Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu uận văn tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân Bạn đang phân vân trong một đống tài liệu mà chưa tìm được tài liệu và đề tài phù hợp với bài luận văn tốt nghiệp sắp tới của mình? Bạn có thể tham khảo bài luận văn tốt nghiệ (Trang 68)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.1.2.1. Những hạn chế

Thứ nhất,là sự khuyết thiếu các hướng dẫn thực hiện quyết toán thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nước ngoài là đối tượng cư trú, vào làm việc tại Việt Nam từ sau 31/12/2008. Theo quy định của Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao trước đây và Luật Thuế thu nhập cá nhân mới, đối tượng này phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm thứ nhất cho thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày đến Việt Nam. Như vậy, trong năm tính thuế đầu tiên, các đối tượng này bị điều chỉnh bởi hai văn bản luật cho hai khoảng thời gian khác nhau (năm 2009 tính theo Pháp lệnh thuế thu nhập cao và năm 2008 theo Luật Thuế TNCN). Vì hai văn bản pháp luật này có phương pháp tính thuế và mức thuế huy động khác nhau nên khi quyết toán thuế phải tách quyết toán làm hai khoảng thời gian riêng cho từng năm.

Trường hợp người nộp thuế có thu nhập ổn định cho cả 12 tháng thì không có vấn đề gì, nhưng nếu thu nhập khác nhau, sẽ nảy sinh vấn đề mới là xác định thu nhập bình quân tháng để tính thuế thu nhập cho từng năm.

Thứ hai,việc trừ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với thu nhập nhận tại nước ngoài của người nước ngoài thuộc đối tượng cư trú theo Luật bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của nước ngoài. Nếu các mức này khác với quy định của Việt Nam thì xử lý như thế nào cũng cần quy định rõ.

Thứ ba, việc miễn thuế đối với chuyển nhượng nhà đất, trong trường hợp đối tượng chuyển nhượng có một nhà đất duy nhất. Thực tế xác định được điều này là rất khó khăn. Chẳng hạn một số trường hợp như:

-Tự khai là tài sản duy nhất. Bởi luật Thuế thu nhập cá nhân quy định: Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất thì được miễn thuế; đồng thời người chuyển nhượng bất động sản tự khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực về kê khai của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh hệ thống thông tin quản lý cá nhân của cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có ngành thuế còn chưa đáp ứng; công tác kiểm tra, đối chiếu cần rất nhiều thời gian thì ít nhất trong vài năm đầu, cơ quan chức năng không thể kiểm soát được từng cá nhân có bao nhiêu nhà ở, đất ở. Đây chính là kẽ hở để không ít người có nhiều nhà ở, đất ở khi chuyển nhượng sẵn sàng kê khai là tài sản duy nhất để không phải nộp thuế. Thực tế này đang diễn ra hàng ngày và khá phổ biến, gây thất thu lớn cho ngân sách.

- Hạ giá chuyển nhượng. Hệ thống văn bản pháp luật thuế thu nhập cá nhân quy định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá thực tế ghi trên hợp đồng, tại thời điểm chuyển nhượng nhưng không thấp hơn giá đất do UBND tỉnh, Thành phố quy định. Thực tế trên thị trường bất động sản, giá đất mua bán thường cao hơn giá đất do UBND tỉnh, Thành phố quy định. Nhưng vì lợi ích của cả người mua và người bán (bên bán được nộp thuế thu nhập cá nhân ít hơn, bên mua nộp lệ phí trước bạ thấp hơn), nên họ thường thoả thuận ghi giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn thực tế. Và để được cơ quan nhà nước chấp nhận hồ sơ, họ chỉ ghi trên hợp đồng mức giá ngang bằng hoặc cao hơn chút đỉnh so với giá UBND tỉnh, Thành phố quy định. Như thế sẽ được nộp thuế thấp hơn số thực tế phải nộp. Kết quả là, cả đôi bên mua bán đất cùng có lợi, chỉ riêng Nhà nước chịu thất thu thuế.

con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau” thì được miễn thuế TNCN. Lợi dụng quy định này, nhiều trường hợp đã sử dụng mối quan hệ bắc cầu để trốn thuế. Cụ thể, hai chị em dâu chuyển nhượng bất động sản cho nhau là đối tượng phải nộp thuế. Nhưng để lách luật, người chị dâu làm thủ tục chuyển nhượng cho bố chồng, sau đó bố chồng lại chuyển nhượng tiếp cho người em dâu. Cả hai lần chuyển nhượng này đều thuộc đối tượng được miễn thuế. Thế là từ việc phải nộp thuế, hai chị em dâu chịu khó đi vòng, chuyển nhượng bắc cầu để tránh phải nộp thuế.

Thứ tư, vướng mắc xung quanh quy định yêu cầu cá nhân khi thực hiện chuyển nhượng cổ tức bằng cổ phiếu phải có trách nhiệm kê khai lại với cơ quan thuế nơi cư trú để được tính thuế. Quy định này rất khó thực hiện vì cổ phiếu do cá nhân quản lý và thực hiện giao dịch, họ bán vào thời gian nào, cơ quan thuế không thể theo dõi và kiểm soát được.

Thứ năm,một số mẫu tờ khai các chỉ tiêu kê khai còn thiếu hoặc chưa phù hợp, do đó cơ quan thuế khó có thể phân tích, đánh giá việc chấp hành chính sách thuế của tổ chức chi trả thu nhập và cá nhân thuộc đối tượng chịu thuế.

Phạm vi điều chỉnh chưa bao quát và áp dụng chưa đồng bộ, thống nhất đối với các nguồn thu nhập. Hiện nay, thu nhập của cá nhân được hình thành chủ yếu từ lao động, kinh doanh, đầu tư gián tiếp, chuyển nhượng bất động sản và các loại thu nhập khác (quà biếu, quà tặng, thừa kế, bản quyền, phát minh, sáng chế…). Trong đó, các loại thu nhập từ lao động, kinh doanh và chuyển nhượng bất động sản được áp dụng các chính sách thuế khác nhau. Các khoản thu nhập của cá nhân từ đầu tư gián tiếp như lãi tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ tức, lãi vốn tạm thời chưa thu thuế; trong khi đó một trường hợp các khoản thu nhập khác như thu nhập từ chuyển nhượng tài sản (các loại chứng khoán, bất động sản), quà tặng, thừa kế… quản lý thu kém hiệu quả; Các hoạt động giao dịch thanh toán bằng tiền mặt mỗi khi mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ trên thị trường hiện nay khá phổ biến và phức tạp. Việc giao dịch bằng tiền mặt nhiều dẫn đến khó kiểm soát được thu nhập, nhất là thu nhập của cá nhân kinh doanh sẽ dẫn tới việc xác định thuế. Điều này không đảm bảo tính công bằng, hiệu quả của thuế và không phù hợp với thông lệ quốc tế về thuế thuế TNCN.

Đấy là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức động viên từ thuế, thuế TNCN ở nước ta còn khá thấp so với các nước đang phát triển khác.

Chính vì những hạn chế trong quy định về thu nhập tính thuế, tầm bao quát của thuế TNCN ở Việt Nam đã bị thu hẹp rất nhiều về số thu cũng như số người nộp thuế. Cho đến nay thuế TNCN vẫn chưa thể phát huy được hết những vai trò và chức năng của mình. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay khoảng 450 USD nên tỷ lệ người nộp thuế nhỏ nhưng nguyên nhân quan trọng là tầm bao quát của chính sách thuế còn hẹp.

* Về cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin hạn chế

Việc thiếu thốn về cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin hạn chế cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc của bộ phận "một cửa" nơi có hàng ngàn hộ kinh doanh cá thể, việc cấp mã số thuế TNCN cũng bị ách tắc do phần mềm kê khai tự động thường xuyên bị nghẽn, mà phần mềm kê khai kế toán thuế, quản lý hộ kinh doanh cá thể cũng chưa ứng dụng được hoặc bị lỗi. Để khắc phục, cán bộ thuế phải giải quyết theo cách thủ công. Tuy nhiên việc ghi chép thủ công này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro. Việc ách tắc cũng thường xảy ra tại bộ phận "một cửa liên thông".

* Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế chưa thực sự phát huy được hiệu quả.

Ngành thuế Việt Nam hiện nay cũng đã xác định được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, giáo dục thuế sâu rộng. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến vẫn chưa thực hiện thường xuyên mà vẫn chỉ mang tính chất phong trào.

* Về công tác thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân

+ Những khó khăn phải đối mặt khi triển khai Luật Thuế TNCN đối với các cá nhân kinh doanh không phải là nhỏ. Như một đặc điểm mang tính cố hữu, đại bộ phận những cá nhân kinh doanh đều không thực hiện chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, mà nếu có thực hiện cũng không đúng quy định, mặc dù thực tế có quy định quyền và nghĩa vụ của cơ quan thuế, người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhưng trên thực tế phát sinh nhiều vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ quan thuế, đặc biệt là vấn đề xác định thu nhập, quyền định đoạt tài sản, thu hồi giấy phép kinh doanh trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế, các quy định về khiếu nại, tố cáo. Hơn nữa, trong điều kiện thanh toán tiền mặt vẫn là phương thức giao dịch kinh tế chủ yếu ở nước ta, đối với hộ kinh doanh càng phổ biến hơn, thì việc kiểm soát

phổ biến đối với các cá nhân có nhiều nguồn thu nhập, cá nhân hành nghề tự do (ca sĩ, nghệ sĩ, như ca sĩ, giáo viên dạy ngoại ngữ, luật sư, người nước ngoài, người cung cấp các dịch vụ tư vấn độc lập…) Bên cạnh đó, việc quản lý gia cảnh đối với cá nhân kinh doanh cũng phức tạp hơn so với người làm công ăn lương. Bởi trong khi quyền lợi về chính trị và kinh tế của người làm công ăn lương gắn tương đối chặt với đơn vị sử dụng lao động thì với cá nhân kinh doanh, mọi quyền lợi có khả năng phát sinh đều không gắn với tổ chức nào, nếu có gắn kết thì cũng rất lỏng lẻo, nên những trường hợp khai gia cảnh và người phụ thuộc không trung thực có thể sẽ không ít. Ngoài ra, trên thực tế có một bộ phận không nhỏ các hộ kinh doanh không có đăng ký kinh doanh nên các căn cứ pháp lý để xác định đối tượng và quản lý thuế cũng rất khó mà tìm được.

+ Quá trình đăng ký thuế TNCN còn nhiều rắc rối khiến người nộp thuế luôn bức xúc. Trên thực tế, các đối tượng đang đăng ký thuế theo Thông tư 85 /2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký thuế theo Luật Quản lý thuế. Theo thông tư này, các cá nhân thu nhập từ tiền lương, tiền công có thu nhập cao sẽ đăng ký theo Thông tư 85/2007/TT-BTC, còn từ ngày 1/1/2009, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ chuyển sang kê khai theo quy định tại Thông tư 84/2008/TT-BTC bởi Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành cũng có hiệu lực thi hành tại thời điểm trên. Về nguyên tắc, việc đăng ký thuế theo Luật thuế TNCN chỉ thực hiện từ ngày 1/1/2009. Đây đang là giai đoạn giao thời nên về phía cơ quan thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp cho phép vận dụng theo mẫu và thủ tục hồ sơ theo Thông tư 84/2008/TT-BTC để đơn giản, tiết kiệm thời gian và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, do chỉ đạo chưa sát sao nên vẫn còn cách làm mỗi nơi mỗi khác, gây bức xúc cho người dân. Có thể cơ quan thuế cấp trên muốn linh động, tạo điều kiện thông thoáng, nhưng cán bộ thuế cấp dưới chỉ biết làm đúng theo quy trình, quy định.

* Công tác thanh tra thuế thu nhập cá nhân

Ở Việt Nam hiện nay, công tác thanh tra thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng vẫn chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả còn thấp. Trình độ cán bộ thanh tra còn hạn chế không kịp thời với những hành vi trốn thuế tinh vi như hiện nay.

3.1.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, là do hệ thống pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn còn chưa hoàn thiện, có những nội dung còn chưa sát với thực tế quản lý thu thuế tại Việt Nam, nên còn gây ra những hạn chế trong việc tận thu vào ngân sách nhà nước.

Chẳng hạn như theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm Thông tư 84/2008, Thông tư 62/2009 và Thông tư 161/2009 và Công văn 3929 ngày 24-9-2009 của Tổng cục Thuế về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản đều không quy định quyền được lựa chọn thuế suất mà phải theo nguyên tắc: Nếu đủ điều kiện xác định được thu nhập chịu thuế (thu nhập thuế bằng giá chuyển nhượng trừ đi giá vốn và các chi phí hợp lệ) thì áp dụng thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế, nếu không xác định được giá vốn hoặc xác định không đúng giá vốn tại thời điểm mua thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Tuy nhiên, tùy mỗi nơi lại áp dụng một kiểu thu khác nhau. Nếu như ở Hà Nội, người nộp thuế được lựa chọn áp dụng thuế suất theo mức 2% hoặc 25%, thì ở Thành phố Hồ Chí Minh lại phụ thuộc vào cơ quan thuế. Thậm chí mỗi một cơ quan thuế lại áp dụng một mức thuế khác nhau, có cơ quan tính 25% trên giá chênh lệch mua và bán, nhưng có cơ quan lại áp dụng mức thuế 2% trên giá chuyển nhượng hoặc áp đặt sẵn mức thu thuế. Điều đó tạo ra sự không công bằng cho người nộp thuế.(16)

Thứ hai, do trình độ đội ngũ cán bộ thuế thấp sẽ dẫn tới sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đến mọi người dân. Lâu nay Nhà nước buộc người dân phải thực hiện nghĩa vụ thuế nhưng chưa chỉ ra cho họ thấy quyền lợi được hưởng, rằng mỗi con đường, mỗi ngôi trường, bệnh viện, sự an ninh của khu phố… đều từ tiền thuế của dân mà ra. Trình độ đội ngũ cán bộ thuế

thấp cũng dẫn đến những sai phạm trong quá trình quản lý thu thuế: tính thuế, quyết toán thuế…

Đặc biệt trong công tác thanh tra thuế, điều này càng thể hiện rõ ràng hơn. Thủ đoạn trốn thuế hiện nay ngày càng tinh vi, phức tạp. Trình độ cán bộ thuế còn nhiều hạn chế thì không thể phát hiện ra những sai phạm của đối tượng bị thanh tra.

Trong những năm gần đây ngành thuế đã tập trung đào tạo kiến thức cơ bản cho cán bộ của ngành nhưng mới chỉ dừng lại ở việc gửi cán bộ đi học tại các trường đại học và trung học chứ chưa chuyên sâu về nghiệp vụ thuế và các kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch công chức nhà nước quy định. Ngành thuế đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nhưng mới chỉ tập trung vào một số cán bộ chủ chốt, chưa làm được nhiều và thường xuyên đối với đội ngũ đông đảo cán bộ trực tiếp quản lý ở các

địa phương. Đối với thuế thu nhập cá nhân thì luôn có chỉnh sửa thì việc đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ thuế lại càng trở nên quan trọng. Vì vậy, trình độ chuyên môn của cán bộ thuế ở cấp cơ sở còn thấp. Nhiều cán bộ chưa nắm được kiến thức cơ bản về luật thuế ngay trong lĩnh vực chuyên môn mình đảm nhận.

Thứ ba, ở Việt Nam hiện nay, quá trình thanh toán tiền bằng tiền mặt vẫn là chủ yếu nên đã gây khó khăn cho cán bộ thuế trong công tác kiểm tra thu nhập của đối tượng lao động. Cơ quan thuế khó có thể xác minh và thẩm tra những kê khai về thu nhâp của đối tượng nộp thuế một khi thu nhập người lao động dưới hình thức tiền mặt,

Một phần của tài liệu uận văn tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân Bạn đang phân vân trong một đống tài liệu mà chưa tìm được tài liệu và đề tài phù hợp với bài luận văn tốt nghiệp sắp tới của mình? Bạn có thể tham khảo bài luận văn tốt nghiệ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)