5. Kết cấu của đề tài
3.3.12. Tam ngưng đánh thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán
Việt Nam là một nước đang phát triển với thị trường chứng khoán còn non trẻ, vốn hóa thị trường còn thấp, khoảng 20% GDP so với bình quân 50% GDP của các nước trong khu vực. Việc đánh thuế thu nhập cá nhân chứng khoán sẽ không khuyến khích được các nhà đầu tư tham gia thị trường, điều này sẽ làm trở ngại đến tiến trình cổ phần hóa (vốn đã đang bị đình trệ) và đặc biệt là hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, vì vậy, Chính phủ chưa nên đánh thuế, ít nhất là cho đến khi thị trường đã tương đối phát triển, vốn hóa thị trường đạt khoảng 50% GDP với lý do:
Thứ nhất, vì thuế này kìm hãm sự phát triển kinh tế như đề cập ở trên. Hơn nữa mục tiêu của Chính phủ không phải là để thu được nhiều ngân sách nhất mà là thu được một lượng ngân sách vừa đủ trong khi vẫn khuyến khích nền kinh tế tăng trưởng cao nhất. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cứ 1 USD tăng thêm từ tăng thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán thì 10 USD GDP bị mất đi.
Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân lãi vốn (trong đó có chứng khoán) chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với nguồn thu ngân sách (thường chỉ khoảng 7%), trong khi nếu bỏ thuế này thì nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn và nguồn thu ngân sách cũng tăng mạnh hơn, thậm chí lớn hơn nhiều so với khoản thu từ thuế thu nhập cá nhân từ chứng khoán.
Thứ ba, bản thân thuế thu nhập cá nhân chứng khoán là một loại thuế kép, không công bằng vì Chính phủ đã đánh thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc đánh thuế trên thu nhập chứng khoán và cổ tức về bản chất là sự đánh thuế hai lần trên thu nhập đầu tư, do đó cần bị loại bỏ.
Chính vì những nguyên nhân trên mà hiện nay nhiều nhà kinh tế học trên thế giới đang thuyết phục Chính phủ của họ giảm hoặc xóa loại thuế này.
Mặt khác, chính sách thuế thu nhập chứng khoán của Việt Nam (Thông tư số 84/2008/TT-BTC) chưa được hoàn thiện, còn nhiều bất cập, và đặc biệt là chưa khuyến khích được nhà đầu tư.