5. Kết cấu của đề tài
3.3.13. Tăng cường thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuế thu
thu nhập cá nhân
* Tăng cường thanh tra thuế thu nhập cá nhân:
Từ thực tế hiện nay, ngành thuế vẫn luôn thất thu thuế thu nhập cá nhân ở những con số vẫn còn quá cao, đó là do hiện tương trốn thuế, hiện tượng này ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách và đảm bảo tính công bằng của thuế. Thanh tra thuế sẽ làm nhiệm vụ là phát hiện những đối tượng có hành vi trốn thuế, những sai phạm chính cơ quan thuế, của các cán bộ thuế. Đồng thời thanh tra thuế cũng giúp cơ quan thuế tìm ra những sơ hở, hạn chế trong chính sách thuế. Những sơ hở đó sẽ tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế trốn thuế. Việc thanh tra thường xuyên sẽ làm giảm bớt ý định trốn thuế của đối tượng nộp thuế, tăng tính nghiêm túc của cơ quan chi trả thu nhập trong việc khấu trừ thu nhập trước khi chi trả và cũng tránh được các trường hợp thông đồng, cấu kết giữa cán bộ thuế với người nộp thuế. Thanh tra thuế sẽ góp phần đảm bảo việc thu đúng và đủ thuế cho nguồn thu ngân sách quốc gia. Trong thời gian qua, công tác thanh tra thuế ở ta chưa được coi trọng. Vì vậy, trong thời gian tới cơ quan thanh tra thuế cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế để phát hiện ra các trường hợp, cố tình khai man, trốn thuế.
* Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuế thu nhập cá nhân:
Việc xử lý các trường hợp vi phạm cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và dứt khoát. Cơ quan thuế nếu như phát hiện ra các trường hợp vi phạm và có những bằng chứng cụ thể chứng minh hành vi trốn thuế thì sẽ phải có trách nhiệm nộp phạt đúng thời hạn và đúng số tiền bị phạt. Nếu như có những hành vi chống đối thì cần có sự can thiệp ngay lập tức của cơ quan công an. Việc xử phạt thật nghiêm minh sẽ là điều kiện quan trọng để giảm bớt các trường hợp vi phạm. Nếu các đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân không đóng thuế thì sẽ bị truy tố hình sự.
Tóm lại, luật thuế TNCN là một ngành luật còn rất mới mẽ, thực hiện tốt công tác quản lý sẽ đem lại hiệu quản cho nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triễn, xứng tầm với các nước trên thế giới.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức WTO. Điều đó chính là động lực để đưa nước ta ngày càng phát triễn sánh ngang với các nước trên thế giới. Để làm được điều đó thì sự đóng góp của người dân cũng như việc đóng thuế là điều quan trọng nhất.
Với việc thực hiện đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN”. Đề tài đã thực hiện được nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về công tác quản lý thuế TNCN.
- Nêu và phân tích thực trạng về công tác quản lý thuế thu nhập ở Việt Nam từ khi luật thuế TNCN được ban hành đến nay.
- Nêu lên các quan điểm và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế TNCN ở Việt Nam từ khi luật thuế TNCN có hiệu lực (01/01/2009).
Cùng với công tác quản lý, ngành Thuế đã xây dựng quy chế phối hợp với các ngành liên quan; xây dựng tỷ lệ thu nhập chịu thuế TNCN, đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán trên cơ sở quy định của Tổng Cục thuế. Xây dựng đơn giá nhà ở liên quan đến thu nhập từ chuyển quyền sở hữu nhà ở. Tổ chức tập huấn Luật Thuế Thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn cho cán bộ thuế và các cơ quan chi trả thu nhập. Tăng cường các biện pháp quản lý, hỗ trợ triển khai Luật Thuế TNCN. Phối hợp với các cơ quan chi trả thu nhập, tổ chức đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho các cơ quan chi trả thu nhập, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập khác chưa có mã số thuế. Hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời các cơ quan chi trả thu nhập khai quyết toán thuế TNCN trên phần mềm đã được Tổng Cục thuế cung cấp. Hướng dẫn các cơ quan chỉ trả thu nhập nộp hồ sơ khai thuế đúng thời gian và mẫu biểu quy định. Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn những văn bản mới về Luật Thuế TNCN từng bước thực hiện hiệu quả luật thuế này, góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
Công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm nó có ảnh hưởng và chịu chi phối của hàng loạt các quan điểm, chính sách kinh tế - xã hội và sự phát triển của nền kinh tế- xã hội. Việc hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân nhằm khơi tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Văn bản luật:
1. Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2009. 2. Luật quản lý thuế có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2007.
3. Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.
4. Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
5. Nghị định 13/2009/NĐ-CP ngày 13/2/2009 sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo hướng tăng thẩm quyền phạt tiền của cơ quan thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật
6. Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30 tháng 9 năm 2008, Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
7. Thông tư 85/2007/TT-BTC ngày 18 tháng 7 năm 2007, Hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế.
8. Thông tư 161/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 08 năm 2009, Hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với một số trường hợp chuyễn nhượng, nhận thừa thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản.
9. Thông tư 164/2009/TT-BTC ngày 13 tháng 08 năm 2009, Hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với người trúng thưởng trong các trò chơi tại điểm vui chơi giải trí có thưởng.
10. Thông tư 160/2009/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2009, Hướng dẫn miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2009 theo Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội.
11. Thông tư 42/2009/TT-BTC ngày 9 tháng 3 năm 2009, Hướng dẫn khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm đại lý xổ số và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập từ trúng thưởng xổ số.
12. Thông tư 60 /2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007, Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ- CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
13. Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2009, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ- CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
14. Thông tư số 176/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính
15. Thông tư 20/2010/TT-BTC ngày 05 tháng 02 năm 2010, Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính về Thuế thu nhập cá nhân.
16. Thông tư 02/2010/TT-BTC ngày 11 tháng 01 năm 2010 hướng dẫn bổ sung thông tư số 84/2008/ TT-BTC ngày 30/9/2008, hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/208 của chính phủ quy đỊnh chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân.
17. Chỉ thị số 22/2008/CT-TTg 18. Chỉ thị số 22/2008/CT-TTg
19. Công văn 3929 ngày 24/9/2009 của Tổng cục Thuế về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
20. Công văn số 2188/TCT-CNTT ngày 3/6/2009, gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn cụ thể việc triển khai đăng ký thuế cho cá nhân làm công ăn lương qua tổ chức trả thu nhập trong năm 2009.
22. Công văn 5231/TCT-TNCN ngày 24 tháng12 năm 2009, về khấu trừ thuế TNCN đối với khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
23. Công văn số 450/TCT-TNCN ngày 08/02/2010 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn tờ khai thuế TNCN.
24. Công văn 451/TCT-TNCN ngày 08 tháng 02 năm 2010,hướng dẫn Quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2009.
* Giáo trình, sách tham khảo và tập chí:
1. Giáo trình luật tài chính 2, Ts Lê Nguyệt châu, tr. 22 2. Bách khoa từ điển.
3. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006, tr.169
4. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006, tr.245
5. Vấn đề này, xem “Thử tìm một cách tiếp cận khác đối với Dự thảo Thuế thu nhập cá nhân”. Thời báo kinh tế Sài Gòn. Số 26/2007, tr.18-19.
6. Hệ thống chính sách thuế Việt Nam hiện hành, Tác giả- Pts Nguyễn Thị Kim Tuyển, Pts Phan Mỹ Hạnh, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1998.( từ trang 267- 305).
7. Tập chí thuế nhà nuốc số 22 (140) tháng 6-2007
* Webside
1. Phát biểu của chủ tịch ủy ban Thuế của chính phủ Nhật bản, trên www.vibonline.com.vn 2. www.tncnonline.com.vn 3. http://www.gdt.gov.vn 4. http://www2.gol.com/users/jpc/Japan/taxes.htm 5. http://www.novexcn.com/ personal_icm_tax_99.html 6. http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=185110&CatId=112 7. http://nhadat.thanhnien.com.vn/tinchitiet/1/1046/trao-quyen-lua-chon-cho-nguoi- nop/ 8.http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=358156&ChannelI D=11
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
1. Tính cấp thiết của đề tài...1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài...2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài... 2
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài...2
5. Kết cấu của đề tài... 2
CHƯƠNG 1...4
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÍ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN...4
1.1. Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân...4
1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân... 4
1.1.2. Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân...5
1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân... 6
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế- xã hội...6
1.1.3.2 Đối với hệ thống thuế...8
1.1.4. Giới thiệu khái quát về Luật thuế thu nhập cá nhân...9
1.2 Khái quát về công tác quản lý thuế...14
1.2.1 Khái niệm về quản lý thuế thu nhập cá nhân...14
1.2.2 Nội dung công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân...14
1.2.2.1. Quản lý các đối tượng nộp thuế, tính thuế và các khoản được khấu trừ theo quy định...14
1.2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế... 20
1.2.2.3. Công tác đào tạo cán bộ công chức trong quản lý thuế...21
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân... 21
1.2.3.1. Chính sách chung của Nhà nước...22
1.2.3.2 Cơ sở vật chất của ngành thuế... 23
1.2.3.3 Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo cán bộ thuế... 24
1.2.3.4. Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư... 24
1.2.3.5 Tính nghiêm minh của luật pháp...24
1.2.3.6. Tình hình kinh tế, mức sống của người dân và trình độ dân trí của đối tượng nộp thuế...25
1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý thuế...25
CHƯƠNG 2...30
NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN... 30
2.1. Ban hành chính sách Thuế...30
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân...30
2.2.1. Trình tự thủ tục về đăng ký thuế, quản lý kê khai và nộp thuế...31
2.2.1.1. Đăng ký thuế và cấp mã số thuế... 31
2.2.1.2. Quản lý kê khai, nộp thuế... 37
2.2.2.1. Khai quyết toán thuế... 42
2.2.2.2. Quy định về miễn thuế giảm thuế thu nhập cá nhân... 56
2.2.2.3. Hoàn thuế thu nhập cá nhân... 59
2.3. Thanh tra, xử lý các trường hợp vi phạm về kê khai và nộp thuế... 60
2.3.1. Thanh tra Thuế thu nhập cá nhân... 60
2.3.2. Xử lý vi phạm về kê khai và nộp thuế...62
CHƯƠNG 3...64
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở TA...64
3.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt nam hiện nay... 64
3.1.1. Những thành tựu đạt được... 64
3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân...68
3.1.2.1. Những hạn chế...68
3.1.2.2. Nguyên nhân...72
3.2. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay... 74
3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam...79
3.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức thuế...79
3.3.2. Công tác quản lý thu nhập dân cư... 80
3.3.3. Đẩy mạnh quản lý thu nhập của cá nhân kinh doanh...81
3.3.4. Ngăn chặn hiện tượng gian lận trong kê khai thuế...83
3.3.5. Thu thuế thu nhập cá nhân thông qua hệ thống ngân hàng...84
3.3.6. Thực hiện quyết toán thuế cho từng đối tượng nộp thuế... 86
3.3.7. Đào tạo năng lực và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ thuế...86
3.3.8. Thiết lập hệ thống tính thuế thu nhập cá nhân tự động... 88
3.3.9. Xây dựng hành lang pháp lý cho dịch vụ tư vấn thuế...88
3.3.10. Tăng kiểm tra thuế thu nhập với người nước ngoài... 88
3.3.11. Tăng cường kiểm tra thuế thu nhập với giới ca sĩ và họa sĩ... 89
3.3.12. Tam ngưng đánh thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán... 90
3.3.13. Tăng cường thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuế thu nhập cá nhân...90
KẾT LUẬN... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO... 93 Phụ lục 1
Phụ lục 1
Quản lý thuế điện tử tại Việt Nam
Năm 2010 là giai đoạn hết sức quan trọng đối với ngành thuế Việt Nam trong việc thực hiện chiến lược cải cách hướng tới một mô hình thuế hiện đại, chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế. Quản lý công tác thuế theo mô hình thuế điện tử đã được ngành Thuế xác định là một trong những điểm cốt yếu nhất trong việc thực hiện chiến lược cải cách của mình. Vậy mô hình thuế điện tử sẽ như thế nào? Ngành Thuế sẽ quản lý đối tượng nộp thuế thông qua phương tiện điện tử ra sao?
Thuế điện tử không chỉ là kê khai và nộp thuế qua mạng
Theo bà Trương Hải Đường, Giám đốc Trung tâm Tin học Tổng Cục Thuế, thời gian qua ngành Thuế đã bắt đầu chuyển dần từ cơ chế quản lý một – một: sử dụng cán bộ thuế để quản lý đến từng đối tượng nộp thuế (ĐTNT) sang cơ chế quản lý mới – cơ chế tự khai tự nộp thuế. Mô hình quản lý một – một đã rất phù hợp với nền kinh tế nước ta khi số lượng ĐTNT còn nhỏ. Khoảng 5 năm trở lại đây, số lượng ĐTNT đã tăng đột biến lên đến 2 triệu (chẳng hạn riêng năm 2005 đã tăng 200.000) và dự kiến sẽ “bùng nổ” lên vài chục triệu ĐTNT sau khi Luật thuế thu nhập cá nhân được ban hành (năm 2008). Nếu cơ quan thuế vẫn duy trì cơ chế một – một truyền thống thì khả năng quản lý nguồn thu là không thể và cơ chế tự khai tự nộp thuế là cơ chế quản lý tất yếu: Ngành Thuế sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, dịch vụ phục vụ ĐTNT để họ tự giác tuân thủ pháp luật và tự chịu trách nhiệm về hành vi khai nộp thuế của mình. Cơ quan thuế sẽ quản lý thông qua việc thu thập đầy đủ các nguồn thông tin từ ĐTNT và