5. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Công tác quảnlý thu nhập dân cư
Có thể khẳng định rằng, đây là yếu tố tiền đề quyết định chất lượng, hiệu quả việc thực thi Luật thuế thu nhập cá nhân nhằm mang lại hiệu quả cho ngân sách nhà nước.
Ở các nước phát triển, mọi giao dịch kinh tế phát sinh trong xã hội đều thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt thì vấn đề kiểm soát thu nhập dân cư khá thuận lợi và dễ dàng, nhưng đối với Việt Nam, khi giao dịch tiền mặt còn phổ biến thì đây là một thách thức rất lớn. Vậy với thách thức này, ngành thuế đã có biện pháp gì để giảm thiểu những rủi ro, thất thoát trong quản lý thuế, đảm bảo động viên đúng mức thu nhập, tạo sự công bằng và bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế giữa mọi cá nhân trong xã hội?
Còn trong giai đoạn hiện nay, khi cơ sở nền tảng cho việc quản lý thu nhập còn chưa đầy đủ thì trong nỗ lực của riêng mình, ngành thuế cũng đã chủ động đề ra những giải pháp để hạn chế thấp nhất những rủi ro, thất thoát có thể xảy ra. Về nguyên tắc, để kiểm soát được thu nhập dân cư:
+ Trước hết cơ quan thuế sẽ căn cứ vào những thông tin, dữ liệu được cung cấp bởi các cơ quan chi trả thu nhập. Trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan thuế của các đơn vị chi trả thu nhập đã được Luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn quy định rất rõ, nên ngành thuế hoàn toàn có thể yên tâm về các nguồn thông tin này.
+ Thứ hai là, ngành thuế sẽ căn cứ vào thông tin từ các tổ chức, đơn vị có quan hệ kinh tế với các cá nhân để khai thác các nguồn thu nhập.
+ Thứ ba là, cơ quan thuế sẽ dựa vào hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm chính quyền và hội đồng tư vấn thuế phường, xã để có được những thông tin về thu nhập của cá nhân, nhất là các cá nhân kinh doanh. Cũng để kiểm soát được thu nhập thì một trong những giải pháp mà ngành thuế coi trọng nhất đó chính là nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giải thích, động viên, hướng dẫn nhằm khuyến khích, khơi dậy tinh thần tự nguyện, tự giác của mọi công dân trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ khai, nộp thuế thu nhập cá nhân.
Đối với trường hợp một cá nhân có nhiều khoản thu nhập, trong đó có những khoản thu nhập “chính ngạch” (tức là thông qua cơ quan chi trả thu nhập), nhưng cũng có những khoản thu nhập từ “tiểu ngạch”(tức là những khoản thu nhập nhỏ lẻ nhận được từ các đơn vị khác), ngành thuế sẽ xử lý theo hướng: đối với những cá nhân đã có mã số thuế thì áp dụng mức khấu trừ thu nhập 10%; cá nhân không có mã số thuế sẽ áp dụng mức khấu trừ 20%. Việc áp dụng mức khấu trừ cao gấp hai lần sẽ bắt buộc cá nhân phải cân nhắc về việc đăng ký sử dụng mã số thuế, tạo cơ sở khoa học cho việc quản lý thuế TNCN.