Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của công ty cổ phần xnk nông sản thực phẩm an giang trong năm 2015 (Trang 39)

THÁNG 6 NĂM 2014

Bảng 3.1 Kết quả HĐKD của Công ty AFIEX từ năm 2011 đến năm 2013 Đơn vị tắnh: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh 2012/2011 (%) So sánh 2013/2012 (%) DT BH và CCDV 2.029.760 2.360.965 1.746.583 16,3 (26,0) Các khoản giảm trừ DT 10.799 12.325 13.983 14,1 13,5 DT thuần BH và CCDV 2.018.961 2.348.640 1.732.600 16,3 (26,2) Giá vốn hàng bán 1.869.584 2.227.223 1.637.119 19,1 (26,5) LN gộp về BH và CCDV 149.378 121.416 95.481 (18,7) (21,4) DT HĐTC 34.940 23.177 31.796 (33,7) (37,2) CP TC 52.732 50.285 51.313 (4,6) (2,1)

Trong đó: Chi phắ lãi vay 46.380 42.110 36.788 (9,2) (12,6)

CP BH 71.985 85.720 71.122 19,1 (17,0) CP QLDN 8.650 12.463 12.303 44,1 (1,3) LN thuần từ HĐKD 50.951 (3.875) (7.460) (107,6) (92,5) Thu nhập khác 4.023 18.574 10.720 361,7 (42,3) Chi phắ khác 2.923 1.331 2.281 (54,5) 71,4 LN khác 1.100 17.243 8.439 1466,9 (51,1) Tổng LN kế toán trước thuế 52.052 13.368 979 (74,3) (92,7) CP thuế thu nhập DN 11.470 2.439 (78,7) (100,0)

LN sau thuế thu nhập DN 40.582 10.929 979 (73,1) (91,0)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty AFIEX từnăm 2011 đến tháng 6

năm 2014

Từ năm 2011 đến năm 2013 có nhiều biến động về doanh thu, chi phắ và lợi nhuận. Doanh thu biến động không ổn định nhưng xu hướng chắnh là giảm doanh thu, để đảm bảo lợi nhuận nên Công ty đã tiết kiệm chi phắ nhưng lợi nhuận vẫn sụt giảm rất nhiều so với những năm trước.

Năm 2011, doanh thu thuần BH và CCDV đạt hơn 2.029 tỷ đồng trong đó có thể thấy giá vốn hàng bán chiểm hơn 1.869 tỷ đồng do chi phắ vận chuyển hàng xuất khẩu tăng cao, giá nguyên liệu biến động khó dự đoán, nguồn cung lại khan hiếm nên lợi nhuận gộp chỉ còn khoảng 149 tỷ đồng.

28

Ngoài ra, các chi phắ tài chắnh, chi phắ bán hàng, chi phắ QLDN còn khá cao khiến lợi nhuận thuần chỉ còn khoảng 51 tỷ đồng do chi phắ vốn tăng do lãi suất vốn vay và chi phắ sản xuất ở mức cao trong khi giá bán không thể tăng tương ứng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế chỉ còn khoảng 40,6 tỷ đồng cao nhất trong 3 năm phân tắch. Trong năm 2011 kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn suy thoái, khủng hoảng tài chắnh và nợ công ở châu Âu lan rộng, các giải pháp kiểm soát tiền tệ làm suy giảm sức mua. Ngoài ra biến động ở Bắc Phi, Trung Đông ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo và cá của Công ty. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động kinh doanh của Công ty lại đạt được kết quả tắch cực, các lĩnh vực hoạt động đều tăng trưởng khả quan nổi bật nhất là lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi thú y.

Năm 2012, doanh thu thuần từ BH và CCDV đạt gần 2.349 tỷ đồng tăng 16,3% so với năm 2011 nhưng do giá vốn hàng bán chiếm hơn 2.227 tỷ đồng tăng hơn 19,1% so với năm 2011 nên lợi nhuận gộp chỉ còn 121,5 tỷ đồng giảm 18,7% so với năm 2011. Do năm 2012 giá nguyên liệu nhập khẩu và chi phắ đầu vào (điện nước, vật tư, bao bì, cước vận chuyển,Ầ ) tăng mạnh ảnh hưởng đến giá thành sản xuất. Hơn thế, năm 2012 doanh thu từ hoạt động tài chắnh giảm hơn 33% so với năm 2011, trong khi chi phắ BH tăng 19% và chi phắ QLDN tăng 44% so với năm 2011 khiến cho lợi nhuận thuần HĐKD ở mức âm gần 3,9 tỷ đồng giảm 107,6% so với năm 2011. Nhưng do thu nhập khác của Công ty đạt hơn 18,5 tỷ đồng tăng 361% so với năm 2011 (thu nhập từ hoạt động đầu tư vào Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn và thu được từ các khoản nợ khó đòi của Công ty). Cho nên lợi nhuận sau thuế còn được gần 11 tỷ giảm hơn 73% so với năm 2011.Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty sụt giảm mạnh ở năm 2012 là do tình hình khó khăn chung của ngành gạo và thủy sản dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về giá giữa các nước xuất khẩu gạo (Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam,Ầ), Công ty phải chấp nhận giá bán và lợi nhuận thấp để duy trì thị trường. Đặc biệt cạnh tranh trong ngành cá tra khiến giá xuất khẩu giảm liên tục, phải bán theo giá thị trường dù dưới giá thành sản xuất.

Đáng chú ý nhất là năm 2013, cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm trầm trọng, doanh thu thuần từ BH và CCDV chỉ còn 1.746,6 tỷ đồng giảm 26,2 % so với năm 2012 và lợi nhuận gộp đạt 95,5 tỷ đồng chỉ giảm 21,4% so với năm 2012 thấy rằng Công ty đã rút kinh nghiệm từ năm 2012 để tiết kiệm có hiệu quả để giảm giá thành sản xuất, đồng thời kiểm soát chặt chẽ và tiết kiệm các chi phắ để ổn định lợi nhuận của Công ty trong hoàn cảnh khó khăn này. Tuy vậy, nhưng lợi nhuận thuần từ HĐKD tiếp tục âm 7,5 tỷ đồng. Đồng thời lợi nhuận khác chỉ còn 8,4 tỷ đồng giảm 51% so với năm 2012 nên lợi nhuận

29

trước và sau thuế của Công ty chỉ có 979 triệu đồng giảm hơn 91% so với năm 2012. Đây là năm khó khăn đáng chú ý nhất của Công ty, hoạt động xuất khẩu gạo gặp khó khăn lớn về thị trường và giá bán. Các thị trường thương mại liên tục bị sức ép cạnh tranh đến từ Ấn Độ, Pakistan và Thái LanẦ , các thị trường truyền thống như Philipine, Indonesia, Malaysia hướng đến chắnh sách tự túc lương thực, nên sụt giảm về sức mua, do chấp nhận cạnh tranh để bán nên kinh doanh không hiệu quả. Tiếp tục chịu sự cạnh tranh trong ngành cá tra làm giá xuất khẩu giảm liên tục, Công ty chủ yếu tập trung đẩy mạnh tiêu thị hàng tồn kho kết hợp với giải pháp gia công để xử lý khó khăn trước mắt. Từ những khó khăn đó đã làm cho hiệu quả kinh doanh của Công ty không mang lại hiệu quả.

Từ kết quả hoạt động kinh doanh trên đem lại kết quả là lãi cơ bản trên cổ phiếu liên tục giảm mạnh từ năm 2011 đến năm 2013 được thể hiện qua hình dưới đây.

Nguồn: Báo cáo kết quảHĐKD của Công ty AFIEX từnăm 2011 đến năm 2013 Hình 3.2 Lãi cơ bản trên cổ phiếu của Công ty AFIEX từ năm 2011 đến 2013

Từ kết quả hoạt động kinh doanh trên hình 3.2 cho thấy rằng lợi nhuận sau thuế của công ty giảm dần qua các năm, đương nhiên hệ quả sẽ là lãi cơ bản trên cổ phiếu cũng giảm dần qua các năm.

Xét trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013, có thể thấy rằng lãi trên cổ phiếu của năm 2013 là cao nhất đạt 1159 đồng/cổ phiếu do lợi nhuận sau thuế của công ty đạt hơn 40 tỷ đồng.

Đến năm 2012, lãi cơ bản trên cổ phiếu chỉ còn 312 đồng/ cổ phiếu, giảm 847 đồng/cổ phiếu. Năm 2012 công ty thua lỗ trong hoạt động bán hàng, nên lợi nhuận sau thuế giảm sút chỉ khoảng 11 tỷ đồng, chỉ bằng 27% so với năm 2011.

30

Năm 2013, một năm đầy khó khăn của công ty trong hoạt động kinh doanh, lãi cơ bản giảm đến mức đáng báo động, lãi cơ bản trên cổ phiểu chỉ đạt 28 đồng/ cổ phiếu, giảm 91% so với năm 2012 và giảm hơn 97,5% so với năm 2011. Thua lỗ trong hoạt động bán hàng, chi phắ tăng cao khiến cho lợi nhuận sau thuế giảm mức trầm trọng chỉ còn 978 triệu đồng, giảm đáng kể so với năm 2012 và năm 2011.

Nhìn chung trong năm 2012, năm 2013 Công ty gặp nhiều khó khăn do biến động thị trường truyền thống như Philipine, Indonesia, Malaysia giảm sức mua đồng thời chịu áp lực cạnh tranh từ các đối thủ như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan,.. gây sức ép về giá xuất khẩu của Công ty làm cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, lãi trên cổ phiểu rất thấp gần như bằng không. Công ty cần có những biện pháp hiệu quả và tắch cực để cải thiện lãi cơ bản trên cổ phiếu để củng cố lòng tin của các cổ đông.

Bảng 3.2 Kết quả HĐKD của Công ty AFIEX 6 tháng đầu từ 2012 đến 2014 Đơn vị tắnh: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 6 tháng 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 (%) (%) DT BH và CCDV 1.117.567 905.309 722.373 (19,0) (20,2) Các khoản giảm trừ DT 7.650 6.556 5.302 (14,3) (19,1) DT thuần BH và CCDV 1.109.918 898.752 717.071 (19,0) (20,2) Giá vốn hàng bán 1.029.643 848.451 676.611 (17,6) (20,3) LN gộp về BH và CCDV 80.275 50.301 40.460 (37,3) (19,6) DT hoạt động TC 11.631 17.940 11.849 54,2 (33,9) Chi phắ TC 26.305 28.565 17.976 8,6 (37,1) Gồm: CP lãi vay 22.886 19.809 10.197 (13,4) (48,5) Chi phắ BH 37.970 38.094 32.512 ,3 (14,7) Chi phắ quản lắ DN 4.411 5.179 4.188 17,4 (19,1) LN thuần HĐKD 23.219 (3.597) (2.367) (115,5) (34,2) Thu nhập khác 5.665 5.090 3.210 (10,1) (36,9) Chi phắ khác 300 1.052 603 250,4 (42,7) Lợi nhuận khác 5.364 40.383 2.606 652,8 (93,6) Tổng LN kế toán trước thuế 28.584 442 240 (98,5) (45,8) CP thuế thu nhập DN 6.303 (100,0)

LN sau thuế thu nhập

DN 22.281 442 240 (98,0) (45,8)

31

Theo bảng thống kê thì 6 tháng đầu năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịchvụ đạt được 1.117,6 tỷ đồng, đến năm 2013 chỉ còn 905 tỷ đồng giảm hơn 2012 19% và tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2014 chỉ còn 722 tỷ đồng (giảm hơn 20,2% so với năm 2013). Qua đó, cho ta thấy tình hình kinh doanh của công ty có chiều hướng suy giảm. Chủ yếu do các nguyên nhân khách quan từ diễn biến bất lợi của thị trường ảnh hưởng đến hai lĩnh vực kinh doanh gạo, cá.

Đối với các khoản giảm trừ doanh thu do hàng bán bị trả lại hay phải giảm giá hàng bán do lỗi sản phẩm. Các khoản này được khắc phục qua các năm . Năm 2013 giảm hơn 14,3% so với năm 2012 và năm 2014 giảm 19% so với năm 2013. Vì vậy, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng không chênh lệch lớn.

Giá vốn hàng bán cũng không tăng hay giảm nhiều so với năm 2012. Nhưng do giá vốn hàng bán khá cao nên dẫn đến làm giảm lợi nhuận gộp.

Chi phắ hoạt động của công ty năm 2013 tăng hơn năm trước gồm chi phắ bán hàng tăng nhẹ không đáng kể nhưng chi phắ QLDN tăng 17,4% so với năm 2012. Nhưng đến đầu năm 2014 chi phắ có phần thuyên giảm so với năm 2013, như chi phắ bán hàng giảm14,6%, chi phắ QLDN giảm 19,1%, chi phắ tài chắnh giảm 37% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân hàng loạt chi phắ giảm là do doanh thu từ các hoạt động này giảm. Sau khi khấu trừ các chi phắ thì lợi nhuận trước thuế cũng sụt giảm qua các năm.

Vì vậy, nếu chỉ xét trong phạm vi 3 năm hoạt động như trên, ta thấy rõ tình hình hoạt động của công ty liên tục gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả.

3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓA KHĂN CỦA CÔNG TY CP XNK NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN GIANG

3.5.1 Thuận lợi của công ty

Công ty kinh doanh đa ngành và phát triển 3 lĩnh vực kinh doanh chắnh, phát huy được lợi thế khép kắn và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh lương thực, thức ăn chăn nuôi và thủy sản đông lạnh. Từ đó hạn chế được rủi ro và khắc phục những bất lợi của thị trường đồng thời bù đắp bổ sung về doanh thu cho công ty.

Chủ động trong chiến lược dự trữ nguyên liệu, phát triển thị trường và sản phẩm, duy trì được hiệu quả cao trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Tỷ giá trong năm ổn định tạo thuận lợi cho khâu nhập khẩu.

Công ty là hội viên của nhiều tổ chức như: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VIETFOOD),

32

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam (VFA), Hiệp hội Nghề nuôi & Chế biến Thủy sản An Giang (AFA). Nắm bắt kịp thời những biến đổi của thị trường, thảo luận học hỏi kinh nghiệm và ý tưởng hạn chế rủi ro.

An Giang, một trong những tỉnh trồng lúa lớn ở ĐBSCL, với diện tắch trồng lúa 262.286,21 ha và chăn nuôi thủy sản khá nhiều. Nguồn nguyên liệu ổn định cho việc chế biến và kinh doanh các mặt hàng của công ty.

Những chắnh sách hỗ trợ, thưởng xuất khẩu của Nhà nước đối với mặt hàng gạo, thủy sản góp phần kắch thắch hoạt động kinh doanh của công ty

Được sự quan tâm, hỗ trợ của UBND tỉnh, Sở Nông Nghiệp, các ngành, các cấp, các cơ quan quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoàn thành nhiệm vụ.

3.5.2 Khó khăn của công ty

Do diễn biến bất lợi của thị trường, nhiều lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, nhất là xuất khẩu. Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu 2 mặt hàng gạo, cá không đạt kế hoạch và giảm rất nhiều so với những năm trước. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Kinh doanh lương thực giảm sút mạnh do nhu cầu của thị trường yếu, cạnh tranh gay gắt về nguồn cung và giá bán từ các nước xuất khẩu trong khu vực làm ảnh hưởng đên giá cả xuất khẩu.

Công tác dự báo phân tắch thông tin thị trường chưa mạnh. Chưa chủ động trong kinh doanh, Công ty chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức trực tiếp, riêng mặt hàng gạo có một số lượng thông qua ủy thác xuất khẩu chủ yếu từ các hợp đồng tập trung nên sự đa dạng về thị trường còn yếu.

33

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO TỪ NĂM 2011 ĐẾN ĐẦU NĂM 2014 VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO GẠO

XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP XNK NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN GIANG

4.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY AFIEX TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2014

4.1.1 Theo kim ngạch và sản lượng

Bảng 4.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty AFIEX từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014

Chỉ tiêu Đơn vị

tắnh Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu 2014 Sản lượng Tấn 142.068,4 114.235,4 56.100,4 20.526,4 Kim ngạch USD 66.545.437 48.714.513 21.423.147 7.772.139

Giá bình quân USD/Tấn 468,4 426,4 381,9 378,6

Nguồn: Số liệu XK gạo của Công ty AFIEX từnăm 2011 đến tháng 6 năm 2014

Nguồn: Số liệu XK gạo của Công ty AFIEX từnăm 2011 đến tháng 6 năm 2014 Hình 4.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty AFIEX từ năm

2011 đến tháng 6 năm 2014

Để thấy rõ được tình hình xuất khẩu gạo của Công ty ta cần phân tắch kim ngạch và sản lượng xuất khẩu gạo của Công ty qua các năm.Quan sát bảng số liệu và hình trên, ta có thể nhận thấy tình hình xuất khẩu gạo của công ty AFIEX từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 suy giảm rõ rệt về sản lượng đồng thời giá xuất khẩu giảm liên tục làm cho kim ngạch giảm rất mạnh.

142,1 114,2 56,1 20,5 66,5 48,7 7,8 21,4 0 40 80 120 160

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng 2014 Nghì n tấn 0 20 40 60 80

Tri ệu USD

Sản lượng Kim ngạch

34

Năm 2011, năm đầu tiên bước vào hoạt động với hình thức Công ty CP cũng là năm Công ty xuất khẩu gạo cao nhất trong các năm với sản lượng hơn 142 nghìntấn gạo và thu về kim ngạch là 66.55 triệu USD cho Công ty. Năm 2011 cũng có thể coi là năm giá gạo trung bình có giá trị cao nhất khoảng 468 USD/ tấn.

Đến năm 2012, kim ngạch và sản lượng xuất khẩu gạo có sự sụt giảm rõ rệt, chỉ còn hơn 114 nghìn tấn gạo giảm 19,6 % , hơn thế kim ngạch còn giảm trầm trọng hơn chỉ còn khoảng 48,7 triệu USD giảm đến 26,8 % so với năm 2011. Lượng kim ngạch giảm khá nhiều so với sản lượng là vì giá gạo sụt giảm khá mạnh do thị trường gạo cạnh tranh khá gay gắt với Ấn Độ, Thái Lan, Ầ với nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước Châu Á cũng giảm. Giá gạo bình quân của năm 2012 chỉ còn 426 USD/ tấn giảm 42 USD/ tấn.

Năm 2013, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty tiếp tục giảm đến mức báo động. Sản lượng xuất khẩu chỉ còn khoảng 56 nghìn tấn giảm gần 51% so với năm 2012 và giảm hơn 60% so với năm 2011. Về kim ngạch xuất khẩu chỉ còn khoảng 21,4 triệu USD giảm 56% so với năm 2012 và giảm 67,8% so với năm 2011. Do lượng cung trên thị trường tăng mạnh từ

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của công ty cổ phần xnk nông sản thực phẩm an giang trong năm 2015 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)