Tiết 1
Hoạt động 1: Nghiên cứu sự rơi trong không khí và sự rơi tự do (20 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Đặt vấn đề: trong cuộc sống các em quan sát thấy nếu ta thả đồng thời từ cùng độ cao 1 hòn đá và 1 lá cây thì cái nào rơi nhanh hơn?vì sao?
- Có chắc là hòn đá rơi nhanh hơn vì nó nặng hơn không? Vậy 2 vật có khối lượng khác nhau sẽ rơi như thế nào với nhau?
- Vậy chúng ta hãy cùng quan sát 1 số thí nghiệm nhỏ và nhận xét
TN1: Thả 1 tờ giấy và 1 hòn sỏi nặng hơn tờ giấy.Vật nào rơi nhanh hơn? Vì sao? TN2: Như thí nghiệm 1, nhưng vo tròn và nén chặt tờ giấy lại
TN3: thả 2 tờ giấy phẳng ở cùng độ cao TN4: như thí nghiệm 3 nhưng vo tròn và nén chặt 1 tờ giấy lại
- Có nhận xét gì về kết quả thí nghiệm? Các vật rơi khác nhau có phải do nặng khác nhau?
- Hòn đá rơi nhanh hơn, vì hòn đá nặng hơn?
- (Dự đoán) Vật có khối lượng lớn hơn rơi nhanh hơn
-Hòn sỏi rơi nhanh hơn vì nó nặng hơn.
- Hòn sỏi vẫn rơi nhanh hơn vì nặng hơn
- Hai tờ giấy rơi như nhau.
- Tờ giấy bị vo tròn rơi nhanh hơn.
- Các vật rơi nhanh chậm khác nhau không phải do nặng nhẹ khác nhau mà do sức cản của không khí lên các vật khác nhau.
Hoạt động 2: Nghiên cứu sự rơi của các vật trong chân không (20 phút)
- Nếu loại bỏ hết không khí thì thực sự các vật có rơi nhanh, chậm khác nhau không?
- Tiến hành thí nghiệm với ống Niu-tơn (bên trong hút hết không khí), bên trong gồm 2 vật: viên chì và lông chim (khối lượng khác nhau).
Hai vật trong ống Niu-tơn rơi như thế nào?
- Giới thiệu về thí nghiệm lịch sử của Ga- li-lê trên tháp nghiêng Pi-da. Thí nghiệm đó rút ra được điều gì?
- Nếu không còn lực cản của không khí thì chỉ còn lực nào làm vật rơi tự do?
- Sự rơi của vật như thế gọi là rơi tự do, vậy rơi tự do là gì?
- Suy nghĩ
- Quan sát, trả lời: hai vật rơi nhanh như nhau.
- Các vật có khối lượng khác nhau rơi như nhau nếu bỏ qua sức cản không khí.
- Chỉ còn trọng lực là vật rơi.
- Rơi tự do là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực
Hoạt động 3: Củng cố bài học (5 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Người nhảy dù có rơi tự do không?
- Thả rơi 1 tờ giấy, 1 viên sỏi, 1 cái khăn, 1 mảu phấn thì có thể coi vật nào là rơi tự do?
- Giai đoạn đàu khi chưa buông dù thì người đó có thể coi là rơi tự do, nhưng khi đã buông dù thì do lực cản của không khí lên dù lớn do vậy không còn là rơi tự do nữa.
- Viên sỏi và mẩu phấn.
Tiết 2
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức (5 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Thế nào là sự rơi tự do? Lấy ví dụ về sự rơi cửa các vật trong thực tế có thể coi là rơi tự do
Suy nghĩ, trả lời.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Để nghiên cứu 1 chuyển động ta cần nghiên cứu những gì?
- Vậy theo các em chuyển động rơi tự do sẽ có phương chiều như thế nào?
- Làm sao ta có thể kiểm tra được điều này?
- Nhận xét phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm thả rơi vật với dây dọi.
- Phương chiều, tính chất của chuyển động.
- Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống vì nó chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
- Suy nghĩ, đề xuất phương án thí nghiệm.
- Quan sát, nhận xét
Hoạt động 3: Tính chất của sự rơi tự do (10 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Giới thiệu phương pháp chụp ảnh hoạt nghiệm để nghiên cứu tính chất của sự rơi tự do.
- Dựa vào hình ảnh thu được nhận xét tính chất của chuyển động rơi tự do.
- Vậy đó có phải chuyển động thẳng đều không?
- Vậy đây có thể là chuyển động gì?
- Ta kiểm tra điều này như thế nào?
- Quan sát, lắng nghe.
- Là chuyển động thẳng, vì có quỹ đạo là đường thẳng.
- Không phải vì quãng đường đi được sau những khoảng thời gian bằng nhau là khác nhau.
- Có thể là chuyển động thẳng nhanh dần đều vì quãng đường đi được sau những khoảng thời gian bằng nhau đều tăng.
- Ta thấy hiệu số quãng đường đi được sau những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp là giống nhau, tức là quãng đường đi được tăng đều sau những
khoảng thời gian bằng nhau. Vậy đây là chuyển động nhanh dần đều.
Hoạt động 4: Xây dựng các công thức về rơi tự do (10 phút).
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Xác định các công thức tính vận tốc và quãng đường đi được trong chuyển động rơi tự do nếu thả vật không vận tốc đầu, gia tốc rơi tự do là g.
- Trong chuyển động rơi tự do, gia tốc và vận tốc có chiều như thế nào?
- Hãy xác định gia tốc rơi tự do của vật trong thí nghiệm ở ảnh hoạt nghiệm
- Tại sao ở những vị trí khác nhau trên Trái đất thì g có giá trị khác nhau
- Vì rơi tự do là chuyển động thảng nhanh dần đều nên ta có:
Vì vật thả rơi không vận tốc đầu v0 = 0 nên ta có:
(1)
- Vì đây là chuyển động nhanh dần nên gia tốc và vận tốc cùng chiều nhau.
- Từ (2) =>
Hoạt động 5: Củng cố, vận dụng (5 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Một vật nặng rơi từ độ cao 20 m xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc ngay trước khi vât chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.
- Làm thế nào để đo độ sâu của 1 cái hang khô nếu chỉ có trong tay 1 đồng hồ bấm giây?
- Từ
v = gt = 10.2 = 20 m/s
V. Rút kinh nghiệm tiết dạy... ... ... ... ... 2.3.2. Giáo án thực hành
Tiết 25, 26. Bài 16: Thực hành: ĐO HỆ SỐ MA SÁT
I. Ý tưởng sư phạm
Đây là bài học thực hành thí nghiệm nó sẽ đánh giá được các năng lực về thực nghiệm, về trao đổi thông tin và các năng lực cá nhân khác. Thông qua bài học này HS có thể thể hiện các năng lực thực nghiệm của mình thông qua việc đề xuất được các phương án, lắp ráp, tiến hành, xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận, biện luận tính đúng đắn của thí nghiệm; hay các năng lực về trao đổi thông tin , cá nhân thông qua khả năng làm việc nhóm, sắp xếp và xử lý tốt các tình huống xảy ra...
II. Mục tiêu1. Về kiến thức: 1. Về kiến thức:
- Đề xuất được các phương án đo hệ số ma sát.
- Củng cố kiến thức về lực ma sát giữa 2 vật, phân biệt được lực ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát nghỉ cực đại.
2. Về kĩ năng
- Rèn luện cách bố trí thí nghiệm
- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo: thước đo độ, thước đo chiều dài, máy đo thời gian hiện số.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng xử lý số liệu: đọc và ghi số liệu, tính toán sai số, tính toán các giá trị trung bình, nhận xét các kết quả đo được từ thực nghiệm.
- Rèn luyện tư duy thực nghiệm, biết phân tích ưu, nhược điểm của các phương án để lựa chọn khả năng làm việc theo nhóm.
III. Chuẩn bị1. Giáo viên 1. Giáo viên
- Tấm ván bằng gỗ.