Thị trường xuất khẩu chắnh của Công ty là Philipine, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và một số nước châu Phi, đồng thời nước ta nằm ngay bán đảo Đông Dương nên giao thông vận tải biển rất thuận lợi cho việc xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo là hoạt động vận chuyển với số lượng rất lớn nên vận chuyển bằng đường sông và đường biển là chắnh. Gạo xuất khẩu được sản xuất tại xắ nghiệp của Công ty, sau đó được bốc xếp lên tàu thuê từ các công ty dịch vụ rồi vận chuyển đến Cảng Sài Gòn, TP.HCM. Công ty chịu chi phắ, trách nhiệm cho đến khi hàng xuất khẩu bốc xếp lên mạn tàu chỉ định của khách hàng.
4.2.3.4 Hoạt động chiêu thị
Trong những năm gần đây, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty được chào hàng đến khách hàng bằng cách giới thiệu thông qua trang báo, tạp chắ quốc tế nhưng hoạt động này nằm ở mức hạn chế và chưa mang lại hiệu quả thực sự cho Công ty. Ngoài ra Công ty còn đăng thông tin sản phẩm về chất lượng và chủng loại gạo lên Website của Công ty và thông qua các Hiệp hội.
56
Bên cạnh đó với chắnh sách xúc tiến thương mại quốc tế, Công ty cũng có quan tâm nhưng mức độ chưa cao thể hiện qua Công ty chỉ thỉnh thoảng tham gia các hội chợ quốc tế. Thực tế, theo GS Võ Tòng Xuân, Cục xúc tiến thương mại của Campuchia đã giúp 8 công ty xuất khẩu gạo tham gia hội chợ ở Thái Lan trong khi các doanh nghiệp Việt Nam vắng bóng. Gạo Campuchia được thế giới chú ý thông qua hội chợ và khách hàng đến rất đông để ký hợp đồng, mặc dù hợp đồng chỉ vài chục nghìn tấn nhưng có chất lượng.
Do hạn chế về tài chắnh cũng như giảm thiểu những rủi ro trong thương mại nên hoạt động xúc tiến thương mại của Công ty chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức. Đồng thời, một phần Gạo Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế, nên nhưng hoạt động xúc tiến thương mại của Công ty vẫn chưa mang lại hiệu quả.
Nguồn: www.afiex.com
Hình 4.7 Website chắnh của Công ty AFIEX
Trên Website chắnh của Công ty có hẵn chế độ tiếng Anh phục vụ nhu cầu xuất khẩu với đường dẫn www.afiex.com. Màu sắc chủ đạo của trang là màu xanh da trời nhẹ nhàng mà ưa nhìn qua đó thể hiện trách nhiệm, sự đảm bảo của Công ty về sản phẩm từ đó nói lên sự đáng tin cậy của Công ty đối với khách hàng. Có thể tìm thấy thông tin về Công ty, sản phẩm kinh doanh đồng thời đối tác có thể tìm hiểu về tình hình tài chắnh của Công ty ngay trên trang chủ. Công ty đã tận dụng thế mạnh của Internet vào hoạt động kinh doanh, khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến thông qua các đơn đặt hàng điện tử do Công ty thiết kế.
Trên website của Công ty có danh mục sản phẩm dành cho nội địa và xuất khẩu. Về xuất khẩu gạo, có catologe điện tử giới thiệu về những chủng
57
loại gạo xuất khẩu kèm theo là những chỉ tiêu về chất lượng bằng tiếng Anh cho khách hàng tham khảo và lựa chọn.
Nguồn: Nguồn: Website chắnh www.afiex.com của Công ty AFIEX
Hình 4.8 Catologe giới thiệu những mặt hàng gạo xuất khẩu của Công ty AFIEX
Nguồn: Website chắnh www.afiex.com của Công ty AFIEX
58
Nguồn: Trang mạng xã hội video Youtube
Hình 4.10 Đoạn Video giới thiệu về Công ty AFIEX trên Youtube
Nguồn: Cục xúc tiến thương mại Việt Nam
Hình 4.11 Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên Ờ An Giang 2014 Những hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh Công ty và sản phẩm còn hạn chế, chủ yếu ở trong nước là chắnh. Còn trên thị trường quốc tế lại khá hạn chế. Chẳng hạn như Video phóng sự lồng tiếng Việt và Công ty thường tham gia Hội chợ quốc tế do chắnh nước ta tổ chức là chủ yếu, còn của các nước khác thì chỉ thình thoảng.
59
4.3 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY AFIEX KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY AFIEX
4.3.1 Sự biến động của thị trường
Dung lượng gạo trên thịtrường
Dung lương gạo trên thị trường và dự trữ gạo quốc gia là những yếu tố cần quan tâm để nhận định, đưa ra những quyết định xuất khẩu gạo.
+ Trong năm tới nhu cầu nhập khẩu của một số nước sẽ tăng và xuất khẩu gạo của một số nước sẽ giảm đáng kể doFAO ước tắnh dự trữ lượng gạo toàn cầu năm 2015 giảm xuống 177,7 triệu tấn, giảm 2% so với 181,3 triệu tấn năm 2014 do nhiều nước phải sử dụng lượng gạo dự trữ do sản lượng giảm.
+ Dự trữ gạo giảm đáng kể tại Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan. Tuy nhiên, dự trữ gạo tại Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia, Triều Tiên và Việt Nam tăng (FAO, 2014). Đây là một cơ hội cho việc xuất khẩu gạo của Công ty trong năm tới về số lượng cũng như giá xuất khẩu bởi các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Thái Lan giảm đáng kế.
Sự biến động của giá gạo
Theo phân tắch của VFA, năm 2015 gạo Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt với gạo Thái Lan, nhất là thế mạnh của Việt Nam là loại gạo thơm (Jasmine), Thái Lan cũng có 2 giống lúa khác cạnh tranh về chất lượng và giá lại tương đương. Trong năm tới, Công ty phải chịu áp lực cạnh tranh giá cả với Thái Lan, chưa kể để một số nước khác như Pakistan, Ấn Độ. Việc giảm giá gạo không phải là biện pháp tối ưu trong phát triển dài hạn của Việt Nam, giảm giá gạo không mang lại hiểu quả xuất khẩu.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu trong nước biến động theo hướng tăng, hàng xuất qua đường tiểu ngạch được thương lái mua giá cao, trong khi giá xuất khẩu lại phụ thuộc vào thị trường thế giới.
4.3.2 Thị hiếu người tiêu dùng
Thị hiếu người tiêu dùng trên thế giới đang từng bước chuyển sang các loại gạo sạch, ắt sử dụng phân bón hóa học vô cơ.
Ngày nay, kinh tế châu Phi cũng từng bước thoát khỏi khó khăn so với lúc trước nên nhu cầu về chất lượng cũng tăng dần.
Hiện nay thị trường châu Âu và châu Úc và một số nước khác ở châu Á đang đòi hỏi những sản phẩm chất lượng cao như có tỷ lệ tấm thấp, dài, mềm,
60
dẽo, thơm, trắng trong như gạo 3%, 5%, 10% và các mặt hàng gạo thơm Jasmine, gạo Nhật, gạo Tài nguyên,Ầ
Thị trường Singapore còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong khi các chủng loại gạo Việt Nam đều đáp ứng được nhu cầu thị trường này. Ông Nguyễn Hùng Linh, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho biết trong hai ngày làm việc 9-10/6, một số doanh nghiệp Singapore bày tỏ sự quan tâm lớn tới gạo Việt Nam, đặc biệt là ỘJasmine RiceỢ và khẳng định sẽ tiếp tục nhập gạo Việt Nam.
4.3.3 Chất lượng gạo xuất khẩu
Theo một báo cáo của Bộ NNPTNT, những năm gần đây nước ta đã nghiên cứu được hơn 100 giống lúa mới, nhưng đều là những giống thiên về năng suất mà rất hiếm giống chất lượng. Trong khi đó, trên thị trường xuất khẩu, Việt Nam đang phải cạnh tranh trực tiếp với các nước xuất khẩu gạo lớn trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, MyanmarẦ
Một cán bộ của Bộ Công Thương nhận định, trong một vài năm tới, Việt Nam sẽ vẫn gặp khó khăn trong xuất khẩu gạo vì lĩnh vực này đang tồn tại rất nhiều khó khăn do chưa có sự thay đổi đáng kể nào về chất, nhất là trong xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu. Mặc dù Việt Nam đã có mấy chục năm tham gia thị trường xuất khẩu gạo, nhưng lại chỉ ỘbámỢ theo thị trường cấp thấp, chưa có sự điều chỉnh kịp thời sang phân khúc cấp cao nên hầu hết khách hàng đều nhìn gạo Việt Nam thuộc dạng cấp thấp.
Việt Nam đang sở hữu không ắt giống lúa đặc sản, có chất lượng cao và hoàn toàn có thể bán được với giá 700 Ờ 800 USD/tấn.Hiện nay Miền Bắc đang có giống lúa thơm RVT, Thiên ưu 8 có thể làm ra gạo bán được với giá 800 USD/tấn. Ngoài ra, miền Nam cũng đang có nhiều giống lúa chất lượng khác như Jasmine, OM4900 và những giống đặc sản như nàng thơm Chợ ĐàoẦCái khó hiện nay là tổ chức sản xuất bà con nông dân còn rời rạc, theo phong trào.
Nguồn nguyên liệu là yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng sản phẩm, Công ty hiện nay còn thu mua phần lớn lúa gạo từ các thương lái (khoảng 60%sản lượng thu mua). Phần lớn gạo thương lái sẽ trộn nhiều loại lúa vào với nhau rất khó kiếm loại gạo tốt. Chất lượng gạo không đồng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu và dễ bị thua thiệt về giá và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Công ty cũng đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo về chất lượng gạo.
61
4.3.4 Đối thủ cạnh tranh
4.3.4.1 Đối thủ cạnh tranh trong nước
Riêng đối với tỉnh An Giang đã có hơn 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhỏ, trên cả nước có khoảng 44 doanh nghiệp xuất khẩu gạo uy tắn do Bộ Công Thương lựa chọn và công bố. Trong đó có thể xem xét một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Công ty như: Tổng Công ty lương thực Miền Nam (Vinafood 2), Tổng Công ty lương thực Miền Bắc (Vinafood 2), Công ty XNK An Giang,
Vinafood 1 và Vinafood 2 nắm lượng gạo xuất khẩu rất lớn, chiếm hơn 50% thị phần, còn các doanh nghiệp khác không được bao nhiêu. Qua đợt trúng thầu cung cấp 800.000 tấn gạo cho Philippines, cho thấy năng lực của hai tổng công ty này còn nhiều vấn đề phải xem lại. Khâu xúc tiến thương mại, dự đoán thị trường, dự báo giá thầu của hai tổng công ty rất kém.
Bên cạnh đó còn Công ty còn bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp tiềm ẩn có niềm năng kinh doanh trong tương lai như Công ty TNHH Phú Vĩnh, mới thành lập những năm gần đây nhưng lại có những thị trường tương đối cố định.
Mục tiêu hàng đầu của các đối thủ cạnh tranh trong nước là bán được nhiều sản phẩm, tối đa hóa lợi nhuận, giành nhiều thị phần. Nhưng điểm yếu lớn nhất của các Công ty trong nước là chất lượng gạo xuất khẩu chưa đồng đều, chưa tạo được thương hiệu cho gạo của mình nên họ cũng chỉ xuất khẩu với mức giá thấp.
4.3.4.2 Đối thủ cạnh tranh ngoài nước
Ngày nay, thị trường gạo thế giới đang trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt, với nhiều nước xuất khẩu gạo như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Campuchia, Cuba, Mỹ, MyanmarẦ nhưng Công ty cần xác định đối thủ trực tiếp của mình là Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia và Pakistan.
Gạo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan và Ấn Độ, cùng với gạo Mỹ và Pakistan. Gạo Việt Nam đã từng có được 2 thị trường lớn là châu Á và châu Phi, nhưng từ năm 2000 đến nay, chúng ta luôn bị mất thị trường do không cạnh tranh nổi với gạo Thái Lan. Thị trường châu Phi đã rơi vào tay các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan. Tại châu Á, gạo Thái Lan cạnh tranh quyết liệt, có lúc giành thị trường truyền thống của Việt Nam. Đặc biệt, việc xuất khẩu gạo phụ thuộc nặng nề vào thị trường TQ là rất nguy hiểm.
62
+ Thái Lan
Diện tắch trồng lúa của Thái Lan tương đối lớn. Ngay từ đầu nhà nước Thái Lan đã có chắnh sách đầu tư giống tốt cho nông dân để đảm bảo lượng lúa gạo đầu ra chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới, đồng thời năng suất lúa cao sẽ góp phần tạo mức giá cạnh tranh.Thị trường Thái Lan ở khắp nơi mạnh nhất là châu Á, Trung Đông, EU và Nam Mỹ. Gạo Thái Lan có nhiều lợi thế cạnh tranh do đã có thương hiệu trên thị trường thế giới về chất lượng được người tiêu dùng tin cậy.
+ Ấn độ
Có thể xem là đối thủ cạnh tranh nặng kắ của Việt Nam trong thị trường lúa gạo hiện nay từ gạo cấp cao đến gạo cấp thấp. Ấn Độ là đất nước đông dân với ngành sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. Nhờ điều kiện thuận lợi và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến giúp lúa gạo Ấn Độ tăng năng suất lẫn chất lượng, đồng thời đa dạng hóa chủng loại. Và trong những năm gần đây Ấn Độ đi đầu trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo trên thế giới.
+ Pakistan
Trong những năm gần đây, Pakistan có cơ hội xuất khẩu gạo nhất là sang thị trường châu Phi, nhờ giá cả cạnh tranh, hai loại gạo được tiêu thụ mạnh là Basmati và non-Basmati. Các nước như Irac, Iran, Sri Lanka, Bangladesh và accs nước Đông Phi là những khách hàng truyền thống của Pakistan.
+ Campuchia
Chỉ trong vòng 3 - 4 năm đã nhanh chóng có chiến lược và xâm nhập những thị trường khó tắnh bậc nhất như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,Ầ 10 năm trước, người ta thường nghĩ Campuchia chỉ sản xuất được gạo "đủ ăn". Song tình hình đã rất khác, hiện gạo Campuchia đã có mặt trên 30 quốc gia trên thế giới.
Sản lượng gạo Campuchia sản xuất còn ắt nhưng có đến 40% là gạo chất lượng cao. Chắnh phủ nước này cũng thường xuyên khuyến khắch nông dân tăng cường sản xuất gạo chất lượng cao để nâng cao vị thế cho gạo nước này. Nhưng sản lượng lúa của Campuchia không nhiều, sản xuất từ 1-2 vụ trên năm để đảm bảo gạo chất lượng cao (Dương Văn Chắn, 2014).
4.3.5 Các chắnh sách đối với xuất khẩu
+ Chắnh sách đầu tư
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Chủ trương của Đảng, nhà nước, khẩn trương tái cơ cấu nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả, thu nhập
63
của nông dân phải được cải thiện vì vậy phải đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất gắn với tiêu thụ.
Thủ tướng cũng cho biết Chắnh phủ khuyến khắch tối đa việc doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn nhằm thu mua cung ứng đầu vào, giải quyết đầu ra từ đó năng suất lao động sẽ được tăng lên.
Các địa phương sẽ rà soát lại quy hoạch sản xuất lúa, quy hoạch vùng nuôi thủy sản, đẩy mạnh chương trình đưa giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao thay thế giống lúa cũ, thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết với nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Với những diện tắch canh tác lúa kém hiệu quả, sẽ chủ động chuyển sang trồng các loại cây thay thế như mè, đậu nành, bắp Ầ
Trong năm 2013, Công ty thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sấy lúa Tân Lập Ờ Huyện Tịnh Biên với tổng vốn đầu tư theo kế hoạch 7.700 tỷ đồng, qui mô công suất 300 tấn/ngày. Hiện dự án đã hoàn thành và đưa vào hoạt động từ vụ Đông Xuân 2013-2014.
Trên thị trường xuất khẩu gạo hiện nay vẫn còn thiếu vắng các liên kết ngang giữa các công ty (vắ dụ như trong việc đàm phán giá lúa gạo xuất khẩu) và liên kết dọc với các công ty cung ứng đầu vào cho sản xuất. Xu hướng xây dựng vùng nguyên liệu hiện được thực hiện rất Ộgượng épỢ do các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn cung sẵn có trên thị trường, sản phẩm xuất khẩu không có sự khác biệt lớn, rủi ro về lợi nhuận cao do thị trường đầu ra không ổn định.
+ Chắnh sách bảo hiểm và trợ giá
Các công ty cần tranh thủ những chắnh sách bảo hiểm, trợ giá nhằm phát huy lợi thế kinh doanh nhưng không được quá lạm dụng làm sẽ mang lại những tác dụng tiêu cực trong kinh doanh. Cần kết hợp chắnh sách với xem xét điều kiện thị trường để phát huy hiệu quả của chắnh sách nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty.
Các thành viên Liên minh Nông nghiệp cũng cho rằng, các chắnh sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đang đem lại lợi ắch cho các doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu nhiều hơn, thay vì mục tiêu ban đầu là tăng tắnh cạnh tranh của ngành nông nghiệp và hỗ trợ nông dân.
Nghị đinh 109 vô hình trung ngăn cản một bộ phận doanh nghiệp với sản