để lập quỹ đầu tư DFJ VinaCapital với tổng vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu USD.
Trong khi đó, phục vụ cho mục tiêu đầu tư lâu dài trên thị trường Việt Nam, Indochinal Capital đã thành lập Quỹ Indochina Capital Vietnam Holding Limited và thực hiện đợt phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán Luân Đôn với quy mô ban đầu là 500 triệu USD. Sự kiện này ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư
nước ngoài và trong đợt phát hành lần đầu Indochina Capital Vietnam Holding Limited dự định thu hút khoảng 300-350 triệu USD nhưng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư và đạt được con số 500 triệu USD.
Với số vốn này, Indochina Capital đang có kế hoạch mở rộng đầu tư vào các DN tại Việt Nam. Một trong những khu vực đầu tư được quan tâm là các doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc đang trong quá trình chuẩn bị niêm yết hay CPH và tư nhân trong các ngành phục vụ xuất khẩu hoặc sản xuất tiêu dùng trong nước. Những công ty trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, xây dựng, giao thông và các ngành dịch vụ liên quan cũng được quỹ này quan tâm.
Như một báo hiệu, sau sự khởi động đáng kể này, rất nhiều thông tin cho thấy các quỹ đầu tư khác cũng không muốn là kẻ chậm chân trên thị trường vốn Việt Nam và đang ráo riết chuẩn bị cho những dự định mới của mình. Trong một diễn biến khác cho thấy, các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới như Merrill Lynch, Morgan Stanley, Goldman Sachs, JP Morgan Chase sau nhiều qua lại Việt Nam khảo sát hay tiến hành những thử nghiệm nhỏ đã không ngần ngại bày tỏ ý định đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Tại Diễn đàn đầu tư Việt Nam hồi tháng 3, lực lượng đông nhất và đóng góp ý kiến nhiều nhất trên diễn đàn chính là các ngân hàng, các tổ chức đầu tư tài chính và từ đó đến nay không ít trong số đó đã xúc tiến đầu tư. Ngay tại Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã có không ít buổi làm việc với các tập đoàn lớn về cơ hội đầu tư ở Việt Nam.
Với diễn biến đó, ông Don Lam tin rằng, đây chính là thời điểm vàng để đầu tư vào thị trường Việt Nam.Và VinaCapital đang chuẩn bị cho việc đón tiếp những nhà đầu tư nước ngoài sẽ đến Việt Nam đông đảo qua con đường đầu tư gián tiếp.
2.3.3.2. Những tác động của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào ViệtNam Cũng như dòng vốn FDI, dòng vốn FPI, đang và sẽ có tác động hai mặt đến đời Nam Cũng như dòng vốn FDI, dòng vốn FPI, đang và sẽ có tác động hai mặt đến đời sống kinh tế nước ta.
Tích cực
Thứ nhất, trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội. Dòng vốn FPI khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nước như một phép cộng đương nhiên vào tổng số dòng vốn này. Hơn nữa, vốn FPI gia tăng sẽ làm phát sinh hệquả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả là tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên. Hơn nữa, khi dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng, thì đó sẽlà một sự bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư khác mạnh dạn thông qua các quyết
định đầu tư trực tiếp mới của mình, kết quả là gián tiếp góp phần làm tăng đầu tư trực tiếp xã hội từ phía các nhà đầu tư cả nước ngoài, cũng như trong nước.
Thứ hai, góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung .Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn FPI sẽ làm cho thị trường tài chính (đặc biệt là TTCK) Việt Nam trởnên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn, khắc phục được sự thiếu hụt, trống vắng và trầm lắng, thậm chí đơn điệu, kém hấp dẫn kéo dài của thị trường này trong thời gian qua. Hơn nữa, điều kiện và như là kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng vốn FPI này là sự phát triển nở rộ các định chế và dịch vụ tài chính - chứng khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, công ty tài chính, và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảohiểm, kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường; Đồng thời còn kéo theo sự gia tăngyêu cầu và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước hết trênTTCK... Tất cả những điều này trực tiếp và gián tiếp góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể thị trường tài chính nói riêng, các thể chế và cơ chế thị trường nói chung trong nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam. Thứ ba, góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng háo phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân. Việc phát triển thị trường vốn đầu tư gián tiếp cả bề rộng lẫn bề sâu sẽ mang lại những cơ hội mới và sự đa dạng hoá trong lựa chọn các phương thức đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài và trong nước. Đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước, từngười dân, các doanh nhân đến các tổ chức và pháp nhân đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp sẽ có thêm điều kiện lựa chọn sử dụng vốn của mình để đầu tư dưới các hình thức trực tiếp tự mình hay thông qua các định chế tài chính trung gian đểmua - bán các cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán có giá khác của Việt Nam trên thịtrường tài chính trong nước và nước ngoài. Việc đầu tư này sẽ cho phép họ thu nhận được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả khi mua - bán chứng khoán, cũng như từ lãi suất và cổ tức các chứng khoán mà họ sở hữu theo thoả thuận hoặc thực tế kết quảkinh doanh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát hành chứng khoán đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cải thiện thu nhập, mức sống của đông đảo các nhà đầu tư là người dân, tuỳ theo lượng vốn và kỹ năng đầu tư chứng khoán mà họ có. Hơn nữa, thông qua quá trình tham gia đầu tư gián tiếp này, các nhà đầu tư trong nước và người dân sẽ được dịp "cọ xát", rèn luyện và bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, bản lĩnh đầu tư, nâng cao trình độ bản thân nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực nói chung, phù hợp yêu cầu và điều kiện kinh doanh thị trường, hiện đại.
Thứ tư, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Việc quản lý và quản trịdoanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính doanh nghiệp và minh bạch hoá, cập nhật hoá thông tin liên quan đến các chứng khoán mà doanh nghiệp đã và sẽ phát hành. Hơn nữa, vềnguyên tắc, các nhà đầu tư chỉ ưa lựa chọn đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển vọng phát triển tốt trong tương lai. Chính điều này sẽ cho phép quá trình "chọn lọc nhân tạo", "bỏ phiếu" cho sự hỗ trợ và phát triển
các doanh nghiệp này trở nên khách quan và phù hợp cơ chế thị trường hơn (còn những doanh nghiệp khác mà chứng khoán của họ không hấp dẫn sẽ phải điều chỉnh lại định hướng và chất lượng quản trị kinh doanh, sáp nhập hoặc giải thể). Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải đượchoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn theo yêu cầu, đặc điểm củathị trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế. Đồng thời, thông qua tácđộng vào thị trường tài chính, nhà nước sẽ đa dạng hoá các công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của mình theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp. Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽ được cải thiện hơn.
Tiêu cực
Bên cạnh đó, dòng vốn nước ngoài vào với quy mô lớn cũng gây ra một sốảnh hưởng bất lợi đến tình hình kinh tế vĩ mô, mà Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Thứ nhất, làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố nước ngoài. Khác với FDI là nguồn vốn đầu tư lâu dài chủ yếu dưới dạng vật chất (công đoàn nhà máy, mua sắm thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất), khó chuyển đối hoặc thanh khoản, vốn FPI được thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần tuý với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu tư dưới dạng khác, ở địa phương khác tuý theo kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình. Đặc trưng nổi bật này cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên nguy cơ tạo và khuếch đại độ nhạy cảm và chấn động kinh tế ngoại nhập của dòng vốn FPI đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt khi việc chuyển đổi và rút vốn đầu tư gián tiếp nói trên diễn ra theo kiểu "tháo chạy" đồng loạt trên phạm vị rộng và số lượng... Cần nhấn mạnh rằng, sự nhạy cảm và bất ổn kinh tế có thể bắt nguồn từcác nguyên nhân bên trong, cũng có thể hoàn toàn do các nguyên nhân bên ngoài nước tiếp nhận đầu tư do phản ứng dây