Tổ chức bộ máy quảnlý thuế

Một phần của tài liệu uận văn tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân Bạn đang phân vân trong một đống tài liệu mà chưa tìm được tài liệu và đề tài phù hợp với bài luận văn tốt nghiệp sắp tới của mình? Bạn có thể tham khảo bài luận văn tốt nghiệ (Trang 25)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.4.Tổ chức bộ máy quảnlý thuế

Nhà nước xây dựng bộ máy quản lý thuế để quản lý thuế TNCN cũng như các sắc thuế khác. Tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng nước, bộ máy quản lý thuế cũng được xây dựng một cách tương ứng.

Ngày 7/8/1990, hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định số 218-HĐBT về việc thành lập ngành thuế nhà nước, hợp nhất ba hệ thống tổ chức: Thu quốc danh, thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp. Ngành Thuế nhà nước được tổ chức qua ba cấp từ tổng cục thuế, cục thuế đến chi cục thuế, được xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và sự phân công cụ thể hợp lý giữa cơ quan thuế ngành dọc cấp trên và chính quyền từng cấp trong tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh chính sách chế độ thuế chung cả nước và trên địa bàn lãnh thổ theo nguyên tắc “song hành lãnh đạo”.

Sau một thời gian hoạt động, do nhận thấy những hạn chế trong hệ thống thuế nhà nước và để phù hợp với tình hình mới, nên Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính như sau:

* Về vị trí và chức năng:

Tổng cục Thuế là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.

* Về nhiệm vụ và quyền hạn:

Tổng cục Thuế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định như: Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thuế; Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý thuế; Dự toán thu thuế hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. - Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định các Dự thảo thông tư và các văn bản khác về quản lý thuế; Kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành thuế.

- Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về quản lý thuế sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế.

- Tổ chức hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; tổ chức công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quy trình nghiệp vụ về kế toán thuế và các nghiệp vụ khác có liên quan.

- Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt thuế.

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế.

- Ủy nhiệm cho các cơ quan, tổ chức trực tiếp thu một số khoản thuế theo quy định của pháp luật.

- Ấn định thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế.

- Lập hồ sơ kiến nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thuế theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

- Tổ chức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành thuế; hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành thuế.

- Tổ chức quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế; thực hiện công tác thống kê thuế và chế độ báo cáo tài chính theo quy định.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

- Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

- Tổ chức và quản lý công tác thi đua - khen thưởng của ngành thuế đối với cơ quan thuế, người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân khác có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý thuế và chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao; thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

* Về cơ cấu tổ chức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của ngành thuế

Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.

- Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương:

+ Các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: Vụ Chính sách; Vụ Pháp chế; Vụ Dự toán thu thuế; Vụ Kê khai và Kế toán thuế; Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn; Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kiểm tra nội bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Tài vụ - Quản trị; Văn phòng; Thanh tra; Cục Công nghệ thông tin.

+ Các tổ chức sự nghiệp gồm: Trường Nghiệp vụ thuế; Tạp chí Thuế. Chính phủ Bộ tài chính Cục thuế Tổng cục thuế Chi cục thuế Các tổ chức hành chính: Gồm 12 Vụ; Thanh tra và công nghệ thông tin

Trung ương

Cấp tỉnh Cấp huyện

Các tổ chức sự nghiệp gồm: Trường Nghiệp vụ thuế; Tạp chí Thuế

- Cơ quan Thuế ở địa phương:

+ Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thuế cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thuế;

+ Chi cục Thuế ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thuế cấp huyện) trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh.

Cục Thuế cấp tỉnh, Chi cục Thuế cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra còn có đội thuế, hội đồng tư vấn thuế được tổ chức ở cấp xã, phường, thị trấn.

* Về chức năng lãnh đạo:

Tổng cục Thuế có Tổng cục trưởng và không quá 03 Phó Tổng cục trưởng.

Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.

Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Thuế, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Thuế. Các Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Tóm lại: Luật thuế thu nhập cá nhân được Quốc hội thông qua có nhiều điểm mới, phù hợp với tiến trình đổi mới quản lý kinh tế, quá trình hội nhập kinh tế và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay. Việc ban hành Luật một cách cẩn trọng, hệ thống thuế ở Việt Nam đang tìm đến sự phù hợp với hệ thống thuế các nước và dần đến một hệ thống thuế mang tính công bằng trong điều tiết và hiện đại trong hành thu. Tuy nhiên để hoàn thiện tốt luật thuế TNCN, nhằm áp dụng một cách khả thi, được người dân hưởng ứng thì hệ thống trong công tác quản lý thuế là hết sức cần thiết, nhằm mang lại hiệu quả nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2.1. Ban hành chính sách Thuế

Đây là công việc thuộc lĩnh vực lập pháp. Việc ban hành chính sách thuế TNCN sẽ tạo ra những quy định pháp luật làm cơ sở để tính và thu thuế TNCN. Đồng thời, ban hành chính sách cũng đưa ra những căn cứ để kiểm tra, thanh tra, và áp dụng các chế tài đối với quá trình tính và thu này. Để mỗi công dân sống và làm việc theo pháp luật thì chính sách thuế TNCN cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản như sau:

Thứ nhất, việc xây dựng các văn bản pháp luật và chính sách thuế cần đảm bảo tính đơn giản, minh bạch rõ ràng và chặt chẽ.Vì loại thuế TNCN khá phức tạp nên nguyên tắc này cần được đảm bảo để hạn chế hành vi trốn thuế của các đối tượng nộp thuế.

Thứ hai, quy định trong chính sách thuế TNCN phải đảm bảo được yêu cầu đặt ra trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đảm bảo tính công bằng đối với cả người nộp thuế và xã hội.

Thứ ba, quy định trong chính sách thuế TNCN cũng cần đảm bảo tính công bằng đối với người nộp thuế và xã hội. Thuế TNCN đóng vai trò phân phối lại thu nhập trong xã hội, giảm bớt sự cách biệt quá lớn về mức sống giữa các cá nhân trong xã hội nhưng cũng cần động viên sự phấn đấu làm việc của người lao động. Các quy định phải đảm bảo cho thu nhập thực tế sau khi nộp thuế của các đối tượng nộp thuế tương xứng với công sức lao động và sự đóng góp của họ.

Ngoài yêu cầu cơ bản trên, để đảm bảo chính sách thuế TNCN phát huy hiệu quả cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình triển khai thực hiện như: cải tiến và hoàn thiện chế độ kế toán, thống kê, thông tin, báo cáo để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế TNCN, đặc biệt đối với cá nhân, hộ gia đình tự doanh.

2.2. Tổ chức thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân

Luật thuế TNCN đã được áp dụng hàng trăm năm nay ở các nước phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam, thuế TNCN lần đầu tiên được ban hành vào năm 1990 dưới hình thức Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Hiện nay theo quy định hiện hành, Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực ngày 01/01/2009, được chính thức áp dụng vào đời sống nhân dân ban hành kèm theo Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ và Thông tư 84/2008/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN. Với quy định này, việc kê khai nộp thuế thu

nhập được thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn, đối với trường hợp xác định được cơ quan chi trả thu nhập, người hành nghề tự do và có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, cơ quan thuế có thể áp dụng phương pháp tự kê khai. Đây là khâu đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của việc sử dụng công cụ thuế. Nhờ việc tổ chức thực hiện chính sách thuế và quá trình tính, thu thuế mới diễn ra trong thực tế, đồng thời các quy định về quá trình này mới đến được với mọi người dân thông qua tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế. Đó chính là nội dung mà các cơ quan quản lý thuế tiến hành thực hiện dưới đây.

2.2.1. Trình tự thủ tục về đăng ký thuế, quản lý kê khai và nộp thuế2.2.1.1. Đăng ký thuế và cấp mã số thuế 2.2.1.1. Đăng ký thuế và cấp mã số thuế

Trong quá trình thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, với số lượng cá nhân đăng ký thuế để được cấp mã số thuế ngày càng rất lớn. Do đó, khối lượng công việc và dữ liệu cơ quan Thuế phải xử lý sẽ phức tạp hơn và tăng gấp nhiều lần. Với tình hình khẩn trương đó Bộ Tài chính đã phê duyệt dự án ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế thu nhập cá nhân. Hệ thống được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng giải pháp phần mềm chuẩn có sẵn theo mô hình xử lý tập trung, đã được triển khai ứng dụng vào đầu năm 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ứng dụng đăng ký Thuế chỉ đáp ứng được việc nhập, xử lý tờ khai đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho những đối tượng nộp thuế theo quy định tại Thông tư 84/2008/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân thu nhập cá nhân như sau:

* Thủ tục đăng ký thuế

- Đăng ký thuế cho đơn vị chi trả thu nhập:

+ Đơn vị, tổ chức chi trả thu nhập đã được cấp mã số thuế: các đơn vị này được sử dụng mã số thuế đã được cấp để thực hiện kê khai, nộp thuế TNCN. Trường hợp các thông tin đăng ký thuế trước đây đã kê khai với cơ quan Thuế có thay đổi thì đơn vị khấu trừ thực hiện kê khai điều chỉnh thông tin theo mẫu số 08-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về việc đăng ký thuế để nộp cho cơ quan Thuế.

+ Đơn vị, tổ chức chi trả thu nhập chưa được cấp mã số thuế:

Đối với đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh: thực hiện đăng ký thuế và được cấp mã số thuế theo quy định tại Thông tư 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ Tài chính hoặc theo thông tư liên tịch 05/2008/TT-KHĐT-BTC-BCA. Các đơn vị này

sau khi được cấp mã số thuế sẽ sử dụng mã số thuế cho việc kê khai nộp thuế cho các loại thuế, trong đó có thuế TNCN.

Đối với đơn vị không hoạt động sản xuất, kinh doanh: thực hiện đăng ký thuế

Một phần của tài liệu uận văn tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân Bạn đang phân vân trong một đống tài liệu mà chưa tìm được tài liệu và đề tài phù hợp với bài luận văn tốt nghiệp sắp tới của mình? Bạn có thể tham khảo bài luận văn tốt nghiệ (Trang 25)