Bảng giá hiện hành của các loại gạo

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của công ty cổ phần xnk nông sản thực phẩm an giang trong năm 2015 (Trang 64 - 65)

Giá gạo xuất khẩu thường không có giá cố định như các mặt hàng khác. Giá gạo xuất khẩu phụ thuộc vào những yếu tố nhưnhu cầu thị trường, điều kiện cạnh tranh, qui định của chắnh phủ,Ầ

Hiệp hội lương thực Việt Nam căn cứ vào qui định của chắnh phủ: Thông tư 89/2011/TT-TBC của Bộ Tài chắnh. Tắnh toán và đề xuất giá sàn gạo phân bố cho các Thương nhân theo qui định của Luật Thương mại có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 của Chắnh phủ. Giá sàn đề xuất của một loại gạo nhất định, Thương nhân dựa vào giá sàn đề xuất triển khai ra cho các loại gạo còn lại tùy theo năng lực của từng doanh nghiệp.

Theo qui định đối với các hợp đồng tập trung,Công ty AFIEX không trực tiếp kắ hợp đồng đấu thầu mà thông qua Công ty đầu mối được giao nhiệm vụ nên giá hợp đồng xuất khẩu là giá được VFA thống nhất trước khi đấu thầu. Sau khi trúng thầu giá gạo xuất khẩu cho Công ty là giá theo hợp đồng xuất khẩu trừ đi phắ ủy thác cho doanh nghiệp đầu mối.

53

Bảng 4.9 Giá gạo xuất khẩu bình quân của Công ty AFIEX trong 6 tháng đầu năm 2014

Đơn vị tắnh: USD/tấn

Gạo 5% tấm Gạo 15% tấm Gạo 25% tấm

Châu á 376 388 370

Châu Phi 381 -

Giá bình quân 379 388 370

Nguồn: Số liệu xuất khẩu gạo của Công ty AFIEX trong 6 tháng năm 2014

Điều dễ thấy là giá gạo 15% tấm lại có giá bình quân 388 USD/tấn lại cao hơn gạo 5% tấm, do gạo 15% tấm thường xuất phát từ thị trường Philipines, Indonesia theo hợp đồng tập trung giữa 2 chắnh phủ thường có giá cao hơn hợp đồng thương mại. Giá hợp đồng thường do Hiệp hội Lương thực Việt Nam hướng dẫn đưa ra và giá xuất khẩu theo hình thức ủy thác do hai Công ty Vinafood 1 và 2 đại diện ký kết hợp đồng.

Đối với thị trường châu Phi, giá xuất khẩu có phần cao hơn so với châu Á, bởi Công ty xuất khẩu sang thị trường châu Phi dưới hình thức xuất khẩu trực tiếp là chắnh.

So với thị trường gạo thế giới giá gạo của Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng thấp hơn rất nhiều so với những đối thủ như Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia, Pakistan về gạo cấp cao lẫn cấp thấp. Đây là một lợi thế cạnh tranh của Công ty, nhưng nói về lâu dài thì đây là thách thức của Công ty trong việc xây dựng thương hiệu và thoát khỏi hình ảnh gạo giá rẻ để tấn công các thị trường gạo cấp cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu. Ngoài ra với giá rẻ Việt Nam đang đứng trước khả năng bị kiện bởi Mỹ, Ủy ban Tài chắnh và Thuế vụ thuộc Hạ viện Mỹ đã đại diện không chắnh thức cho Hiệp hội Các nhà sản xuất gạo Mỹ (USRPA) nộp đơn lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) yêu cầu thực hiện điều tra về tình hình cạnh tranh của gạo nhập khẩu đối với ngành gạo nước ta.

4.2.3 Chắnh sách phân phối

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của công ty cổ phần xnk nông sản thực phẩm an giang trong năm 2015 (Trang 64 - 65)