Theo hình thức xuất khẩu

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của công ty cổ phần xnk nông sản thực phẩm an giang trong năm 2015 (Trang 55)

Bảng 4.6 Sản lượng xuất khẩu gạo của Công ty AFIEX theo hình thức xuất khẩu từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014

Đơn vị tắnh: Nghìn tấn Hình thức xuất khẩu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng 2014 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Trực tiếp 61,74 58,00 38,44 12,00 (6,1)% (33,7)% Ủy thác 80,33 56,24 17,66 8,53 (30,0)% (68,6)% Tổng 142,07 114,24 56,10 20,53

Nguồn: Số liệu XK gạo của Công ty AFIEX từnăm 2011 đến tháng 6 năm 2014 Bảng 4.7 Kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty AFIEX theo hình thức xuất khẩu từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014

Đơn vị tắnh : Triệu USD Hình thức xuất khẩu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng 2014 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Trực tiếp 27,16 23,58 14,44 4,55 (13,2)% (38,8)% Ủy thác 39,38 25,14 6,98 3,23 (36,2)% (72,2)% Tổng 66,54 48,72 21,42 7,78

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu xuất nhập khẩu gạo của Công ty AFIEX từnăm 2011 đến tháng

6 năm 2014

Nhìn chung, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo bằng cả hai hình thức trực tiếp và ủy thác đều giảm qua các năm, đồng thời cũng có sự thay đổi

44

trong tỷ trọng sản lượng và kim ngạch theo hình thức xuất khẩu. Xuất khẩu trực tiếp ngày càng chiếm ưu thế so với ủy thác xuất khẩu.

Năm 2011, xuất khẩu qua ủy thác chiếm tỷ trọng khá lớn trong sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty:

Xuất khẩu ủy thác đạt hơn 80 nghìn tấn gạo chiếm 56,5 % tổng sản lượng xuất khẩu và kim ngạch hơn 39 triệu USD chiếm 59,2% tổng kim ngạch.

Xuất khẩu trực tiếp chỉ đạt 61,7 nghìn tấn gạo chiếm 43,5% tổng sản lượng xuất khẩu và thu được 27,2 triệu USD chiếm khoảng 40,8% tổng kim ngạch.

Năm 2012, xuất khẩu trực tiếp mặc dù chiểm tỷ trọng cao trong sản lượng nhưng trong kim ngạch lại có tỷ trọng thấp hơn xuất khẩu ủy thác.

Xuất khẩu trực tiếp đạt 58 nghìn tấn chiếm 50,8% tỷ trọng về sản lượng xuất khẩu, nhưng kim ngạch chỉ đạt 23,6 triệu USD chiếm 48,4% về kim ngạch.

Xuất khẩu ủy thác chỉ đạt 56,2 nghìn tấn chiếm khoảng 49,2% về sản lượng nhưng lại thu được 25,1 triệu USD chiếm 51,6% về kim ngạch xuất khẩu của công ty.

Năm 2013, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của cả 2 hình thức đều giảm do hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty gặp nhiều khó khăn. Và một điều dễ thấy rằng xuất khẩu trực tiếp ngày càng chiếm ưu thế so với ủy thác xuất khẩu cả về sản lượng lẫn kim ngạch.

Xuất khẩu trực tiếp đạt hơn 38,4 nghìn tấn gạo chiếm 68,5% về sản lượng, và đạt 14,4 triệu USD chiếm 67,4% về kim ngạch xuất khẩu. Ngày càng thu hẹp khoảng chênh lệch giữa tỷ trọng về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Xuất khẩu ủy thác chỉ được khoảng 17,7 nghìn tấn chiếm khoảng 31,5% về sản lượng và thu được 6,98 triệu USD chiếm 32,6% về kim ngạch.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng và kim ngạch tiếp tục giảm mạnh ở cả 2 hình thức, và hình thức xuất khẩu trực tiếp bị hạn chế lại do tình hình xuất khẩu ngày càng gặp khó khăn.

Xuất khẩu trực tiếp chỉ còn 12 nghìn tấn gạo chiếm 58,5 về sản lượng và chỉ được 4,6 triệu USD chiếm 58,5% về kim ngạch. Dường như không còn khoảng cách giữa tỷ trọng sản lượng và kim ngạch theo hình thức xuất khẩu.

45

Xuất khẩu ủy thác còn khoảng 8,5 nghìn tấn gạo chiếm 41,5% về sản lượng, thu được khoảng 3,2 triệu USD chiếm 41,5% về kim ngạch.

Nhận thấy rằng với xuất khẩu qua ủy thác giảm rất nhanh về sản lượng và kim ngạch hơn xuất khẩu trực tiếp qua các năm:

+ Năm 2012, xuất khẩu qua ủy thác giảm gần 30% về sản lượng và giảm 36,2% về kim ngạch so với năm 2011. Trong khi xuất khẩu trực tiếp chỉ giảm khoảng 6% về sản lượng và 13,2% về kim ngạch so với năm 2011.

+ Năm 2013, xuất khẩu qua ủy thác giảm đến mức báo động: giảm hơn 68,6% về sản lượng và giảm hơn 72,2% về kim ngạch so với năm 2012. Còn về xuất khẩu trực tiếp cũng giảm mạnh: giảm hơn 33,7% về sản lượng và giảm hơn 38,7% về kim ngạch.

Qua đó, có thể thấy rằng hình thức xuất khẩu gạo trực tiếp đang dần chiếm ưu thế trong hoạt động xuất khẩu của Công ty. Từ đó nhận thấy Công ty đang từng bước phát triển thị trường xuất khẩu của mình bằng hình thức xuất khẩu trực tiếp chứ không lệ thuộc quá nhiều vào hình thưc ủy thác xuất khẩu như giai đoạn trước đây.

Với sự giảm không đều giữa sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đã kéo gần khoảng cách về tỷ trọng về sản lượng và kim ngạch của từng hình thức xuất khẩu. Do trước đây, xuất khẩu trực tiếp chủ yếu qua thị trường châu Phi với những mặt hàng gạo cấp thấp là chắnh nên tỷ trọng sản lượng cao nhưng kim ngạch lại thấp. Nhưng trong những năm gần đây, xuất khẩu trực tiếp còn mở rộng sang các nước châu Á (thay vì trước đây chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức ủy thác là chắnh) với các mặt hàng cấp cao chủ yếu và cấp thấp xuất phát từ nhu cầu thực tế của khách hàng, đồng thời Công ty xuất khẩu gạo cấp cao đến thị trường châu Á là chắnh.

46

4.2 PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

4.2.1 Chắnh sách sản phẩm

4.2.1.1 Quy trình sn xut (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng tổng hợp Công ty AFIEX

Hình 4.5 Qui trình chế biến gạo xuất khẩu của Công ty AFIEX

Qui trình công nghệ của Công ty là một quy trình khép kắn từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm, mức độ tự động hóa cao, ắt phụ thuộc vào công nhân, hoạt động ổn định, dễ vận hành, thu được gạo thành phẩm đạt tiêu chuẩn. Đồng thời Công ty còn sử dụng dây chuyền tách màu nhằm tạo ra gạo chất lượng cao, phục vụ cho xuất khẩu.

Công suất thiết bị chế biến: 300.000 tấn gạo/năm. Năng lực kho chứa: 90.000 tấn gạo. Hệ thống các kho được bố trắ ở vùng sản xuất, lưu thông lúa gạo trọng điểm trong tỉnh. Sản xuất mỗi năm: 250.000 tấn gạo các loại, trong đó xuất khẩu 150.000 tấn đến 200.000 tấn (từ năm 2011 trở về trước).

Lúa nguyên liệu

Máy tách màu Tấm

Đóng gói

Tấm Gạo thành phẩm Cám

Máy lau bóng

Gạo nguyên liệu Cám

Sàn tạp chất Máy xay xát

Nhập kho

Đóng gói Gạo chất lượng cao

47

Gạo thành phẩm xuất khẩu được chế biến từ lúa (chiếm 20%) và từ gạo xô (gạo lứt, chiếm 80%). Các trạm thu mua gạo xô (thường là gạo từ 15-25% tấm, hoặc 100% tấm) để chế biến. Gạo được mua từ các ghe thương lái, theo băng tải đến thẳng cân điện tử. Kế tiếp, nó được chuyển đến các bồn chứa rồi thông qua máy xát trắng, gạo được làm sạch, cho màu sắc tự nhiên. Sau đó, theo đường chuyền gạo được đưa vào hệ thống lau bóng, đánh bóng theo yêu cầu của khách hàng để có những hạt gạo vừa thon, dài vừa bóng, đẹp. Không chỉ thế, mới đây, chi nhánh Xuất khẩu lương thực AFIEX vừa lắp đặt thêm hệ thống tách màu tự động với công suất 20 tấn/giờ nhằm nâng cao phẩm chất gạo, hướng tới xuất khẩu các sản phẩm đẳng cấp hơn.

Bên cạnh việc liên tục đổi mới công nghệ mới theo yêu cầu thị trường, chi nhánh Xuất khẩu lương thực AFIEX cam kết tuân thủ các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như nghĩa vụ đối với khách hàng. Đến nay, các cơ sở sản xuất, chế biến của Công ty đều được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cùng các chứng nhận quốc tế khác như ISO 90001: 2000, HACCP, BRC, HALAL, SQE 2000....

4.2.1.2 Chng loi và chất lượng

Bảng 4.8 Một số chủng loại và chỉ tiêu về chất lượng của gạo XK của Công ty AFIEX Đơn vị tắnh: % Chỉ tiêu chất lượng Gạo 5% tấm Gạo 10% tấm Gạo 15% tấm Gạo 20% tấm Gạo 25% tấm Gạo Jasmine Broken (Max) 5 10 15 20 25 5 Moisture (Max) 14 14 14 14 14 14

Foreign matter (Max) 0,1 0,2 0,2 0,3 0,5 0,1

Yellow kernels (Max) 0,5 0,75 1 2 1,5 0,5

Damaged kernels (Max) 0,75 1 1,25 2,5 2 0,5

Red & red streaked

(Max)kernels 1,5 1,5 2,5 3 5 0,5

Chalky kernels (Basis

3/4) (Max) 5 6 7 7 7 3

Paddy (grains/kg) (Max) 15 20 25 25 30 10

Average length

6,2 6,2 6,2 6,2 6,2 6,7

(mm Min)

Glutinous kernels (Max) 1,5 1,5 2 2 2 0,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Immature kernels (Max) 0,2 0,2 0,3 0,5 1,5

48

Công ty đưa ra nhiều chủng loại gạo với nhiều chất lượng từ thấp đến cao nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng thị trường khác nhau.

+ Nhóm gạo chất lượng cao: Gạo trắng dài 5% tấm và gạo Jasmine với lượng tấm thấp 5% và các tiêu chuẩn về hạt xấu, hạt đỏ sọc, hạt hỏng, độ ẩm, .v.v. khá thấp để hướng đến phân khúc thị trường gạo cao cấp.

+ Nhóm gạo chất lượng trung bình và thấp như gạo từ 10%, 15%, 20%, 25% và 100% tấm với tỷ lệ tấm tương ứng và mức độ tăng dần về độ ẩm, tạp chất, hạt xấu, hạt hỏng, hạt đỏ, hạt vàng,Ầ tăng dần hướng đến phân khúc thị trường gạo trung bình và thấp.

+ Đặc biệt là gạo Jasmine, với ưu thế vượt trội về chất lượng như, lượng tấm thấp, hạt hỏng thấp, hạt vàng, hạt sọc đỏ ắt, độ ẩm thấp,Ầ là loại gạo được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao với gạo Thái Lan, Ấn Độ về chất lượng và giá cả.

Qua quá trình thực tập và tìm hiểu ở Công ty, hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty với 2 hình thức: xuất khẩu trực tiếp đối với các hợp đồng thương mại (do Công ty tự khai thác khách hàng) và ủy thác xuất khẩu đối với các hợp đồng tập trung, nên nhu cầu về chủng loại cũng như chất lượng gạo phụ thuộc hoàn toàn vào hợp đồng theo đơn hàng nhận được. Qua việc sản xuất theo hợp đồng ủy thác xuất khẩu, Công ty sẽ hạn chế được rủi ro về sản phẩm trong kinh doanh, hạn chế lượng hàng tồn kho, đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trong chắnh sách sản phẩm hay đề xuất chiến lược sản phẩm của Công ty sẽ thiếu tắnh chủ động.

Ngoài ra, sản lượng gạo xuất khẩu mà Công ty nhận được từ hợp động ủy thác phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cơ sở vật chất của Công ty. Hay nói chắnh xác hơn số lượng gạo mà Công ty nhận xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều tiêu chắ trong đó có sức chứa của kho và năng lực thu mua mà công ty khai báo cho Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam.

Công ty đang tập trung phát triển mặt hàng gạo của công ty là gạo 5% tấm, vì đây là mặt hàng gạo chất lượng cao nhưng giá rất cạnh tranh so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Nhưng thực tế thấy rằng thị trường xuất khẩu chắnh của Công ty vẫn là châu Á và châu Phi chưa thâm nhập được các thị trường khó tắnh như châu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,Ầ

VFA thống nhất đặt hàng với Cục Trồng trọt thực hiện đề tài tuyển chọn và xây dựng bộ giống lúa thơm Jasmine với tên gọi thống nhất là giống Jasmine Việt Nam để từng bước xây dựng thương hiệu gạo thơm Việt Nam trong nước và trên thị trường quốc tế. Hiện tại Công ty đã đưa giống gạo

49

Jasmine Việt Nam vào hoạt động sản xuất tại vùng nguyên liệu của công ty và đã tiến hành thu mua và chế biến gạo Jasmine Việt Nam để đưa vào hoạt động xuất khẩu.

Cần tìm hiểu thế mạnh và vị thế gạo của Công ty với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Hiện nay Ấn Độ đang là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Việt Nam, Ấn Độ đang sở hữu gạo Basmati đang được ưa chuộng bởi chất lượng cao nhưng giá cả lại rất cạnh tranh, ngoài ra gạo non-Basmati là gạo đang được thị trường châu Phi ưa chuộng với chất lượng dễ chấp nhận với giá rẻ. Châu Phi là một trong hai thị trường chắnh của Công ty, do vậy cần có những đánh giá, dự báo chắnh xác để đảm bảo thị trường nhưng vẫn mang lại hiệu quả xuất khẩu.

Thái Lan đang nghiên cứu và đưa ra những giống gạo có năng suất cao, giá rẻ để tấn công thị trường châu Phi và một số nước châu Á.

Thời gian qua, giá gạo của Campuchia luôn có giá bán cao hơn gạo Việt Nam từ 30-50 USD/tấn. Đặc biệt gạo Phka Malis của Campuchia được bán tới 880-890 USD/tấn. Nhưng theo PGS.TS Dương Văn Chắn, Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho rằng: "Campuchia xuất khẩu giá cao như vậy là do họ trồng lúa mùa địa phương, chỉ 1 vụ/năm, năng suất thấp (2 tấn/ha) nên chất lượng gạo rất caoỢ. Với hiện tại, gạo Công ty đang cạnh tranh ở mức giá rẻ và tập trung xuất khẩu ở số lượng lớn nên Campuchia chưa trở thành mối lo ngại lớn của Công ty.

4.2.1.3 Bao bì, nhãn hiu

Vấn đề chung của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và Công ty AFIEX nói riêng đó là bao bì và nhãn hiệu chưa được cải thiện. Do Công ty chủ yếu xuất khẩu gạo ở số lượng lớn nên các loại bao bì chủ yếu do Công ty tự sản xuất, đa số là những loại bao lớn chỉ có tác dụng bảo quản trong quá trình vận chuyển. Hiện tại, công ty chưa có nhãn hiệu riêng cho mình trên thị trường quốc tế, chủ yếu nhãn hiệu dựa theo yêu cầu khách hàng.

Một số thị trường trên thế giới hiện nay, đang thực hiện một số yêu cầu về việc đóng bao gạo xuất khẩu đối với Việt Nam. Đầu năm 2013, Tổng cục quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm (SENASICA), thuộc Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi, Phát triển nông thôn, Thủy sản và thực phẩm Mexico(SAGARPA), công bố quy định đối với gạo nhập khẩu từ Việt Nam vào Mexico:

50

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, phải nêu rõ sản phẩm có nguồn gốc từ các tỉnh tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

+ Gạo được đóng trong bao polyethylene (PE bag) mới, kắn không khắ, trọng lượng không quá 50 kg, thuận tiện cho người tiêu dùng.

+ Bao bì phải ghi rõ tên sản phẩm, xuất xứ, và cần được xem xét với thương hiệu sẽ được bán trên thị trường Mexico.

Mặt khác, hiện nay gạo của ta được đóng bao PP 50 kg/bao, chỉ dễ dàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng chưa tối ưu hóa cho người tiêu dùng. Để giữ được Mexico là một thị trường mới cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam, về lâu dài các nhà xuất khẩu trong nước cần phải đầu tư dây chuyền đóng bao, thay đổi cách đóng bao bì như hiện nay, thực hiện giống với cách đóng bao của Hoa Kỳ, đang xuất khẩu vào Mexico, đóng trong bao giấy cứng (3 lớp) khâu kắn, không khắ không lọt vào, trọng lượng tịnh 50 pounds (22,68 kg), phắa ta có thể đóng 25 kg/bao, để thuận tiện cho người tiêu dùng, đồng thời giữ được chất lượng gạo của Việt Nam.

4.2.2 Chắnh sách giá

4.2.2.1 Các quy định ca chắnh ph

Theo thông tư số 89/2011/TT-TBC của Bộ Tài chắnh, Thông tư hướng dẫn về phương pháp định giá sàn gạo xuất khẩu, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) là đơn vị công bố giá sàn XK theo từng thời kỳ, các doanh nghiệp hội viên trong đó có Công ty AFIEX nằm trong đối tượng áp dụng thông tư này, do đó Công ty cần thực hiện những điều lệ, nguyên tắc trong thông tư để định giá gạo xuất khẩu.

Theo đó, giá sàn xuất khẩu gạo của Công ty phải phù hợp với quan hệ cung cầu, diễn biến giá thóc, gạo ở thị trường trong nước và giá gạo theo từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo mà Công ty kinh doanh trên thị trường thế giới. Ngoài ra, giá sàn gạo xuất khẩu phải đảm bảo tắnh đúng, tắnh đủ chi phắ kinh doanh gạo xuất khẩu thực tế, hợp lý, hợp lệ, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Công ty (Bộ Tài chắnh, 2011).

Theo Thông tư 89/2011/TT-TBC của Bộ Tài chắnh có 2 phương pháp tắnh giá sàn gạo xuất khẩu là phương pháp chi phắ và phương pháp khẩu trừ.

Công ty cần xác định phương pháp định giá phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Thứ nhất, Công ty cần căn cứ vào chi phắ kinh doanh xuất khẩu gạo và căn cứ vào giá thị trường thế giới, cần xem xét điều kiện xuất

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp marketing nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của công ty cổ phần xnk nông sản thực phẩm an giang trong năm 2015 (Trang 55)